Lỗi thường gặp ở sếp mới (VnEcon.vn) Trở thành sếp không có nghĩa là bạn sẽ được kính trọng và được mọi người "nghe theo răm rắp". Nếu không thể hiện được những kỹ năng, khả năng tương ứng với chức vụ, bạn cũng chỉ là một người bình thường trong mắt nhân viên. Dưới đây là những lỗi mà các sếp mới hay mắc phải, bạn có thể tham khảo để rút ra những bài học cho mình: - Bắt nhân viên làm việc quá sức: Khi Larry Runge 20 tuổi, sếp giao cho anh công việc thiết kế một dự án. Sau khi nhận nhiệm vụ, Runge đã thức rất nhiều đêm cho tới khi hoàn thành công việc. Bây giờ, khi đã 50 tuổi và là trưởng phòng thông tin của một công ty, Runge cho rằng mình là "nạn nhân" của sếp mới: sếp chỉ quan tâm tới kết quả công việc mà không để ý gì tới nhân viên. Ông nói: "Đáng lẽ sếp phải dành thời gian để động viên, khuyến khích nhân viên. Dù bạn có làm tốt đến mấy, bạn cũng không thể kham nổi công việc của 20 người". - Từ chối đề nghị giúp đỡ: Treava Lewandowski là quản lý cho cửa hàng Bath & Body khi mới 22 tuổi. Cô phải làm việc liên tục có khi cả trong kỳ nghỉ và với số lượng công việc rất lớn. Cô cho biết mình rất mệt mỏi khi phải làm đến 1h và lại tiếp tục vào 8h sáng hôm sau. Tuy nhiên, cô không cho ai biết rằng mình đang "quá tải". Sai lầm của Lewandowski là cứ để công việc lấn át mình đi mà không chia sẻ với người khác. Khi một thư ký bán hàng mặc một chiếc áo không phù hợp với công việc, Lewandowski đã yêu cầu cô thư ký thay nó và cô này đã phàn nàn với người khác. Lúc này, cô mới nhận ra mình đã quan tâm để ý đến quá nhiều việc và làm cả những việc không cần thiết. "Đến lúc đó tôi mới nhận ra rằng mình có thể yêu cầu người khác giúp đỡ. Trước đó, tôi rất ngại phải nhờ người khác. Tuy nhiên, hiện nay đã khác, khi tôi gặp khó khăn, các quản lý khác đã giúp một tay, cùng tôi chia sẻ công việc", cô nói. - Không lên kế hoạch cho mọi việc: David Stevens, 37 tuổi, làm quản lý cho Công ty Manasquan, chia sẻ kinh nghiệm: "Cách đây bốn năm, tôi được giao nhiệm vụ quản lý. Sai lầm lớn nhất của tôi là không lên kế hoạch cho mọi việc. Khi cấp trên giao cho tôi công việc gì đó, tôi đã rất lo lắng không biết nên bắt đầu từ đâu. Cuối cùng tôi học được rằng: nếu tôi dành nửa ngày để lên kế hoạch và chia sẻ công việc với đồng nghiệp, tôi có thể tiết kiệm được 10-15 ngày". - Nóng vội: Sau khi học xong ĐH, Harrison Lewis làm quản lý cho chương trình đào tạo nhân viên của cửa hàng Kroger. Khi một nhân viên từ chối sự sắp xếp công việc không theo bản hợp đồng vì một lý do nào đó, Lewis đã sa thải anh ta ngay lập tức. Hôm sau nhân viên đó quay trở lại công việc nhờ sự giúp đỡ của công đoàn. Lewis nói: "Nếu tôi nói chuyện thẳng thắn với nhân viên, tìm hiểu kỹ càng mọi chuyện thì có thể không xảy ra mâu thuẫn nào. Tôi nhận ra rằng công việc của tôi không phải luôn cứng nhắc theo hợp đồng. Học cách lắng nghe giúp công việc của tôi dễ dàng và giúp tôi trở thành một nhà quản lý tốt hơn". - Ỷ vào chức vụ: Khi nhân viên phạm lỗi, một số sếp mới tự đề ra những quy định kỳ quặc để phạt họ. Làm như vậy sẽ khiến nhân viên dần không tôn trọng và bắt đầu chống đối sếp. Christopher Tucker, quản lý một công ty ở Schaumburg, cho biết: "Khi một dàn nhạc giao hưởng chơi một bản nhạc, nhạc trưởng không có sự chuyển động quá mức. Những cử động của anh ta nhẹ nhàng hơn và càng có giá trị. Và khi tôi không la hét mà bình tĩnh giải thích mọi việc cho nhân viên, họ đã thật sự hiểu điều tôi nói". . Lỗi thường gặp ở sếp mới (VnEcon.vn) Trở thành sếp không có nghĩa là bạn sẽ được kính trọng và được mọi người "nghe. khả năng tương ứng với chức vụ, bạn cũng chỉ là một người bình thường trong mắt nhân viên. Dưới đây là những lỗi mà các sếp mới hay mắc phải, bạn có thể tham khảo để rút ra những bài học cho. cho rằng mình là "nạn nhân" của sếp mới: sếp chỉ quan tâm tới kết quả công việc mà không để ý gì tới nhân viên. Ông nói: "Đáng lẽ sếp phải dành thời gian để động viên, khuyến