1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ KT NV 1T lop 9_HKII_HG

6 185 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 82,5 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÔNG HÀ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ( Tiết150) TRƯỜNG THCS HIẾU GIANG Môn: Ngữ Văn 9. (Phần truyện) Điểm Lời phê của thầy, cô giáo ĐỀ: Câu 1:( 1đ): Nêu những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Minh Châu. Câu 2: ( 3đ): Em hiểu như thế nào về ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh và chi tiết sau: - Hình ảnh bãi phù sa màu mỡ bên kia sông. - Bờ đất lở dốc đứng ở bên này sông - Đứa con trai của Nhĩ sa vào đám chơi phá cờ thế bên hè phố. Câu 3:( 6đ) Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. BÀI LÀM ……………………………………………………………………………… ĐÁP ÁN Câu 1: Học sinh nêu được những nét cơ bản sau: - Nguyễn Minh Châu( 1930 – 1989) , quê ở Nghệ An . - Ông gia nhập quân đội năm 1950, trong kháng chiến chống Pháp và sau đó trở thành nhà văn. - Ông là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ. - Sau năm 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu góp phần đổi mới văn học nước nhà từ những năm 80 của thế kỉ XX đến nay. Năm 2000, ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Câu 2: Ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh: - Hình ảnh bãi bồi phù sa màu mỡ bên kia sông: biểu tượng cho vẻ đẹp của đời sống, của quê hương xứ sở trong những cái gần gũi, bình dị.Nhan đề “Bến quê” mang ý nghĩa biểu tương ấy. - Bờ đất lở dốc đứng ở bên này sông: biểu tượng cho sự sống tàn lụi trong những ngày cuối cùng của đời Nhĩ. - Đứa con trai của Nhĩ sa vào đám chơi phá cờ thế bên hè phố: biểu tượng cho cái “ vòng vèo”, “ chùng chình” trên đường đời mà người ta dễ vướng vào. Câu 3: Yêu cầu: Bài viết phải đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần như sau: 1/ Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu nhân vất Phương Định. - Nêu cảm nhận chung về nhân vật. 2/ Thân bài: Lần lượt làm nổi bật được những ý cơ bản sau: - Hoàn cảnh sống của Phương Định. - Vẻ đẹp của Phương Định: + Tính hồn nhiên, ngây thơ, tinh nghịch. + Nhạy cảm, mơ mộng, yêu ca hát. + Xinh xắn và hơi điệu được cánh pháo thủ và lái xe quan tâm + Chất anh hùng trong công việc thường ngày của cô. + Tinh thần dũng cảm trong một lần phá bom. + Yêu thương động đội. - Phương Định là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. Cô là tấm gương sáng để thế hệ trẻ ngày nay học tập và noi theo. 3/ Kết bài: Đánh giá chung về nhân vật.Liên tưởng, liên hệ, mở rộng PHÒNG GIÁO DỤC ĐÔNG HÀ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ( Tiết150) TRƯỜNG THCS HIẾU GIANG Môn: Ngữ Văn 9. (Phần thơ) Điểm Lời phê của thầy, cô giáo ĐỀ: Câu 1: ( 1,5đ ) Điền tên tác giả và năm sáng tác sao cho đúng với mỗi bài thơ đã cho sau: STT Tên bài thơ Tác giả Năm sáng tác 1 CON CÒ 2 VIẾNG LĂNG BÁC 3 SANG THU 4 NÓI VỚI CON 5 MÙA XUÂN NHO NHỎ Câu 2: ( 2,5đ): Em hiểu như thế nào về hai câu thơ sau: Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ( Trích “ Con cò”- Chế Lan Viên) Câu 3:(6 đ) Phân tích khổ thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. ( Trích “ Mùa xuân nho nhỏ”- Thanh Hải) BÀI LÀM ĐÁP ÁN: Câu 1:(2đ) STT Tên bài thơ Tác giả Năm sáng tác 1 CON CÒ Chế Lan Viên 1962 2 VIẾNG LĂNG BÁC Viễn Phương 1976 3 SANG THU Hữu Thỉnh 1977 4 NÓI VỚI CON Y Phương 1979 5 MÙA XUÂN NHO NHỎ Thanh Hải 1980 Câu 2:(3đ) Hai câu thơ vừa thể hiện cảm xúc về tình mẹ của nhà thơ vừa thể hiện sự trải nghiệm để rút ra quy luật tình cảm muôn đời: Con luôn cần có mẹ, mẹ luôn dõi theo con. Đối với mẹ con dù khôn lớn trưởng thành đến bao nhiêuvẫn bé bỏng khi về bên mẹ, vẫn cần mẹ yêu thương. Mẹ là nguồn sức mạnh nâng đỡ tâm hồn con. Hai câu thơ không chỉ khái quát ý nghĩa của tình mẫu tử giản dị, gần gũi nhưng cao cả thiêng liêng, bất diệt mà còn tô đậm tiếng lòng tha thiết của mẹ đối với con, niềm xúc động dâng trào của con đối với mẹ. Sự cảm nhận, trải nghiệm của nhà thơ cũng là sự đồng vọng của muôn người trong cuộc đời khi thấu hiểu tình yêu bao la của mẹ dành cho con. Câu 3: (6đ ) Yêu cầu: Bài viết phải có bố cục đầy đủ 3 phần: 1/ Mở bài: Giới thiệu được xuất xứ của đoạn thơ, tác giả là ai ,nội dung khái quát của đoạn thơ là gì. 2/ Thân bài: HS phân tích được những ý cơ bản sau: - Mùa xuân thiên nhiên được miêu tả bằng những hình ảnh đặc trưng của xứ Huế: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời. Màu sắc hài hoà, âm thanh trong trẻo ngân vang tạo nên một bức tranh xuân đẹp, tươi vui, tràn đầy sức sống. - Cảm xúc của nhà thơ: say mê, yêu mến, trân trọng và ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời vào xuân ( HS phân tích thông qua nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: từ “ giọt” và hành động đưa tay hứng) 3/ Kết bài: Đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. Nêu cảm nghĩ của bản thân. Người ra đề GV: Hồ Thị Thanh Xuân PHÒNG GIÁO DỤC ĐÔNG HÀ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ( Tiết150) TRƯỜNG THCS HIẾU GIANG Môn: Ngữ Văn 9. (PhầnTiếng Việt) Điểm Lời phê của thầy, cô giáo Câu 1: Thế nào là thành phần tình thái? Vì sao gọi thành phần tình thái là thành phần bịêt lập? Cho ví dụ. Câu 2: ( 1đ) Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được in nghiêng thành khởi ngữ. a/ Nam học rất giỏi và lao động rất siêng năng. b/ Tôi ở nhà tôi, làm việc của tôi, ăn cơm gạo của tôi. Câu 3: ( 2đ) Trong đoạn văn sau, câu nào có chứa hàm ý và cho biết hàm ý đó là gì? Mẹ ơi trên mây có người gọi con: “ Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà.Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”. Con hỏi: “ Nhưng làm thế nào mình lên đó được?” Họ đáp: “ Hãy đến tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. “Mẹ mình đang đợi ở nhà”- con bảo- “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” Thế là họ mỉm cười bay đi. ( Trích “ Mây và Sóng”- Ta-go) Câu 4:(6đ) Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu chủ đề về học tập) trong đó có sử dụng các phép liên kết đã học. BÀI LÀM ĐÁP ÁN:, Câu 1: - Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. - Thành phần này không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập. - HS lấy được ví dụ về thành phần tình thái Câu 2: HS có thể chuyển như sau: - Học thì Nam học rất giỏi và lao động thì cậu ấy rất siêng năng. - Nhà tôi,tôi ở; việc tôi, tôi làm; cơm gạo tôi, tôi ăn. Câu 3: Câu có chứa hàm ý: “Mẹ mình đang đợi ở nhà”- con bảo- “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” Hàm ý: Con từ chối lời mời gọi của mây. Câu 4: Yêu cầu HS biết viết đoạn văn đúng chủ đề và có sử dụng các phép liên kết đã học.( Có chỉ rõ các phép liên kết đã sử dụng). Người ra đề GV: Hồ Thị Thanh Xuân . Năm sáng tác 1 CON CÒ Chế Lan Viên 196 2 2 VIẾNG LĂNG BÁC Viễn Phương 197 6 3 SANG THU Hữu Thỉnh 197 7 4 NÓI VỚI CON Y Phương 197 9 5 MÙA XUÂN NHO NHỎ Thanh Hải 198 0 Câu 2:(3đ) Hai câu thơ vừa thể. ÁN Câu 1: Học sinh nêu được những nét cơ bản sau: - Nguyễn Minh Châu( 193 0 – 198 9) , quê ở Nghệ An . - Ông gia nhập quân đội năm 195 0, trong kháng chiến chống Pháp và sau đó trở thành nhà văn. -. liên hệ, mở rộng PHÒNG GIÁO DỤC ĐÔNG HÀ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ( Tiết150) TRƯỜNG THCS HIẾU GIANG Môn: Ngữ Văn 9. (Phần thơ) Điểm Lời phê của thầy, cô giáo ĐỀ: Câu 1: ( 1,5đ ) Điền tên tác giả và

Ngày đăng: 11/07/2014, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w