Tư duy của một mãnh hổ Bài học mình học được từ 1 người sếp, một người anh của mình. Chia sẻ với mọi người Trong cuốn sách “Good to great” có đưa ra một vài góc nhìn đáng suy nghĩ: Tốt là kẻ thù của vĩ đại và con người đi trước công việc đi sau. Còn có rất nhiều dòng tư tưởng mới lạ khác trong cuốn sách nhưng trong bài viết này mình chỉ trao đổi hai khía cạnh quan trọng trên. Cá nhân hay tổ chức có tham vọng tới trời xanh thì ngay trong đầu họ phải có suy nghĩ làm thế nào để đạt được mục tiêu đó, nếu như không có tham vọng trên thì họ cứ tiếp tục ở lại mặt đất, cuộc sống vẫn tiếp diễn, những điều tốt đẹp vẫn vây quanh họ. Để làm tốt họ chỉ cần làm việc giống như những tổ chức khác trong xã hội, để trở thành vĩ đại họ phải nỗ lực trở thành người làm tốt nhất thế giới trong lĩnh vực họ tham gia. Tại sao lại phải tìm kiếm sự biến đổi tốt thành vĩ đại ? Tốt thành vĩ đại đưa ra đáp án cho việc tìm kiếm sự xuất sắc lâu dài. Nó không chỉ là vấn đề kinh doanh, nó là một vấn đề nhân bản. Các nguyên tắc trong sách có thể áp dụng cho các tổ chức khác, không chỉ các doanh nghiệp. Đặc biệt trong góc nhìn quản lý xã hội, các cơ quan chính phủ có thể đưa ra các mô hình quản lý xã hội hiệu quả, đưa quốc gia có bước phát triển đột phá chứ không phải chỉ ngồi đó tự hào về các kết quả tốt đã đạt được. Cấu trúc của một tổ chức đi từ tốt đến vĩ đại là: Trước tiên là tìm kiếm được những con người phù hợp, xác lập một hệ tư tưởng cho tổ chức đó, cùng nhau đưa ra mục tiêu và hành động để đạt được mục tiêu đó. Các công ty tốt thành vĩ đại biết rằng không phải tài sản là quí nhất của họ, con người đúng mới là tài sản quí nhất. Các công ty tốt thành vĩ đại coi trọng phẩm cách hơn giáo dục, kỹ năng hay kinh nghiệm khi tuyển dụng. Lý do là bạn có thể huấn luyện kỹ năng nhưng phẩm cách, trí tuệ cơ bản, đạo đức làm việc, sự tận tâm hoàn thành công việc là những giá trị sâu thẳm trong từng con người. Các công ty tốt thành vĩ đại nghiêm khắc nhưng không tàn nhẫn. Người nào không phù hợp với khuôn khổ cuối cùng sẽ ra đi hay được yêu cầu tìm cơ hội ở nơi khác. Kỷ luật nghiêm khắc nhất là ở tầng lớp lãnh đạo cấp cao, nơi gánh vác trách nhiệm lớn nhất. Người lãnh đạo các công ty vĩ đại sẵn sàng mất nhiều năm để hiểu được các giá trị của tổ chức của mình, cũng như cá nhân phải hiểu được mình muốn gì, mình thực sự có thế mạnh ở lĩnh vực nào, hiểu được tổ chức của mình là bước đi quan trọng nhất. Người lãnh đạo sẵn sàng mất nhiều năm để tìm kiếm những tài năng xuất sắc nhất trên thế giới mà họ có thể chinh phục được. Họ tạo dựng một ekip cùng chí hướng, có thể cùng nhau sống chết vượt qua những khó khăn trong quá trình chinh phục thế giới. Trước hết là ekip phù hợp, một công ty vĩ đại và một cuộc sống tuyệt vời. Thành viên của những ekip tốt thành vĩ đại có khuynh hướng trở thành bạn và duy trì tình bạn suốt cả đời. Trong nhiều trường hợp, họ vẫn giữ quan hệ gần gủi với nhau nhiều năm thậm chí hàng chục năm sau thời gian làm việc cùng nhau. Thật thú vị nghe họ kể về thời kỳ chuyển đổi, cho dù những ngày đó đen tối thế nào, cho dù công việc khó khăn thế nào, những con người đó vẫn vui vẻ. Họ vui sướng làm việc cùng nhau và chờ đợi những cuộc gặp. Một số lãnh đạo xem những năm tháng làm việc trong ekip tốt thành vĩ đại là những đỉnh cao trong cuộc đời họ. Họ đã vượt quá sự tôn trọng lẫn nhau để đi tới tình đồng đội suốt đời. Đi liền với ý tưởng “trước tiên là ekip phù hợp” là mối liên hệ gần gủi nhất giữa một công ty vĩ đại và một cuộc sống tuyệt vời. Cho dù cái mà ta đạt được là gì, nếu ta không sống phần lớn cuộc sống của mình với những người mà chúng ta yêu mến, tôn trọng, chúng ta không thể có được một cuộc sống tuyệt vời. Nhưng nếu chúng ta dành phần lớn thời gian của mình với những người mà ta yêu mến và tôn trọng những người chúng ta thực sự vui thích chung ở trên xe với họ, những người không bao giờ làm ta thất vọng thì chắc chắn chúng ta sẽ có một cuộc sống tuyệt vời, cho dù chiếc xe có đi về đâu. Những người ở các công ty tốt thành vĩ đại rõ ràng yêu thích những gì họ làm, chủ yếu là vì họ yêu mến những người cùng làm việc với họ. Thế nào là ekip vĩ đại? ekip vĩ đại với các thành viên là những con người không tầm thường, trong văn hóa phương đông thương hay dùng khái niệm “Mãnh hổ” để miêu tả hình ảnh những con người không tầm thường. Người lãnh đạo một công ty vĩ đại phải thu phục được những cá nhân mãnh hổ trong xã hội trở thành ekip của mình…đây là việc vô cùng khó. Mô hình quản lý nào để gắn kết sức mạnh của những cá nhân mãnh hổ này, tạo nên sức mạnh to lớn của công ty vĩ đại. Chúng ta hãy thảo luận góc nhìn tính cách của mãnh hổ từ thiên nhiên hoang dã. Mãnh hổ trong rừng xanh là một muông thú không tầm thường, nó được mệnh danh là chúa tể của rừng xanh. Mãnh hổ có sức mạnh ưu thế hơn các loài muông thú khác chính vì thế nó luôn thể hiện cá tính riêng cho dù nó còn bé hay khi đã là con hổ trưởng thành. Thiên nhiên hoang dã hổ luôn chọn cuộc sống đơn độc, ngay cả khi còn bé luôn có suy nghĩ tạo lập cho mĩnh vùng lãnh thổ riêng, vùng đất nó có ảnh hướng, nó tạo lập ekip riêng trên vùng đất nó là người khai phá. Nó phải cạnh tranh với những con hổ trưởng thành, khi còn yếu nó thậm chí nó còn là con mồi của cáo, chó sói…khi còn yếu nó sẵn sàng đi xa hơn để xác lập lãnh thổ, tôi luyện các kỹ năng, ngày nó trưởng thành nó sẵn sàng cạnh tranh với mọi con hổ khác để tranh giành lãnh thổ. Khát vọng chinh phục, giành chiến thắng để trở thành chúa tể rừng xanh là phẩm chất tốt đẹp nhất của mãnh hổ. Hàng ngàn năm nay con người với vị trí là loài động vật cao cấp nhất trên trái đất luôn tìm cách thuần phục muôn loài. Loài người đã tìm mọi cách thuần phục loài hổ, những con hổ bị thuần phục thì các phẩm chất hoang dã của nó đều biến mất, giờ đây nó chỉ còn là nhữngcon mèo lớn, không còn đâu khát vọng chính phục để trở thành chúa tể rừng xanh. Trong quản lý xã hội có những nét tương đồng, nếu như nhà quản lý muốn dùng sức mạnh để thuần phục mãnh hổ là các cá nhân xuất sắc, theo những chuẩn mực gò bó của tổ chức đó, cá nhân xuất sắc kia sẽ không còn giữ được các phẩm chất của con mãnh hổ nữa, họ chỉ còn là những con mèo lớn. Các nhà lãnh đạo xã hội thường hai dùng quyền lợi tài chính, đặc quyền xã hội để thu phục mãnh hổ, một hình thức cung cấp thức ăn cho mảnh hổ đển nó không phải đi kiếm ăn sinh tồn nữa, một cách để vô hiệu hóa sức mạnh của mãnh hổ. Mãnh hổ cá tính và tham vọng nó sẽ coi thường cách thuần phục đó của nhà quản lý xã hội, với tài năng của mãnh hổ nó sẽ tự tìm thấy thức ăn, đặc quyền và xây dựng vùng ảnh hưởng riêng, không tại xã hội mà nó sinh ra thì sẽ tại xã hội mà người quản lý xã hội tôn trọng nó, tạo môi trường để nó thể hiện tài năng, đóng góp cho sự phát triển của xã hội mà nó được tôn trọng. Lãnh đạo các công ty vĩ đại với tư cách cá nhân họ cũng được coi như là một mãnh hổ, khác với khái niệm vùng lãnh thổ, vùng ảnh hưởng trong thiên nhiên hoang rã khái niệm vùng lãnh thổ và vùng ảnh hưởng trong hoạt động kinh doanh và hoạt động xã hội vô cùng đa dạng. Những vùng đất, những khái niệm đại dương xanh vô cùng rộng lớn, có đủ không gian sinh tồn cho tất cả những mãnh hổ trong tổ chức của công ty vĩ đại khai phá. Quản lý đội mãnh hổ trong công ty vĩ đại thành công đó là nghệ thuật cao nhất của người lãnh đạo. Lợi ích tài chính không phải là lý do để các mảnh hổ đầu quân về công ty vĩ đại. Họ thích tư tưởng của công ty vĩ đại, ở nơi đó họ nhận được sự tôn trọng, họ có ekip cùng chí hướng, họ muốn hợp tác để cùng nhau chinh phục các đỉnh cao vĩ đại trong cuộc sống. Người lãnh đạo công ty vĩ đại phải hiểu và điều hòa được mối quan hệ của các mãnh hổ trong tổ chức, phẩm chất của người lãnh đạo này vẫn nằm trong khái niệm Tài, Tâm, Đức của văn hóa phương đông. Thảo luận hướng đi, xác lập vùng đất mà tổ chức cần chinh phục, lựa chọn mãnh hổ phù hợp thực hiện kế hoạch trên…những việc tưởng như đơn giản nhưng là bài toán lớn mà không phải nhà lãnh đạo nào cũng giải đúng. Trên một vùng đất địa lý có thể xây dựng nhiều đại dương xanh để các mãnh hổ trong tổ chức chinh phục. Good to Great cho người đọc những bài học quý giá, cá nhân hay tổ chức có tham vọng xây dựng một công ty vĩ đại hay bắt đầu xây dựng từ con người, hệ tư tưởng và văn hóa cho tổ chức. Lãnh đạo đừng bao giờ có tư duy thuần phục mãnh hổ trong tổ chức của mình hãy để nó sống với những phẩm chất hoang dã, nó chính là nền tảng cho sự sáng tạo, đổi mới của doanh nghiệp. Tư duy của một mãnh hổ đó là khát vọng chinh phục, sáng tạo cống hiến những giá trị tốt đẹp nhất cho gia đình, đồng nghiệp, bạn bè…trong xã hội tôn trọng họ, họ sẽ giúp cho xã hội đó tốt đẹp hơn. . mạnh của những cá nhân mãnh hổ này, tạo nên sức mạnh to lớn của công ty vĩ đại. Chúng ta hãy thảo luận góc nhìn tính cách của mãnh hổ từ thiên nhiên hoang dã. Mãnh hổ trong rừng xanh là một. Tư duy của một mãnh hổ Bài học mình học được từ 1 người sếp, một người anh của mình. Chia sẻ với mọi người Trong cuốn sách “Good to great” có đưa ra một vài góc nhìn. thức ăn cho mảnh hổ đển nó không phải đi kiếm ăn sinh tồn nữa, một cách để vô hiệu hóa sức mạnh của mãnh hổ. Mãnh hổ cá tính và tham vọng nó sẽ coi thường cách thuần phục đó của nhà quản lý