LÃNH ĐẠO TÀI - NHÂN VIÊN GIỎI “Lãnh đạo tài - nhân viên giỏi” trong rất nhiều trường hợp có thể coi là hai nửa bất phân của một mệnh đề cố định. Cụ thể hơn có thể hiểu, nếu bạn là một nhà lãnh đạo ân cần thì đồng nghĩa là dưới quyền bạn có một tập hợp những hạt nhân xuất sắc. Nhìn bên ngoài, sự khác nhau giữa một bước đi - tạm cho là có chủ định với một bước vấp - tất nhiên là ngoài dự kiến, có vẻ như rõ hơn cả ban ngày. Thế nhưng trong kinh doanh, thật chẳng thể phân biệt nổi đâu là một kế hoạch đã được suy tính cẩn thận với một sự tụt dốc tưởng chừng là không do chủ ý. Trên thực tế, dù có chậm - chắc từng bước tới mục tiêu đã định hay liều “đi trên dây” - lần theo một cơ hội bất ngờ, thì bạn vẫn kết thúc ở điểm cuối như nhau. Cũng giống như chuyện những ai đã lầm tưởng rằng khi tập trung cộng lực thì sẽ rút ngắn được thời gian leo lên đỉnh thành công, ai dè cũng chẳng nhanh hơn được các sếp - những nhân vật nắm thực quyền có thể gây sức ép lên mình bất cứ lúc nào. Lãnh đạo thực sự - đồng nghĩa với lãnh đạo chính mình Khi đã là lãnh đạo, ra chỉ thị cho cấp dưới là điều hoàn toàn nằm trong khả năng của bạn. Nhưng nếu là một người lãnh đạo thận trọng bạn còn phải biết làm sao “ra lệnh” cho chính mình - không chỉ để làm gương cho những người khác, mà còn để hoàn thành trách nhiệm của một bánh răng trong toàn bộ cơ cấu vận hành của tổ chức. “Điều cực kỳ quan trọng đối với người làm lãnh đạo là phải có khả năng khiến cho chính mình trở nên nổi bật, làm động lực phấn đấu cho cả bản thân mình và cả những người khác”, tác gia kiêm nhà tư vấn Larraine Segil, giảng viên của Phân viện Công nghệ California tại Pasendena đã đưa ra lời khuyên như vậy. Đừng là đế vương Hãy đặc biệt chú ý đến điều này trong quá trình làm lãnh đạo: đừng bao giờ tôn mình lên ngôi vua mà cai trị cấp dưới. Nhiều sếp mới lên thường vô tình tạo ra hẳn một hệ thống những… “mớ” chỉ đạo, hướng dẫn hay hạn chế không cần thiết. Hãy hướng dẫn nhân viên của mình làm đúng, làm đủ nhiệm vụ của họ, chứ đừng yêu cầu nhân viên phải thực hiện nhiều hơn những gì công việc thực sự đòi hỏi. Cởi mở với những phương thức mới Có một phương thức hoạt động truyền thống mà các công ty phát đạt vẫn tuân thủ, đó là: mỏ tiềm năng - đã đào được vàng một lần thì từ sau cứ thế tiếp tục. Khó mà có thể tranh cãi với quan điểm này, tuy nhiên chỉ những người lãnh đạo sơ suất mới tập trung nhiều vốn liếng vào những công việc cũ - đã triển khai và vẫn đang hoạt động. Ngược lại, người lãnh đạo có đầu óc suy tính cẩn trọng luôn thường trực và trăn trở với ý nghĩ “vẫn còn phương án khác hiệu quả hơn". Kết thúc công việc Có rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp mắc “bệnh thành tích”: thích khuếch trương hàng danh sách những kế hoạch quy mô trong khi trên thực tế lại chẳng bắt tay vào triển khai được bao nhiêu trong số danh sách đó. Một người lãnh đạo không dẫn dắt được công việc đi đến đích cuối rồi cũng sẽ đánh mất uy tín đối với khách hàng. Đà phát bóng từ sếp mà yếu thì làm sao nhân viên ở dưới đón bóng, đỡ bóng và ghi bàn được! Vậy thì, thay vì để cho kết cục không mấy tốt đẹp đó xảy ra, hãy đặt ra những mục tiêu cụ thể và lập nên những phương sách thiết thực, hiệu quả, tạo ra sức mạnh thực sự để những gì đã được “khơi mào” nhận được sự đầu tư chăm sóc xứng đáng. Thể hiện sự đánh giá xác thực Chàng thủy thủ Popeye luôn “thủ” sẵn những hộp rau chăn vịt để có thể trở nên vạm vỡ với sức mạnh vô địch bất cứ lúc nào chỉ trong nháy mắt. Làm Lãnh đạo mà “vô tư lự” quá có cái gì đó rất giống với người hùng “trong nháy mắt” - Popeye, luôn luôn phải “trang bị vũ khí đặc biệt” để sẵn sàng chiến đấu. Như vậy cũng tốt, nhưng chưa đủ đối với một cuộc chiến thật sự. Những người lãnh đạo có định hướng rõ ràng cho tương lai không bao giờ tiếc những lời tán dương, khen thưởng, thậm chí họ còn chẳng khen “suông” bao giờ. Người làm việc dưới quyền họ, năng lực luôn được đánh giá và thể hiện bởi sự thăng chức, tăng lương, tiền thưởng… và nhiều hình thức khác. Những điều này rất có tác dụng khích lệ tinh thần đối với nhân viên, vừa khiến họ thêm hăng say làm việc, vừa “giữ chân” được họ ở lại với công ty lâu dài. Lãnh đạo cũng cần phải học Có những chuyên gia kinh doanh tin rằng khả năng lãnh đạo là do trời phú. Hiển nhiên là mỗi người trong chúng ta đều có thể nảy ra những ý tưởng lớn vào một giây lóe sáng nào đấy, tuy nhiên một người lãnh đạo thực sự đồng nghĩa với việc anh ta phải lao động trí não một cách nghiêm túc: Đọc các sách nghiên cứu về phương pháp lãnh đạo hiệu quả, tham dự những hội nghị chuyên đề để có thể tìm hiểu những kinh nghiệm hay bí quyết từ các đồng nghiệp. Đó là cả một quá trình học hỏi lâu dài nhưng có thể khiến cho kho kiến thức của bạn được tăng lên với cấp số nhân. Theo Lãnh Đạo . LÃNH ĐẠO TÀI - NHÂN VIÊN GIỎI Lãnh đạo tài - nhân viên giỏi trong rất nhiều trường hợp có thể coi là hai nửa bất phân của. hơn được các sếp - những nhân vật nắm thực quyền có thể gây sức ép lên mình bất cứ lúc nào. Lãnh đạo thực sự - đồng nghĩa với lãnh đạo chính mình Khi đã là lãnh đạo, ra chỉ thị cho cấp dưới. với nhân viên, vừa khiến họ thêm hăng say làm việc, vừa “giữ chân” được họ ở lại với công ty lâu dài. Lãnh đạo cũng cần phải học Có những chuyên gia kinh doanh tin rằng khả năng lãnh đạo