1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ KT NV 1T lop 8_HG

4 320 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 50,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG THCS HIẾU GIANG KIỂM TRA 1 TIẾT Họ và tên:……………………… MÔN: VĂN HỌC LỚP: 8 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN ĐỀ: CÂU1: Chép lại bài “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh và nêu nội dung , nghệ thuật của bài thơ ? (2đ) CÂU2:Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 đến 12 câu nói về sự cần thiết phải học trong thời đại ngày nay(3đ). CÂU3: Nêu cảm nhận của em bằng một đến hai đoạn văn về nghệ thuật và nội dung đoạn thơ: Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già, Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi, Với khi thét khúc trường ca dữ dội, Ta bước chân lên dõng dạc, đường hoàng, Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng, Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc. ( Trích “Nhớ rừng” – Thế Lữ). ĐÁP ÁN Câu 1: HS chép đúng bài thơ “ Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.( 1đ) - Nghệ thuật: ( 0,5đ) thể thơ tứ tuyệt giản dị, hàm súc. Sử dụng nhệ thuật đối và nghệ thuật nhân hoá đặc sắc. - Nội dung: (0,5đ) Thể hiện lòng yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ, dù trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm, tâm hồn người tù ví đại ấy vẫn rộng mở, tìm đến giao hoà với vầng trăng sáng ngoài trời. Câu 2: Học sinh biết cách viết đoạn văn ngắn khoảng 10 đến 12 câu, nội dung nói về sự cần thiết của việc học.Có thể gợi ý như sau: - Học để làm người có tri thức, có đạo đức. - Học để có một tương lai tốt đẹp . - Học để góp phần xây dựng đất nước. Câu 3: - Nội dung: Cảnh sơn lâm hùng vĩ, hoang sơ, rùng rợn; hình ảnh chúa tể oai phong, uy quyền tuyệt đối; tâm trạng nhớ nhung da diết của chúa sơn lâm. 3.5đ. - Nghệ thuật: Giọng thơ hào sảng, tự hào, âm vang như tiếng gió ngàn hoang vu; điệp ngữ tạo nên âm hưởng hoành tráng cho đoạn thơ; tu từ so sánh đắc địa; hình ảnh kỳ vĩ, phi thường, lớn lao. 1đ - Bố cục hợp lý, trình bày tốt. 0.5đ. ( HS tuỳ chọn kết cấu, cách trình bày ND đoạn văn. Tuỳ mức đọ thiếu sót mà GV trừ điểm) Người ra đề GV: Nguyễn Hương Sen TRƯỜNG THCS HIẾU GIANG KIỂM TRA 1 TIẾT HỌ VÀ TÊN:…………………… MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP: 8 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN ĐỀ BÀI 1./(2đ) Vì sao phải lựa chọn trật tự từ trong câu ? Tác dụng ? 2./(2đ) Hãy xác định và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Cánh buồm giương to như mãnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió… (Quê hương-Tế Hanh) 3./(2đ) Giải thích lý do sắp xếp trật tự trong câu văn sau: “những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…” 4/(4đ) Viết một đoạn văn(15câu) với chủ đề: Quê hương ( xác định các kiểu câu trần thuật, nghi vấn, cảm thán được sử dụng trong đoạn văn) ĐÁP ÁN Câu 1: Cần phải lựa chọn trật tự từ trong câu để đem lại kết quả tốt trong diễn đạt, phù hợp với yêu cầu giao tiếp. Tác dụng:- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm. - Nhấn mạnh hình ảnh,đặc điểm của sự vật, hiện tượng. - Liên kết câu với những câu khác trong văn bản. - Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm. Câu 2:Biện pháp sử dụng trong hai câu thơ: - So sánh: Cánh buồm với mảnh hồn làng - Nhân hoá: Rướn thân trắng, thâu góp gió . Gía trị của biện pháp tu từ: làm cho cánh buồm trắng vốn gần gũi , quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, kì vĩ, thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng. Cánh buồm là linh hồn của làng chài quê hương. Câu 3: Sắp xếp trật tự từ như vậy nhằm thể hiện rõ thứ tự trước sau của thời gian lịch sử. Câu 4: Hs biết viết đoạn văn( 15) câu với chủ dề quê hương. Trong đoạn văn có sử dụng các kiểu câu: trần thuật, nghi vấn, cảm thán. Người ra đề GV: Nguyễn Hương Sen . sót mà GV trừ điểm) Người ra đề GV: Nguyễn Hương Sen TRƯỜNG THCS HIẾU GIANG KIỂM TRA 1 TIẾT HỌ VÀ TÊN:…………………… MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP: 8 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN ĐỀ BÀI 1./(2đ) Vì sao phải lựa. TRƯỜNG THCS HIẾU GIANG KIỂM TRA 1 TIẾT Họ và tên:……………………… MÔN: VĂN HỌC LỚP: 8 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN ĐỀ: CÂU1: Chép lại bài “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh và nêu nội dung , nghệ thuật. Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…” 4/(4đ) Viết một đoạn văn(15câu) với chủ đề: Quê hương ( xác định các kiểu câu trần thuật, nghi vấn, cảm thán được sử dụng trong đoạn văn) ĐÁP

Ngày đăng: 11/07/2014, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w