Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
130,79 KB
Nội dung
Bộ ba Thế Lữ - Song Kim - Nguyễn Huy Tưởng Trong số các cựu học sinh trường Bonnal, Hải Phòng hồi những năm 20 của thế kỷ trước, có lẽ Thế Lữ là người thành danh sớm nhất. Tốt nghiệp bậc Thành chung năm 1928 khi vừa tròn 21 tuổi, chàng bạch diện thư sinh thi tiếp vào trường Cao đẳng Mỹ thuật nhưng chỉ học một năm thì bỏ. Để rồi tìm đến thi ca với những thi phẩm không vương bụi trần làm mê lòng bao người yêu cái đẹp thoát tục. Để rồi đến năm 1934, khi mới 27 tuổi, đã tự lập cho mình một thương hiệu trên báo giới: Lê Ta, người giữ chuyên mục thơ nổi tiếng sành sỏi trên Phong hóa, cơ quan của Tự lực Văn đoàn… Dễ hiểu vì sao thầy giáo Nguyễn Hữu Tảo lại tự hào về người trò cưng này của mình đến thế. Một ngày cuối năm 1934, khi lứa học trò đàn em hỏi chuyện thầy về bậc đàn anh Nguyễn Thứ Lễ, tức Thế Lữ, rằng trước đấy thầy có đoán được tương lai sán lạn của chàng không, thì thầy đã chẳng ngại ngần trả lời: Có chứ, thầy đã nhận thấy ngay thiên bẩm của trò Lễ, cũng như trò Hiền, các anh ấy chịu học lắm, học giỏi lắm (Hiền là Vũ Văn Hiền, cũng là cựu học trò Bonnal, về sau trở thành luật sư nổi tiếng, có chân trong nội các Trần Trọng Kim). Trong số những trò đến hầu chuyện thầy Tảo hôm ấy, có cha tôi – nhà văn Nguyễn Huy Tưởng tương lai. Cha tôi sinh năm 1912, thua Thế Lữ năm tuổi; tốt nghiệp Thành chung năm 1932, sau Thế Lữ bốn năm. Bốn, năm năm trong cuộc đời người ta không phải là nhiều, nhưng vào thời điểm đó, cha tôi còn kém ông Thế Lữ về nhiều phương diện. Năm 1934, khi Thế Lữ đã là một nhà thơ, một nhà báo có tên tuổi, thì cha tôi còn là một người vô danh “trong bóng tối” (chữ dùng của chính ông); khi Thế Lữ đã là người cầm cân nảy mực trên thi đàn, thì cha tôi còn đang tập làm thơ hòng dự thi báo Phong hóa nơi thi sĩ là một chủ soái. Từ đó đến đầu những năm 40, cha tôi vẫn thường hay trở đi trở lại ý định tìm đến Thế Lữ để nhờ ông này đọc thơ chỉ bảo cho, hoặc, nếu được, nhờ thi sĩ viết đề tựa cho tập thơ Nhất điểm linh đài ông đang khao khát xuất bản. Chỉ đến khi chuyển hẳn sang viết kịch và tiểu thuyết, cha tôi mới quên đi được nỗi ám ảnh Thế Lữ. Thế rồi ông gia nhập Văn hóa cứu quốc, quyết đem ngòi bút phụng sự cho lý tưởng mà ông giác ngộ, với một định hướng dứt khoát “dân tộc, đại chúng, khoa học”. Ông chẳng còn vướng bận với những vần thơ thoát tục, của mình cũng như của người, dù chúng có sức cám dỗ đến thế nào Cách mạng tháng Tám thành công. Sau những mày mò lúng túng ban đầu, chỉ ít tháng sau cha tôi đã có vở kịch Bắc Sơn, được công diễn trên sân khấu Nhà hát lớn thủ đô đầu tháng 4-1946. Thành công của đêm diễn đã có giá trị khích lệ rất nhiều, không những cho công chúng đang đòi hỏi những tác phẩm sân khấu xứng đáng với nền độc lập đã giành được, mà trước hết là cho chính cha tôi, người có trách nhiệm cùng các đồng chí của mình xây dựng một nền văn học nghệ thuật mới. Chắc chắn ông đã rất tự hào khi đọc những lời khen của công luận, đại loại như “vở kịch Bắc Sơn có thể xứng đáng là một chấm mạnh, cảnh tỉnh cho những ai còn nghi ngờ kịch cách mạng”, hay “Kịch Bắc Sơn là một vở sáng tác Bắc Sơn là một vở kịch cách mạng mà không có tính cách tuyên truyền” Tuy nhiên, cha tôi là một nhà văn có đủ tố chất nghệ sĩ để biết nghi ngờ mọi hào quang; ông đặc biệt chú trọng ý kiến của giới chuyên môn, hoặc chí ít, của những người thực sự có tri thức và óc phê phán. Nhật ký những ngày này của ông còn ghi lại câu nói kháy rất đau của một trí thức bạn ông, bác sĩ Phạm Ngọc Khuê: “Một thằng bị giam muốn cho nó chết chỉ việc cho nó đọc báo mặt trận” (nhật ký 24-5-1946). Thế nên, dù đã có Bắc Sơn nổi đình đám, ông vẫn cảm thấy trợn trợn khi chưa rõ thái độ của những nhà văn, nhà hoạt động sân khấu ngoài đoàn thể. Không biết có phải do “tự kỷ ám thị” không, nhưng rõ ràng nhật ký của ông ngày 17-7-1946 có một câu khá tự ti: “Cảm thấy sự khinh bỉ ngấm ngầm trong những phe: Tuân, Thế Lữ, Chu Ngọc”. Lúc này, Thế Lữ vừa cùng ban kịch Anh Vũ với những người bạn chí cốt Nguyễn Xuân Khoát, Bùi Công Kỳ, Văn Chung và người bạn đời Song Kim trở về Hà Nội sau chuyến lưu diễn khắp các tỉnh từ Hà Nội đến Quy Nhơn. Nhập vào không khí cách mạng tưng bừng ở thủ đô, đoàn kịch đã mau chóng xây dựng kịch mục cho những tháng ngày tới. Trong số đó có vở Đề Thám của Lưu Quang Thuận. Một ngày cuối tháng 7, cha tôi được đạo diễn Thế Lữ mời đến nhà Minh Đức để họp bàn về việc diễn vở này. Trái với e ngại ban đầu của cha tôi, ông đã gây được cảm tình; thậm chí có người còn cho rằng ông đã “hoàn toàn dám bỏ cái cũ”, ý nói về vở Bắc Sơn của ông. Có thể nói từ đây bắt đầu sự cộng tác cảm động giữa hai gương mặt của sân khấu kịch nói Việt Nam hồi đầu những năm cách mạng và kháng chiến: Thế Lữ và Nguyễn Huy Tưởng Những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, cặp vợ chồng Thế Lữ - Song Kim tản cư về Hà Đông, đến sau Tết Đinh Hợi 1947 thì được liên lạc Nguyễn Văn Mãi đón lên Xuân Áng thuộc huyện Hạ Hòa, Phú Thọ. Nữ nghệ sĩ Song Kim nhớ lại: “Tới Xuân Áng, đã thấy nhiều anh chị em văn nghệ từ nhiều ngả đường vui vẻ tập trung về: Nguyễn Huy Tưởng, Tô Ngọc Vân, Hoài Thanh, Ngô Huy Quỳnh, Tô Hoài, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Khang, Mai Văn Hiến, Thanh Tịnh, Trần Huyền Trân Chúng tôi ở rải rác trong các nhà đồng bào, nhưng vẫn quây quần gần nhau làm thành một “trại văn hóa kháng chiến” (Cuộc đời sân khấu của chúng tôi; Nxb Văn hóa; 1983). Cũng theo cuốn hồi ký của Song Kim, bấy giờ đời sống của hai vợ chồng bà gặp rất nhiều khó khăn, có thể nói thuộc dạng nghèo nhất trong nhóm anh em văn nghệ sĩ cùng đi. Hàng tháng, Thế Lữ được trợ cấp một món tiền nhỏ, nhưng không đủ. Nữ nghệ sĩ phải cùng cô con gái nuôi đi đong lúa của đồng bào rồi giã, dần, sàng thành gạo làm bánh cuốn, bánh nếp bán cho đồng bào tản cư và anh em trong trại văn hóa. Nhưng ông bà không lúc nào nguôi dự định làm kịch trong kháng chiến, cũng như cha tôi không lúc nào buông lơi cây bút. Thế Lữ còn nhớ một kỷ niệm rất cảm động. Hôm ấy, nhà thơ dậy sớm, ra suối rửa mặt thì đã thấy cha tôi ở đấy từ lúc nào. Tóc ông bù xù, râu ria tua tủa, nhưng trông tươi tỉnh như vẫn còn nguyên sự hưng phấn. Ông cho bạn biết đêm qua vừa viết xong một màn kịch, và rủ lát nữa sang đọc cho hai vợ chồng nghệ sĩ cùng nghe Vở kịch Những người ở lại, tác phẩm tâm đắc nhất của cha tôi trong những năm kháng chiến, cũng chính là sự cộng tác đầu tiên giữa ông và Thế Lữ với tư cách là hai khâu quan trọng nhất của một vở diễn: tác giả và đạo diễn. Có điều, đây là một vở kịch có quy mô lớn, nhất là trong hoàn cảnh kháng chiến, vì vậy chỉ có thể dựng được một màn thôi – màn bốn. Nhưng chỉ chừng ấy thôi cũng đã làm vơi đi biết mấy nỗi nhớ Hà Nội của người Hà Nội ra đi kháng chiến. Một lần, ở Đại Từ, Thái Nguyên có cuộc diễn cho chiến sĩ Trung đoàn thủ đô. Lúc tan về, các chàng trai Hà Nội năm xưa vẫn quen thói cũ, gọi xe tay ầm cả lên. Lần khác, nhân kỷ niệm hai năm kháng chiến, cũng diễn Những người ở lại ở Gia Điền (một địa điểm khác thuộc huyện Hạ Hòa, nơi các văn nghệ sĩ ra số báo Văn nghệ đầu tiên). Nhật ký Thế Lữ ngày 20-12-1948 thuật lại: “Kỳ Ngung vai Kính, Sỹ vai Quảng, Khoa vai Sơn, Thế Lữ vai bác sĩ Thành, Kiều Hạnh vai Lan Đứng sau cánh gà xem Những người ở lại, Song Kim khóc. Song Kim nhớ Hà Nội” Đấy là ở sau cánh gà. Còn trên sân khấu, nữ nghệ sĩ Song Kim cũng có những gắn bó sâu sắc và cảm động với nhiều tác phẩm của cha tôi. Sau Những người ở lại, cha tôi chuyển sang sáng tác các vở kịch ngắn, phù hợp với điều kiện kháng chiến cần phải gọn nhẹ. Đó là các vở Giác ngộ, Người vợ, Anh Sơ đầu quân Vở Người vợ dựng câu chuyện về chị Đơ, một người vợ đi thăm chồng là thương binh, khi thấy chồng bị thương tật nặng chị chỉ càng thương mà không hề có một suy nghĩ nào khác, khiến cho người nữ y tá ở quân y viện đã phải xem lại thái độ của mình khi được tin chồng bị thương nặng Viết xong, cha tôi gửi bản thảo cho Thế Lữ, người chỉ huy Đoàn kịch Chiến thắng bấy giờ đang đói kịch bản. Một ngày tháng 6-1949, Thế Lữ viết thư hồi âm cho cha tôi, tỏ ý hoan nghênh vở kịch và đề nghị tác giả để cho đoàn kịch của ông được dựng vở: “Nhận được kịch bản của anh, vừa sung sướng như vớ được của lại vừa được phấn khởi như có lời bạn úy lạo”. Ngoài lý do thiếu vở mới, đạo diễn còn hình dung, với vai người vợ thương binh, “Song Kim sẽ có dịp tạo được một chị Đơ cũng hay hay” (thư Thế Lữ gửi Nguyễn Huy Tưởng, in trong Với Nguyễn Huy Tưởng; Nxb Hội Nhà văn; 1998). Theo hồi ký Song Kim, vai chị Đơ cũng như nhiều nhân vật khác trong mấy vở kịch ngắn cha tôi viết vào thời gian này đã trở thành những vai diễn chính của bà. Những vở kịch ấy còn đơn giản, nhân vật còn sơ lược, nhưng tấm lòng của người viết đặt vào nhân vật và nhiệt tình của diễn viên dồn vào vai diễn đã khiến người xem, dù là cán bộ, nhân dân hay chiến sĩ đều thấy xúc động. Bà còn nhớ, có lần, đoàn diễn vở Người vợ cho anh em thương binh trong một cái hang. Nhìn những khuôn mặt xanh xao nhưng háo hức của anh em, phần nhiều trẻ măng, dõi lên sân khấu như nuốt lấy từng hình ảnh, từng lời thoại, bà cảm thấy thương anh em hết mực. Đến lúc diễn xong, cúi chào khán giả đang reo hò vỗ tay, bà chợt thấy ở một góc hang, dưới ánh ngọn lửa đuốc bập bùng, có hai thương binh cũng đang ra sức hoan hô. Hai anh, người đeo nẹp tay phải, người bó bột tay trái, đã dùng bên tay còn lại của mỗi người chập vào nhau mà vỗ. Đó là một kỷ niệm khó quên bà kể lại với tôi khi tôi đến đề nghị bà viết cho một bài về cha tôi, in trong một cuốn sách ở một nhà xuất bản nọ * Nguyễn Huy Tưởng - Thế Lữ - Song Kim, nhà văn - nhà thơ - nghệ sĩ hoặc, nếu muốn, còn có thể kể thêm nhiều thứ “nhà” khác nữa ở mỗi người trong họ, bởi đó là những gương mặt hết sức đa dạng của nền văn học nghệ thuật nước nhà. Nhưng tôi nghĩ, có lẽ, ở họ, cái chung nhất chính là tình yêu với kịch. Tình yêu khiến cho mỗi người dù ở vào vị trí nào, tác giả, đạo diễn hay diễn viên, đều thiết tha đem đến cho vở kịch những gì tốt đẹp nhất hiến cho khán giả. Như cha tôi đã biết ơn Thế Lữ khi dựng [...]... trong một lần chia tay nhau lên đường như thế, ông bà Thế Lữ - Song Kim đã chụp cùng cha tôi một bức ảnh kỷ niệm Bên cạnh những cái làm nên giá trị của một bức ảnh quý hiếm, chụp ba gương mặt của sân khấu cách nay đã tới sáu thập niên, có điều này tôi thấy cũng lạ: Cha tôi đứng ở giữa, chứ không phải Song Kim hay Thế Lữ Tại sao lại như vậy, tôi không biết Song tôi muốn được thay mặt cha tôi cám ơn... “cách mạng hóa tư tưởng, quần chúng hóa sinh hoạt”, nhiều văn nghệ sĩ đầu quân Trong số đó có Thế Lữ Bấy giờ, nhà thơ không chỉ yếu mà còn bị mắc một thứ khó bỏ từ trước Cách mạng Cha tôi rất thông cảm với bạn, và càng thông cảm, ông càng trân trọng bạn Xin được trích một đoạn trong bài Văn nghệ sĩ đầu quân (Văn nghệ, tháng 5-1 949) của cha tôi về Thế Lữ: “Không ai lạ Thế Lữ yếu, Thế Lữ bị một “thói quen”... như vậy, tôi không biết Song tôi muốn được thay mặt cha tôi cám ơn hai ông bà đã dành cho người bạn thân của mình sự ưu ái ấy Phải, vợ chồng Thế Lữ - Song Kim phải quý cha tôi thế nào mới đặt ông vào vị trí trung tâm giữa ba con người của một thời sân khấu như thế chứ! ... gay gắt, Thế Lữ cần phải có những săn sóc hàng ngày, tỉ mỉ và đầm ấm mà đời sống bộ đội không thể bảo đảm Nhưng anh đã xông xáo đi, điều khiển ban kịch của đoàn Sân khấu, băng đèo lội suối, chia sẻ với anh em những nỗi vất vả dọc đường Mũ dạ trên đầu để lộ mái tóc hoa râm, một bên thắt lưng thây lẩy chiếc mặt nạ nhỏ xíu, tượng trưng cho sân khấu, hành lý kịch trong cặp và trong người Thế Lữ vẫn còn... với câu kết đầy chua chát nhưng vẫn đủ hài hước: “Một bi kịch đấy, kịch tác gia Huy Tưởng ạ” Như Song Kim đã dồn chứa tình yêu sân khấu của mình trong câu lẩy Kiều như một tuyên ngôn nghề nghiệp thật là dứt khoát trong cuốn hồi ký của bà: Kiếp sau nếu được làm người Tôi xin trở lại cuộc đời diễn viên Nhưng tôi nghĩ, ở bộ ba này còn có một phẩm chất đặc biệt khác nữa gắn bó họ với nhau Đó là sự giản...vở Người vợ: Thế Lữ chữa nhiều đoạn hay Cô Thơm trong vai Thủy thật là tươi mát” Như Thế Lữ, vì sự sống còn của ban kịch trong lúc neo người, phải lo làm đủ mọi việc: soạn hài kịch (để bổ khuyết cho đoàn sự thiếu thốn hài kịch), đạo diễn kiêm họa sĩ bất đắc dĩ để trang trí các buổi diễn, tóm lại, làm... này còn có một phẩm chất đặc biệt khác nữa gắn bó họ với nhau Đó là sự giản dị, chân thành đối với bạn bè, đồng nghiệp Là sự trân trọng đối với mọi nỗ lực của nhau Một ngày tháng 10 năm 1950, nghệ sĩ Song Kim gặp cha tôi ở Cao Bình, khi ông cùng nhà văn Nguyên Hồng từ mặt trận Đông Khê trở về Trông thấy nữ nghệ sĩ, cha tôi vui vẻ nói một câu mà bà nhớ mãi, nhắc mãi: “Chị mà đi được lên đây thì Tây thua . Bộ ba Thế Lữ - Song Kim - Nguyễn Huy Tưởng Trong số các cựu học sinh trường Bonnal, Hải Phòng hồi những năm 20 của thế kỷ trước, có lẽ Thế Lữ là người thành danh sớm. thương binh, Song Kim sẽ có dịp tạo được một chị Đơ cũng hay hay” (thư Thế Lữ gửi Nguyễn Huy Tưởng, in trong Với Nguyễn Huy Tưởng; Nxb Hội Nhà văn; 1998). Theo hồi ký Song Kim, vai chị Đơ. kháng chiến: Thế Lữ và Nguyễn Huy Tưởng Những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, cặp vợ chồng Thế Lữ - Song Kim tản cư về Hà Đông, đến sau Tết Đinh Hợi 1947 thì được liên lạc Nguyễn Văn Mãi