NGÔ TẤT TỐ Ngô Tất Tố (1894 - 1954) là một nhà văn hiện thực Việt Nam, tác giả tiểu thuyết Tắt đèn. Ngô Tất Tố sinh năm 1894 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội). Từ nhỏ, Ngô Tất Tố theo học chữ Nho. Năm Nhâm Tý1912, ông bắt đầu dự thi. Đến năm Ất Mão1915 ông đỗ đầu kỳ sát hạch, nên được gọi là đầu xứ Tố. Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo rồi cùng với Tản Đà vào Sài Gòn. Sau gần ba năm ở Sài Gòn không thành công, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội vẫn với hai bàn tay trắng. Ông sinh sống bằng cách viết bài cho các báo: Phổ thông, Tương lai, Công dân, Đông Pháp, Thời vụ, Hà Nội tân văn với nhiều bút danh khác nhau như: Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hy Cừ Ngô Tất Tố qua đời vào tháng 4năm 1954. Các tác phẩm Ngô Tất Tố có viết nhiều công trình nghiên cứu như: Phê bình Nho giáo của Trần Trọng Kim (1938), Mặc Tử (1942), Kinh dịch (1944) trong đó ông phê phán những tư tưởng tiêu cực của Nho học. Trong cuốn tiểu thuyết Lều chõng, ông mô tả cảnh thi cử dưới chế độ xã hội phong kiến xưa, nêu lên sự sụp đổ tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn toàn thất vọng. Tắt đèn là tác phẩm thành công nhất của Ngô Tất Tố, trong đó ông nêu lên cảnh cơ khổ cùng cực của tầng lớp nông dân Việt Nam dưới sự bóc lột cay nghiệt của giới địa chủ. Giải thưởng Đánh giá công lao to lớn của ông, Hội đồng Nhà nước đã quyết định truy tặng Ngô Tất Tố Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1). . NGÔ TẤT TỐ Ngô Tất Tố (1894 - 1954) là một nhà văn hiện thực Việt Nam, tác giả tiểu thuyết Tắt đèn. Ngô Tất Tố sinh năm 1894 ở làng Lộc Hà, tổng Hội. Hà Nội). Từ nhỏ, Ngô Tất Tố theo học chữ Nho. Năm Nhâm Tý1912, ông bắt đầu dự thi. Đến năm Ất Mão1915 ông đỗ đầu kỳ sát hạch, nên được gọi là đầu xứ Tố. Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm. Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hy Cừ Ngô Tất Tố qua đời vào tháng 4năm 1954. Các tác phẩm Ngô Tất Tố có viết nhiều công trình nghiên cứu như: Phê bình Nho giáo