ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH HĐĐ TỈNH LÂM ĐỒNG Đà Lạt, ngày 30 tháng 9 năm 2008 *** Số: 03 CT / HĐĐ CHƯƠNG TRÌNH CHƯƠNG TRÌNH Công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2008 - 2009. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; nhằm triển khai và cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội tỉnh Lâm Đồng lần thứ VIII; lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của địa phương, đất nước, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Hội đồng Đội tỉnh Lâm Đồng triển khai chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2008 - 2009 tập trung vào các nội dung, cụ thể sau: I. TRỌNG TÂM CÔNG TÁC 1. Tập trung nâng cao chất lượng công tác Đội và phong trào thiếu nhi theo định hướng Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa”; triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết Đại hội Đoàn tỉnh Lâm Đồng lần thứ VIII về “Chương trình bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh”. 2. Tăng cường chỉ đạo, tạo sự chuyển biến mới về nội dung, phương thức hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi trong trường học. Nâng cao chất đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi, chất lượng đội viên, chú trọng công tác bồi dưỡng, giới thiệu kết nạp đoàn viên từ đội viên lớn. 3. Đẩy mạnh triển khai cuộc vận động “Thiếu nhi Lâm Đồng thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, “Giúp bạn đến trường”, phong trào “Nghìn việc tốt” trong giai đoạn mới; đề án “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”; Kế hoạch liên ngành giữa Sở Giáo dục & Đào tạo - Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Lâm Đồng về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 - 2013. 4. Triển khai thực hiện tốt “Chương trình rèn luyện phụ trách Đội”, “Chương trình rèn luyện đội viên”; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Đội các cấp; đặc biệt, là cấp xã, phường, thị trấn. 5. Chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành, phát huy vai trò của các lực lượng xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục 1 thiếu niên nhi đồng; tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách, huy động các nguồn lực cho công tác Đội và phong trào thiếu nhi. II. CHỦ ĐỀ NĂM HỌC “Làm theo lời Bác dạy Thân thiện và yêu thương Cùng giúp bạn đến trường Thắp sáng những ước mơ” III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH 1. Chương trình “Bồi dưỡng tâm hồn, thắp sáng ước mơ”: a) Mục đích: Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục truyền thống, đạo đức và những giá trị tốt đẹp của con người và dân tộc Việt Nam; tạo môi trường thuận lợi cho thiếu nhi hình thành tâm hồn trong sáng, nuôi dưỡng ước mơ và khác vọng vươn lên trong cuộc sống. b) Nội dung, giải pháp: - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục giúp thiếu nhi hiểu biết lịch sử, truyền thống của dân tộc, của Đảng, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh thông qua các hình thức sinh động như: Thi kể chuyện, cuộc thi tìm hiểu, sưu tầm các bài viết, tranh ảnh về lịch sử, tìm địa chỉ đỏ; tổ chức các đợt hội diễn văn nghệ, nghe nói chuyện truyền thống, hội trại truyền thống, các hoạt động về nguồn… - Tiếp tục hướng dẫn thiếu nhi thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Thiếu nhi Lâm Đồng thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”; chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam” Triển khai đồng bộ và có hiệu quả phong trào “Nghìn việc tốt” trong giai đoạn mới phù hợp với từng đối tượng thiếu nhi và từng địa phương, đơn vị. - Đa dạng hóa các hình thức giáo dục của Đội thông qua các kênh truyền thông, thông tin, qua sách báo và các tác phẩm văn học nhằm góp phần tạo ra môi trường văn hóa, giúp thiếu nhi hình thành các giá trị nhân cách tốt đẹp, bồi dưỡng ước mơ, hoài bão và khát vọng vươn lên trong cuộc sống. - Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục của Đội, từng bước hiện đại hóa các nội dung, hình thức giáo dục của Đội thông qua các kênh thông tin trên internet như website, các blogs, forum, các diễn đàn trao đổi thông tin. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nêu gương; tổ chức giới thiệu các gương điển hình tiên tiến để giáo dục thiếu nhi. Đa dạng hóa các hình thức động viên khen thưởng các gương thiếu nhi có thành tích tốt trong rèn luyện, học tập. - Tập trung nghiên cứu đổi mới, tập huấn và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Đội về công tác giáo dục thiếu nhi trong tình hình hiện nay. 2. Chương trình “Thân thiện đến trường”: 2 a) Mục đích: Tham gia xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, phát huy tính tích cực chủ động của thiếu nhi trong học tập, tham gia các hoạt động giáo dục thân thiện, phát huy tính tích cực. Chủ động của thiếu nhi trong học tập, tham gia các hoạt động xã hội, công tác Đội và phong trào thiếu nhi. b) Nội dung và giải pháp: - Thực hiện có hiệu quả phong trào “Giữ gìn trường em xanh, sạch, đẹp”, chương trình “Học từ thiên nhiên”, tích cực xây dựng môi trường học đường sạch đẹp, thân thiện thông qua trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ trong trường học, thu nhặt rác vứt trong và ngoài nhà trường; tổ chức các hoạt động dã ngoại khám phá, tìm hiểu thiên nhiên. - Tiếp tục tổ chức có hiệu quả mô hình“Trại hè thiếu nhi”tại các địa phương, lồng ghép cung cấp cho thiếu nhi kỹ năng sống và định hướng nghề nghiệp; thông qua hình thức trại hè tăng cường gặp gỡ, giao lưu giữa thiếu nhi các địa phương trong tỉnh và giữa các vùng, miền; tổ chức các hoạt động dã ngoại cho học sinh nông thôn tới thành phố và ngược lại. Tổ chức cho học sinh đến với các trường nghề, làng nghề, tạo niềm yêu thích và định hướng nghề nghiệp cho các em trong tương lai. - Tăng cường tổ chức hoạt động khuyến khích, hướng dẫn tổ chức phương pháp học tập chủ động, sáng tạo trong thiếu nhi. Triển khai có hiệu quả trong thiếu nhi phong trào “Hành trình khoa học”, “Tri thức tuổi thơ”, ngày hội “Khám phá Internet”, “Hội thi Tin học trẻ”. - Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, phòng chống tai nạn thương tích, đẩy mạnh việc thực hiện quyền và bổ phận của trẻ em theo Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trọng tâm là nhóm quyền tham gia của trẻ em qua đó thúc đẩy hoạt động tự quản của các liên đội, chi đội và của chính đội viên gắn với thực hành các kỹ năng sống, kỹ năng xã hội. - Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu truyền thống với nhiều hình thức phong phú, đa dạng; tổ chức các buổi tham quan, dã ngoại, tìm hiểu các di tích lịch sử; khuyến khích các em thiếu nhi tham gia chăm sóc, bảo vệ các công trình, di tích lịch sử văn hóa, cách mạng ở địa phương. 3. Chương trình “Vui khỏe, chăm ngoan”: a) Mục đích: Tổ chức cho thiếu nhi tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, rèn luyện sức khỏe thể chất, tinh thần; tạo môi trường giúp thiếu nhi phấn đấu rèn luyện trở thành đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. b) Nội dung và giải pháp: - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả trong thiếu nhi phong trào “Vượt khó học tốt”, các phong trào “Hoa điểm tốt”, “Vở sạch chữ đẹp” nhằm giáo dục thiếu nhi ý thức chuyên cần trong học tập và rèn luyện. 3 - Tổ chức các loại hình vui chơi, giải trí phù hợp với thiếu nhi như: các lớp học năng khiếu, các câu lạc bộ sở thích, các hoạt động liên hoan, biểu diễn văn hóa, văn nghệ, thi đấu thể thao, hội trại, sân chơi cuối tuần trong nhà trường, ở các nhà thiếu nhi và ở các địa bàn dân cư. Chú trọng giới thiệu và tổ chức các trò chơi dân gian. - Thông qua các hoạt động tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động thiếu nhi ở địa bàn dân cư. Duy trì và nhân rộng các hình thức sinh hoạt: Câu lạc bộ sở thích, lớp học tình thương, Đội tuyên truyền măng non, tiếng kẻng học tập… nhằm hướng các em tham gia các hoạt động học tập, vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội ở địa phương. - Củng cố và phát triển hệ thống nhà thiếu nhi, điểm vui chơi dành cho trẻ em; tích cực huy động các nguồn lực xã hội phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục thiếu nhi và tổ chức các phong trào thiếu nhi ở cơ sở; chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị đầu tư cơ sở vật chất và xây dựng điểm vui chơi dành cho trẻ em. Phấn đấu mỗi xã. phường, thị trấn có ít nhất 01 điểm vui chơi dành cho trẻ em. 4. Chương trình “Đội ta vững mạnh”: a) Mục đích: - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đội, phụ trách Sao nhi đồng, chất lượng đội viên, bồi dưỡng phát triển đội viên lớn lên Đoàn - Hội. Tạo cơ chế chỉ đạo, tổ chức triển khai lồng ghép các hoạt động của Đội với nội dung hoạt động ngoại khóa của ngành giáo dục theo hướng đồng bộ, thiết thực. b) Nội dung và giải pháp: * Đối với công tác nhi đồng: - Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhi đồng, thông qua những hình thức sinh hoạt đa dạng như: “Sao chăm ngoan”, “Sao vui khỏe”, “Sao điểm mười” phù hợp với nhu cầu tâm lý lứa tuổi. Đẩy mạnh các phong trào “Sao giúp bạn vượt khó”, “Sao tự quản”, “Đi học đúng giờ” đảm bảo thu hút hầu hết nhi đồng tham gia sinh hoạt. - Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình dự bị đội viên; nâng cao chất lượng hoạt động của Sao nhi đồng; tập trung tháo gỡ những khó khăn trong công tác phụ trách Sao, nội dung hình thức sinh hoạt và cơ chế phối hợp giữa giáo viên - Tổng phụ trách, phụ trách Sao với giáo viên chủ nhiệm trong tổ chức hoạt động nhi đồng. - Quan tâm đầu tư lựa chọn, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách Sao thông qua các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác nhi đồng; các cuộc thi, các liên hoan “Phụ trách Sao giỏi”, các hội thi “Nghi thức Đội”, “Búp măng xinh”… 4 * Đối với công tác Đội: - Đổi mới nội dung và phương thức triển khai thực hiện Chương trình rèn luyện đội viên theo hướng giảm tải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của các đối tượng thiếu nhi và thực tế tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị trong giai đoạn hiện nay. - Tập trung bồi dưỡng, giới thiệu đội viên lớn phát triển vào Đoàn - Hội, thông qua các hình thức sinh hoạt giáo dục truyền thống về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; duy trì các hình thức sinh hoạt theo sở thích, các cuộc thi tìm hiểu truyền thống. - Tăng cường đổi mới công tác cán bộ chỉ huy Đội: Coi trọng việc lựa chọn hướng dẫn bồi dưỡng kỹ năng, năng lực cho cán bộ chỉ huy Đội, nâng cao chất lượng tập huấn cho Ban chỉ huy liên chi đội hàng năm, thường xuyên tổ chức các cuộc thi “Chỉ huy Đội giỏi”, “Phụ trách Sao giỏi”, “Liên hoan, gặp mặt chỉ huy Đội giỏi” - Các liên đội, chi đội chuẩn hóa trang thiết bị, sổ sách phục vụ hoạt động Đội theo hướng dẫn của Hội đồng Đội Trung ương. - Tiếp tục củng cố Hội đồng Đội các cấp; phân công, bố trí đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu tham mưu, chỉ đạo công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong thời kỳ mới. - Tập trung tham mưu thành lập, kiện toàn, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Đội cấp xã, phường, thị trấn. Tăng cường cán bộ, nguồn lực đảm bảo cho hoạt động Hội đồng Đội cấp xã, phường, thị trấn. 5. Chương trình “Phụ trách tài năng”: a) Mục đích: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách, xây dựng mẫu hình người phụ trách nhiệt tình, yêu trẻ, có kỹ năng nghiệp vụ về công tác thiếu nhi, tích cực tham mưu xây dựng cơ chế chính sách, tháo gỡ khó khăn đối với đội ngũ cán bộ phụ trách Đội. b) Nội dung và giải pháp: - Tiếp tục triển khai có hiệu quả “Chương trình rèn luyện phụ trách Đội”; nhân rộng và nâng cao chất lượng các mô hình “Hội thi phụ trách giỏi”, câu lạc bộ “Phụ trách thiếu nhi”, câu lạc bộ “Phụ trách giỏi”, mô hình “Liên đội phụ trách”, “Những người phụ trách tình nguyện” - Đổi mới, tăng cường công tác tập huấn trang bị kỹ năng, nghiệp vụ công tác thiếu nhi cho đội ngũ phụ trách, nhất là cấp xã, phường, thị trấn. Quan tâm chú trọng đến các hình thức thi “Giáo viên - Tổng phụ trách giỏi”, “Liên hoan, gặp mặt phụ trách thiếu nhi giỏi”, “Chi đoàn, đoàn viên phụ trách thiếu nhi giỏi” 5 - Tăng cường công tác tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; cập nhật những nội dung, thông tin mới giúp đội ngũ giáo viên phụ trách Đội có đủ kỹ năng, phương pháp tiếp cận đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của thiếu nhi và thực tiễn công tác Đội và phong trào thiếu nhi. - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ tiến hành chọn cử phân công cán bộ, đoàn viên nhiệt tình, có kỹ năng tham gia phụ trách công tác thiếu nhi ở địa bàn dân cư. - Tiếp tục phối hợp và tích cực tham mưu cơ chế chính sách, tháo gỡ khó khăn cho đội ngũ phụ trách thiếu nhi theo hướng gắn chặt quyền lợi với trách nhiệm và hiệu quả trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Cấp tỉnh: - Chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở tổ chức thực hiện chương trình năm học, Điều lệ và nghi thức Đội sửa đổi. - Tiếp tục phát động cuộc vận động “Thiếu nhi Lâm Đồng thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”; “Giúp bạn đến trường ”, phong trào “Nghìn việc tốt” trong giai đoạn mới; phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 - 2013; Đề án “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam” - Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động kỷ niệm 50 năm phong trào “Kế hoạch nhỏ” (12/1958 - 12/2008). - Tiếp tục chỉ đạo hoạt động Đội trên địa bàn dân cư và thành lập Hội đồng Đội ở các xã, phường, thị trấn còn lại. * Một số hoạt động tập trung cấp tỉnh: - Tham gia các hoạt động do Hội đồng Đội Trung ương tổ chức. - Tổ chức ngày hội “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam” (11/2008). - Tổ chức xét chọn đề nghị trao Giải thưởng Kim Đồng (3/2009), học bổng Đôrêmon (tháng 5/2009). - Hội thi “Nghi thức và Chỉ huy Đội giỏi”, cuộc thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”(tháng 6/2009). - Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X (7/2009). - Hội nghị tổng kết công tác Đội và phong trào thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng năm học 2008 - 2009; triển khai Chương trình năm học 2009 - 2010 (8/2009). 2. Cấp huyện, thị xã, thành phố: - Cụ thể hóa chương trình năm học 2008 - 2009 phù hợp với điều kiện, đặc điểm của địa phương và hướng dẫn cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình năm học. 6 - Tiến hành củng cố và kiện toàn Hội đồng Đội cấp xã, phường, thị trấn theo quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Đội do Ban thường vụ Trung ương Đoàn khóa IX ban hành. - Tập trung chỉ đạo hướng dẫn hoạt động của các chi đội trên địa bàn dân cư; tăng cường củng cố các cơ sở Đội trung bình, yếu; cụ thể hoá và ban hành bảng điểm thi đua công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2008 - 2009; đồng thời chú trọng công tác kiểm tra, bình xét thi đua khen thưởng. - Tham gia các hoạt động tập trung do Hội đồng Đội tỉnh tổ chức. Lưu ý: Thời gian các đơn vị nộp báo cáo tổng kết, phụ lục số liệu và đề nghị khen thưởng năm học 2008 - 2009 về Hội đồng Đội tỉnh chậm nhất vào ngày 20 / 5 / 2009 (tính theo dấu Bưu điện). Các đơn vị không đảm bảo đúng thời gian quy định trên sẽ không được bình xét thi đua, khen thưởng. Trên đây là chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2008 - 2009. Hội Đồng Đội tỉnh Lâm Đồng đề nghị Hội Đồng Đội các huyện, thị xã, thành phố căn cứ tình hình thực tế địa phương, tham mưu với Ban thường vụ Đoàn cùng cấp phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chương trình năm học theo từng chặng thi đua; đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, thiết thực chương trình năm học. TM. HỘI ĐỒNG ĐỘI TỈNH LÂM ĐỒNG CHỦ TỊCH Nơi nhận: - HĐĐ Trung ương - Thường trực Tỉnh đoàn (đã ký) - Sở GD - ĐT Bon Yô Soan - Ủy viên HĐĐ tỉnh - Các Ban Tỉnh đoàn - HĐĐ các huyện, thị xã, thành phố & NTN tỉnh. - Lưu VP, HĐĐ. 7 . nhi tỉnh Lâm Đồng năm học 2008 - 2009; triển khai Chương trình năm học 2009 - 2010 (8 /2009) . 2. Cấp huyện, thị xã, thành phố: - Cụ thể hóa chương trình năm học 2008 - 2009 phù hợp với điều kiện,. TỊCH Nơi nhận: - HĐĐ Trung ương - Thường trực Tỉnh đoàn (đã ký) - Sở GD - ĐT Bon Yô Soan - Ủy viên HĐĐ tỉnh - Các Ban Tỉnh đoàn - HĐĐ các huyện, thị xã, thành phố & NTN tỉnh. - Lưu VP, HĐĐ. 7 . tích cực” giai đoạn 2008 - 2013; Đề án “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam” - Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động kỷ niệm 50 năm phong trào “Kế hoạch nhỏ” (12/1958 - 12 /2008) . - Tiếp tục chỉ đạo