1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

baiduthi thang longhanoi

3 116 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 37 KB

Nội dung

"Th¨ng Long - Hµ Néi Ngh×n n¨m V¨n hiÕn vµ Anh hïng" BÀI DỰ THI TÌM HIỂU "THĂNG LONG - HÀ NỘI NGHÌN NĂM VĂN HIẾN VÀ ANH HÙNG" o0o PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Câu 1: Trong bài “Chiếu dời đô”, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã xác định những lợi thế của đất Thăng Long là: - Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. - Được thế rồng cuộn hổ ngồi. - Muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Câu 2: Tòa thành cổ nhất trên đất Thủ đô là tòa thành : Thành Cổ Loa. Câu 3: Ngôi “Làng hai Vua” ở phía tây Thủ đô - là quê hương của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Vương Quyền, tên là : Đường Lâm. Câu 4: Năm 1010, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã cho xây Tòa chính điện Càn Nguyên của Kinh đô Thăng Long ở trên cao điểm : Núi Nùng. Câu 5: Những công trình trong “Tứ đại khí” nước Đại Việt thời Lý - Trần đã được tạo tác ở Thăng Long là: a. Tháp Báo Thiên. b. Chuông Quy Điền. Câu 6: Trong khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, di sản của thời Lê là: Bia Tiến Sĩ. Câu 7: Trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long có những giá trị nổi bật toàn cầu là: - Là nơi diễn ra sự giao thoa văn hóa của phương Đông và thế giới. - Là trung tâm chính trị, văn hóa, trung tâm quyền lực quốc gia trong suốt thời kỳ dài. - Liên quan chặt chẽ với những sự kiện quan trọng và các giá trị biểu đạt văn hóa nghệ thuật của quá trình hình thành và phát triển quốc gia độc lập gần một thiên niên kỷ. Câu 8: Ngày 10. 10.1954, đại quân ta đã tiến vào giải phóng Thủ đô qua những cửa ô : - Ô Cầu Giấy. - Ô Cầu Dền. Câu 9: Năm 1966, từ địa điểm nào của Thủ đô Hà Nội, Bác Hồ đã phát biểu lời khẳng định chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”? - Phủ Chủ tịch. Câu 10: Trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của đế quốc Mỹ vào Thủ đô, đã diễn ra vào năm - Năm 1972. Câu 11: Cùng với biểu tượng này (kèm ảnh biểu tượng “Người nắm tay nhảy múa”), vào năm 1999, vì đã có thành tích là thành phố tiêu biểu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương về quản lý đô thị, bình đẳng cộng đồng, gìn giữ môi trường, thúc đẩy văn hóa giáo dục, đặc biệt là chăm lo cho công dân và thế hệ trẻ, Hà Nội đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Nguyễn Quốc Ái Tường tiểu học phong thạnh A "Th¨n g Long - Hµ Néi Ngh×n n¨m V¨n hiÕn vµ Anh hïn g" Quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu : c. Thành phố Vì hòa bình. Câu 12: Hà Nội vinh dự đón nhận danh hiệu “Thủ đô anh hùng” vào dịp : Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội. PHẦN II : TỰ LUẬN Tháng 2/ 1947, khi những người lính cuối cùng của Trung ương đoàn Thủ đoàn Thủ Đô - Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh - rút qua sông hồng. Nhìn về Hà Nội, lửa cháy rừng rực đỏ, tiếng pháo nổ ầm ầm, khói mù mịt, trên mắt tất cả những người lính đều rưng rưng nước mắt cùng ánh nhìn đầy bi hùng, trong trái tim rỉ máu họ thầm hưá một ngày quay trở về Trong những người lính đó có một thi nhân - nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Đình Thi. Ông cũng ngoái nhìn Hà Nội chìm trong lửa khói mà cháy bỏng niềm tin ngày trở về. Đêm dừng chân ở một ngôi làng, bên cây đàn pianô của người đi tản cư gửi lại, những xúc cảm cuồn cuộn tràn về, những giai điệu đầu tiên của Ca khúc Người Hà Nội vang lên Vừa mới viết xong, ca khúc đó đã được tất cả những người Hà Nội hát như tiếng trái tim mình. 60 năm qua, ca khác và giai điệu Người Hà Nội trở thành bất tử, ngày nào cũng được ngân lên là nhạc hiệu của Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Câu chuyện ra đời bài hát Người Hà Nội trên đây đã được chính tác giả Nguyễn Đình Thi kể lại năm 2002. Đúng 4 tháng sau thì ông ra đi mãi mãi. Năm nay "Người Hà Nội" tròn 63 năm tuổi (1947 - 2010). Nhân kĩ niệm hơn sáu thập niên bài hát trở thnàhmáu thịt và con người địa linh Hà Nội - trái tim của cả nước, gắn với lịch sử trăm năm, ngàn năm giữ nước của dân tộc Việt Nam, tôi muốn bày tỏ tình yêu thiết tha của mình với "Người Hà Nội" và sự kính phục sâu sắc với tác giả của nó. Bằng một vài cảm nhậntản mạn sau đây qua giai điệu và ca từ của bài ca. Không giống như bao cuộc du ngoạn thường tình ngắm nhìn phong cảnh, con người Hà Nội. Cũng không giống như những gì xưa nay mọi người viết, vẽ về Hà Nội Nhắm mắt lắng tâm hồn nghe ca khúc "Người Hà Nội" của Nguyễn Đình Thi, một người Hà Nội cầm - kỳ - thi - hoạ đều là bậc kì tài, cả một Hà Nội hiện ra với tất cả vẻ đẹp làm rung động bao trái tim những người Việt Nam hơn nữa thế kĩ nay. "Người Hà Nội" là một bức tranh hoành tráng về Hà Nội bằng giai điệu với nhiều gam màu sắc, vừa say đắm thiết tha, vừa nồng nàn cháy bỏng, vừa trang trọng oai hùng Hà Nội lung linh, cổ xưa quyến rũ, Hà Nội hào hùng, yu nghiêm, tôn kính như sống động trong từng khuôn nhạc, từng ca từ Để một lần nghe là một lần nhớ mãi, không thể nào quên. Giai điệu mở đầu chầm chầm, trầm hùng, lắng đọngnhư một dòng chảy bất tận: “Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây. Đây lắng hồn núi sông ngàn năm, ngàn năm. Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội. Hà Nội mến yêu ”. Những tên gọi thiêng liêng, tự hào mang bóng dáng hồn núi sông, khí thiêng trời đất của dân tộc. Cả một chiều dài lịch sử Việt Nam cùnghuyền thoại dựng nước, Nguyễn Quốc Ái Tường tiểu học phong thạnh A "Th¨n g Long - Hµ Néi Ngh×n n¨m V¨n hiÕn vµ Anh hïn g" giữ nước đầy máu và nước mắt, in dấu thời gian trên từng viên gạch nhỏ Hà Nội, từng hạt bụi phủ mờ rêu mái phố "Hà Nội đẹp sao; ôi nước Hồ Gươm xanh thắm lòng, bóng Tháp Rùa thân mật êm ấm lòng ". Hà Nội huyền ảo với những hàng cây lả lướt soi bóng nước mặt hồ trong xanh lăn tăn gợn sóng. Hà Nội bốn mùa hoa, ướp thơm cả trời đêm, trăng, sao cho quấn quýt bước chân những đôi tình nhân, cho ngọt môi hôn tình yêu. Hà Nội sương khói mê hoặc với bao truyền thuyết đậm dấu cổ tích nơi kinh thành xưa. " Hà Nội đẹp sao " chỉ có thể chìm đắm vào từng nốt nhạc để cảm nhận cái đẹp của Hà Nội bằng cảm xúc chính ngay trong tâm hồn mình. Thay cho lời nói bằng bản nhạc du dương, tác giả muốn nhắn nhủ tới người Hà Nội luôn phát huy tác dụng ở mọi thời điểm lịch sử để bảo tồn, giữ gìn những cảnh đẹp vô gia như đầu bài hát đã nêu. Cũng như luôn duy trì được phẩm chất, đạo đức của mình để không hổ thẹn với một tác phẩm âm nhạc có giá trị lớn nhất viết về Thủ đô. Hai nét hào hoa và anh hùng luôn là đặc điểm của Hà Nội, của người Thủ đô đã được biểu hiện hài hòa nhuần nhuyễn trong bài hát. Bài hát đã lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đời cha ông đi trước, đời con cháu tiếp bước theo sau nhưng người Hà Nội vẫn sáng ngời, vẫn anh dũng, vẫn kiên cường đứng vững để chung tay góp sức bảo vệ xây dựng Hà Nội và luôn xứng đáng với Nguyễn Đình Thi trong bài hát Người Hà Nội. Ngêi thùc hiÖn Nguyễn Quốc Ái Nguyễn Quốc Ái Tường tiểu học phong thạnh A

Ngày đăng: 11/07/2014, 01:00

w