1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ LUYỆN THI ĐH CẤP TỐC 2010 (28)

5 128 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 303,5 KB

Nội dung

BỘ ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC CẤP TỐC 2010 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC 2009-2010 MÔN :HÓA HỌC ĐỀ SỐ : 28 Câu 1: Hỗn hợp khí X gồm H 2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H 2 bằng 11,4. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y; tỉ khối của Y so với H 2 bằng 14,25. Công thức cấu tạo của anken là A. CH 2 =CH 2 . B. CH 3 -CH=CH-CH 3 . C. C(CH 3 ) 2 =C(CH 3 ) 2 . D. CH 2 =CH-CH 2 -CH 3 . Câu 2: Từ các chất KClO 3 , H 2 SO 4 đặc, NaCl (được sử dụng thêm nhiệt để đun nóng) có thể điều chế được các khí nào sau đây? A. HCl, O 2 , H 2 . B. HCl, O 2 , Cl 2 . C. Cl 2 , HCl, H 2 . D. Cl 2 , O 2 , H 2 . Câu 3: Cân bằng phương trình phản ứng: CH 2 -CH=CH 2 + KMnO 4 + H 2 SO 4 COOH +CO 2 + MnSO 4 + K 2 SO 4 + H 2 O Tổng hệ số của các chất tham gia trong phương trình phản ứng trên (là các số nguyên nhỏ nhất) là A. 46. B. 45. C. 48. D. 47. Câu 4: Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử Z X < Z Y ) vào dung dịch AgNO 3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaY trong hỗn hợp ban đầu là A. 58,2%. B. 47,2%. C. 52,8%. D. 41,8%. Câu 5: Hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 6,4 gam Cu. Thể tích dung dịch HNO 3 4M tối thiểu cần lấy để hòa tan vừa hết hỗn hợp X là (Biết phản ứng giải phóng khí NO duy nhất) A. 266,67 ml B. 200 ml C. 233,33 ml D. 300 ml Câu 6: Cho các phản ứng sau: a) FeO + HNO3 (đặc, nóng) → b) FeS + H2SO4 (đặc, nóng) → c) Al2O3 + HNO3 (đặc, nóng) → d) AgNO 3 + dung dịch Fe(NO 3 ) 2 → e) CH3CHO + H2 0 ,Ni t → f) Cl 2 + Ca(OH) 2 → g) C2H4 + Br2 → h) glixerol (glixerin) + Cu(OH)2 → Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là: A. a, b, d, e, f, g. B. a, b, c, d, e, h. C. a, b, c, d, e, g. D. a, b, d, e, g, h. Câu 7: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H 2SO4 0,5M, thu được 5,572 lít H2 (ởđktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là A. 2. B. 1. C. 7. D. 3. Câu 8: Cho các chất: HCN, H 2 , dung dịch KMnO 4 , dung dịch Br 2 . Số chất có phản ứng với (CH 3 ) 2 CO là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 9: Cho m gam một ancol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là A. 0,92. B. 0,64. C. 0,46. D. 0,32. Câu 10: Đun nóng 18 gam CH 3 COOH với 9,2 gam C 2 H 5 OH có mặt H 2 SO 4 đặc. Kết thúc thí nghiệm thu được 10,56 gam este. Hiệu suất phản ứng este hoá bằng A. 40%. B. 60%. C. 30%. D. 80%. PHAN SỸ TÂN - TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY HIỆU PS T BỘ ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC CẤP TỐC 2010 Câu 11: Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,0 lít dung dịch KOH ở 100 o C. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là A. 0,24M. B. 0,48M. C. 0,3M. D. 0,4M. Câu 12: Anion X 2 - và cation Y + đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s 2 3p 6 . Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là: A. X có số thứ tự 16, chu kỳ 4, nhóm VIA; Y có số thứ tự 19, chu kỳ 4, nhóm IA. B. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 19, chu kỳ 3, nhóm IIA. C. X có số thứ tự 16, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y có số thứ tự 19, chu kỳ 4, nhóm IA. D. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 19, chu kỳ 4, nhóm IA. Câu 13: Để oxi hoá hết 10,6g o-xylen (1,2-đimetylbenzen) cần bao nhiêu lit dung dịch KMnO 4 0,5M trong môi trường H 2 SO 4 loãng. Giả sử dùng dư 20% so với lượng phản ứng. A. 0,48lit. B. 0,24lit. C. 0,12lit. D. 0,576lit. Câu 14: Dẫn 2,8 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 16 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,68 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 2,8 lít X thì sinh ra 5,04 lít khí CO 2 . Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (biết các thể tích khí đều đo ở đktc) A. CH 4 và C 2 H 4 . B. CH 4 và C 3 H 4 . C. CH 4 và C 3 H 6 . D. C 2 H 6 và C 3 H 6 . Câu 15: Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là: A. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na. B. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH. C. nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH. D. nước brom, anhiđrit axetic, dung dịch NaOH. Câu 16: Hợp chất CH 2 CH C O CH 2 CH 3 có tên gọi A. Etylvinyl xeton. B. Penten-3-ol. C. Đimetyl xeton. D. Vinyletyl xeton. Câu 17: Một bình kín chứa 4 mol N 2 và 16 mol H 2 có áp suất là 400 atm. Khi đạt trạng thái cân bằng thì N 2 tham gia phản ứng là 25%. Cho nhiệt độ của bình được giữ nguyên. Áp suất của hỗn hợp khí sau phản ứng là: A. 180 atm B. 720 atm C. 540 atm D. 360 atm Câu 18: Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO 3 trong dung dịch NH 3 , là A. anđehit axetic, but-1-in, etilen. B. anđehit axetic, axetilen, but-2-in. C. anđehit fomic, axetilen, etilen. D. axit fomic, vinylaxetilen, propin. Câu 19: Nhiệt phân hoàn toàn 15,8 gam KMnO 4 , toàn bộ khí oxi thu dược cho tác dụng hết với kim loại R, sau khi oxi phản ứng hết thu được 5,92 gam chất rắn X. Cho chất rắn X vào dd H 2 SO 4 loãng dư thu được 1,792 lít H 2 (đktc). Hãy xác định kim loại R. A. Al. B. Zn. C. Fe. D. Mg. Câu 20: Cho các chất: xiclopropan, xiclobutan, 2-metylpropen, but-1-in, stiren, naphtalen. Số chất phản ứng với dung dịch brôm là A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 21: Khi cho isopren phản ứng với HBr theo tỉ lệ mol 1:1 thì số chất hữu cơ thu được nhiều nhất (là đồng phân cấu tạo) là A. 6. B. 5. C. 8. D. 4. Câu 22: Hỗn hợp khí X gồm anken M và ankin N có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hỗn hợp X có khối lượng 8,2 gam và thể tích 6,72 lít (ở đktc). Số mol, công thức phân tử của M và N lần lượt là A. 0,2 mol C 2 H 4 và 0,1 mol C 2 H 2 . B. 0,1 mol C 2 H 4 và 0,2 mol C 2 H 2 . C. 0,2 mol C 3 H 6 và 0,1 mol C 3 H 4 . D. 0,1 mol C 3 H 6 và 0,2 mol C 3 H 4 . Câu 23: Hòa tan 26,8 gam hỗn hợp hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở vào nước được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư thu được 21,6 gam bạc kim loại. Để trung hòa hoàn toàn phần 2 cần 200,0 ml dung dịch NaOH 1,0M. Công thức của hai axit đó là A. HCOOH, C 3 H 7 COOH. B. CH 3 COOH, C 2 H 5 COOH. C. CH 3 COOH, C 3 H 7 COOH. D. HCOOH, C 2 H 5 COOH. PHAN SỸ TÂN - TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY HIỆU BỘ ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC CẤP TỐC 2010 Câu 24: Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng, phân tử của chúng chỉ có một loại nhóm chức. Chia X thành 2 phần bằng nhau. - Phần 1 : đem đốt cháy hoàn toàn rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ có CO 2 và hơi H 2 O) lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H 2 SO 4 đặc, bình (2) đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư, thấy khối lượng bình (1) tăng 2,16 gam, ở bình (2) có 7,0 gam kết tủa. - Phần 2 : cho tác dụng hết với Na dư thì thể tích khí H 2 (đktc) thu được là bao nhiêu ? A. 0,224 lít. B. 2,24 lít. C. 0,56 lít. D. 1,12 lít. Câu 25: Đun nóng hỗn hợp gồm hai rượu (ancol) đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H 2 SO 4 đặc ở 140 0 C. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được 12,3 gam hỗn hợp 3 ete và 2,7 gam nước. Công thức phân tử của hai rượu trên là A. C 3 H 5 OH và C 4 H 7 OH. B. C 3 H 7 OH và C 4 H 9 OH. C. C 2 H 5 OH và C 3 H 7 OH. D. CH 3 OH và C 2 H 5 OH. Câu 26: Công nghiệp silicat là ngành công nghiệp chế biến các hợp chất của silic. Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc về công nghiệp silicat? A. Sản xuất xi măng. B. Sản xuất đồ gốm (gạch, ngói, sành, sứ). C. Sản xuất thuỷ tinh. D. Sản xuất thuỷ tinh hữu cơ. Câu 27: Cho hỗn hợp HCHO và H 2 dư đi qua ống đựng bột Ni đun nóng thu được hỗn hợp X. Dẫn toàn bộ sản phẩm thu được vào bình nước lạnh thấy khối lượng bình tăng 11,80 gam. Lấy toàn bộ dung dịch trong bình cho tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư thu được 21,60 gam Ag. Khối lượng ancol có trong X là giá trị nào dưới đây ? A. 1,03 gam. B. 10,30 gam. C. 9,30 gam. D. 8,30 gam. Câu 28: Cho hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 tan hoàn toàn trong dung dịch HNO 3 thu được 0,4 mol Fe(NO 3 ) 3 và 5,6 lít hỗn hợp khí gồm NO 2 và NO (đktc). Vậy số mol HNO 3 dã phản ứng là A. 1,45 mol. B. 1,4 mol. C. 1,55 mol. D. 1,2 mol. Câu 29: Một hỗn hợp gồm hai anđehit X và Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của anđehit no đơn chức, mạch hở. Cho 1,02 gam hỗn hợp trên phản ứng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư thu được 4,32 gam Ag kim loại (hiệu suất phản ứng 100%). Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là A. HCHO, C 2 H 5 CHO. B. CH 3 CHO, C 2 H 5 CHO. C. C 3 H 7 CHO, C 4 H 9 CHO. D. CH 3 CHO, HCHO. Câu 30: Ba hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng A. ankan. B. anken. C. ankin. D. ankađien. Câu 31: Sục 4,48 lít CO 2 vào 200 ml dung dịch chứa NaOH 0,2M và Ba(OH) 2 0,7M thu được bao nhiêu gam kết tủa ? A. 7,88 gam. B. 23,64 gam. C. 39,4 gam. D. 25,58 gam. Câu 32: Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (ancol) etylic 46 0 là (biết hiệu suất của quá trình là 86,4% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml) A. 3,75 kg. B. 4,5 kg. C. 6,0 kg. D. 5,0 kg. Câu 33: Cho 300 ml dung dịch KOH 1,5M vào 400 ml dung dịch H 3 PO 4 0,5M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được hỗn hợp gồm các chất là A. KH 2 PO 4 và H 3 PO 4 . B. K 2 HPO 4 và K 3 PO 4 . C. K 3 PO 4 và KOH. D. KH 2 PO 4 và K 2 HPO 4 . Câu 34: Hợp chất hữu cơ X (phân tử có vòng benzen) có công thức phân tử là C 7 H 8 O 2 , tác dụng được với Na và với NaOH. Biết rằng khi cho X tác dụng với Na dư, số mol H 2 thu được bằng số mol X tham gia phản ứng. Số chất X là A. 7. B. 8. C. 9 . D. 10. Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 10,08 lít khí CO2 (ở đktc) và 12,6 gam nước. Thể tích không khí (ởđktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là A. 100,4 lít. B. 107,52 lít. C. 89,6 lít. D. 71,68 lít. Câu 36: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H 2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với metan là 1,45. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là A. 48,0. B. 24,0. C. 16,0. D. 32,0. PHAN SỸ TÂN - TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY HIỆU BỘ ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC CẤP TỐC 2010 Câu 37: Sục hỗn hợp khí Cl 2 và NO 2 vào dung dịch chứa NaOH thu được dung dịch X chứa 2 muối. Cho dung dịch H 2 SO 4 vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Cho Cu vào dung dịch Y thấy dung dịch chuyển sang màu xanh và khí NO bay lên. Hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng đã xảy ra. A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 38: Cho 3 chất : CH 3 CH 2 CH 2 Cl (1); CH 2 =CHCH 2 Cl (2) và Phenyl clorua (3). Đun từng chất với dung dịch NaOH dư, sau đó gạn lấy lớp nước và axit hoá bằng dung dịch HNO 3 , sau đó nhỏ vào đó dung dịch AgNO 3 thì các chất có xuất hiện kết tủa trắng là A. (1), (3). B. (2), (3). C. (1), (2), (3). D. (1), (2). Câu 39: Để m gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hỗn hợp M có khối lượng 18g gồm bốn chất rắn. Hòa tan hoàn toàn M bằng dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng thu được 5,04 lít khí SO 2 duy nhất ở đktc. m có giá trị là A. 12,15g B. 10,08g C. 15,12g D. 18g Câu 40: Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là A. isopentan. B. 2,2-đimetylbutan. C. 2,2,3,3-tetrametylbutan. D. neopentan. Câu 41: Cho 13,4 gam hỗn hợp X gồm hai axit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư, thu được 17,8 gam muối. Khối lượng của axit có số nguyên tử cacbon ít hơn có trong X là A. 3,0 gam. B. 4,6 gam. C. 7,4 gam. D. 6,0 gam. Câu 42: Cho các chất sau : 1,1 – đimetylxiclopropan, 1,2 – đimetylxiclopropan, But-1-en, But-2-en, 2-metylbut-2-en, buta- 1,3-đien, stiren, axit oleic, axit panmitic, 1,2-đicloeten. Số chất có đồng phân hình học là A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 43: Phát biểu nào sau đây sai ? A. Phân đạm cung cấp nitơ hoá hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO 3 - ) và ion amoni (NH 4 + ). B. Phân urê có công thức là (NH 2 ) 2 CO. C. Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK. D. Amophot là hỗn hợp các muối (NH 4 ) 2 HPO 4 và KNO 3 . Câu 44: Cho m gam hỗn hợp Al, Fe vào 300ml dung dịch HCl 1M và H 2 SO 4 0,5M thấy thoát ra 5,6 lít H 2 (đktc). Tính thể tích dung dịch NaOH 1M cần cho vào dung dịch X để thu được kết tủa có khối lượng lớn nhất ? A. 300 ml. B. 500 ml. C. 400 ml. D. 600 ml. Câu 45: Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được 2 thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H 2 bằng 14,5. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít X (ở đktc), rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 300 ml dung dịch Ba(OH) 2 1M thu được m gam kết tủa. Giá trị m là A. 59,1g. B. 78,8g. C. 19,7g. D. 39,4. Câu 46: Cacbon vô định hình được điều chế từ than gỗ hay gáo dừa có tên là than hoạt tính. Tính chất nào sau đây của than hoạt tính giúp cho con người chế tạo các thiết bị phòng độc, lọc nước? A. Hấp phụ các chất khí, chất tan trong nước. B. Khử các chất khí độc, các chất tan trong nước. C. Đốt cháy than sinh ra khí cacbonic. D. Tất cả các phương án. Câu 47: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns 2 np 3 . Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 83,33% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là A. 40,00%. B. 43,66%. C. 50,00%. D. 27,27%. Câu 48: A, B là 2 axit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho hỗn hợp gồm 4,60 gam A và 6,0 gam B tác dụng hết với kim loại Na thu được 2,24 lít H 2 (đktc). Công thức phân tử của A và B lần lượt là A. C 2 H 5 COOH và C 3 H 7 COOH. B. C 3 H 7 COOH và C 4 H 9 COOH. C. HCOOH và CH 3 COOH. D. CH 3 COOH và C 2 H 5 COOH. Câu 49: Khi cho 100ml dung dịch KOH 1M vào 100ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,9875 gam chất tan. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của HCl trong dung dịch đã dùng là A. 0,25M. B. 0,5M. C. 0,75M. D. 1M. Câu 50: Cho các chất sau : C 2 H 5 OH, CH 3 COOH, HCOOH, C 6 H 5 OH PHAN SỸ TÂN - TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY HIỆU BỘ ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC CẤP TỐC 2010 Chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử H trong nhóm -OH của 4 chất là A. C 6 H 5 OH, C 2 H 5 OH, CH 3 COOH, HCOOH. B. C 2 H 5 OH, C 6 H 5 OH, CH 3 COOH, HCOOH. C. C 6 H 5 OH, C 2 H 5 OH, HCOOH, CH 3 COOH. D. C 2 H 5 OH, C 6 H 5 OH, HCOOH, CH 3 COOH. HẾT PHAN SỸ TÂN - TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY HIỆU . BỘ ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC CẤP TỐC 2010 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC 2009 -2010 MÔN :HÓA HỌC ĐỀ SỐ : 28 Câu 1: Hỗn hợp khí X gồm H 2 và một anken. 40%. B. 60%. C. 30%. D. 80%. PHAN SỸ TÂN - TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY HIỆU PS T BỘ ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC CẤP TỐC 2010 Câu 11: Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,0 lít dung dịch KOH ở 100 o C C 3 H 7 COOH. D. HCOOH, C 2 H 5 COOH. PHAN SỸ TÂN - TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY HIỆU BỘ ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC CẤP TỐC 2010 Câu 24: Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng, phân

Ngày đăng: 10/07/2014, 20:00

w