Kiến thức lớp 12 Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi-phần11 ppt

32 414 0
Kiến thức lớp 12 Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi-phần11 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kiến thức lớp 12 Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi-phần11 Nhà văn - Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi 1. Bốn mươi năm về trước, trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân, Nguyễn Thi đi theo một cánh quân đánh vào Sài gòn với hy vọng là để lấy thêm tài liệu cho mấy cuốn tiểu thuyết còn dang dở. Cũng không loại trừ miền đất ấy đã ghi dấu nhiều kỷ niệm của đời ông, nơi lúc bấy giờ đứa con gái mà ông chưa biết mặt đang sống. Sáu năm ở chiến trường Nam bộ vào thời kỳ cuộc chiến tranh đang diễn ra đầy cam go đó, với Nguyễn Thi lại là quãng thời gian ông thực hiện được nhiều nhất cho những dự định về nghề nghiệp. Nhưng ông đã không trở về. Ông đã ngã xuống ở ngay cửa ngõ thành phố trong một cuộc chiến đấu không cân sức 2. Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Thi được mở đầu bằng giải thưởng văn học Cửu Long năm 1951 cho tập thơ Hương đồng nội với bút danh Nguyễn Ngọc Tấn. Cho đến nay hầu như rất ít người biết đến thơ ông, có thể vì chất lượng nghệ thuật của nó. Nhưng cũng vào thời điểm đó ông bắt đầu chuyển sang viết văn xuôi và càng ngày ông càng nghiệm ra rằng mọi thành quả của lao động, ý nghĩa của cuộc đời ông chỉ thật sự có khi ông gắn mình với cuộc sống của nhân dân và chiến sỹ. Năm 1954, tập kết ra Bắc và trước khi trở lại chiến trường miền Nam năm 1962, ông có hai tập truyện ngắn Trăng sáng và Đôi bạn. Cũng như mọi tác phẩm văn học khác ra đời vào thời điểm bấy giờ, hai tập truyện ngắn Trăng sáng và Đôi bạn đã nhập vào dòng chảy chung của văn học hướng về cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Tình cảm đối với quê hương trong tấm lòng của những người con miền Nam tập kết và của chính những người dân miền Bắc là một thứ tình cảm đặc biệt, là động cơ cho mỗi người trong công việc hàng ngày đã được ông thể hiện khá tinh tế trong các truyện như Quê hương, Đôi bạn, Xuống núi Đó là một thứ tình cảm thiêng liêng, chi phối mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của xã hội lúc bấy giờ. Dưới nét bút "ký họa" của ông, bức tranh cuộc sống miền Bắc đã góp phần tạo lòng tin cho con người vào tương lai phía trước: đó là tâm thế của những con người được sống trong hoàn cảnh không bị o ép, được cách mạng giải phóng và tự giải phóng mình ra khỏi những ràng buộc do thói quen sinh hoạt lâu trong chế độ cũ. Những truyện ngắn thời kỳ này của Nguyễn Ngọc Tấn có thể nói như một sự tìm đường cho ngòi bút của mình. Mặc dù cốt truyện còn đơn giản, tình huống truyện chưa có sự đặc sắc nhưng ở đây, mạch văn của ông đã thể hiện sắc thái trữ tình đậm nét. Cả trong hai tập Trăng sáng và Đôi bạn, dẫu cùng nằm trong tình hình chung của truyện ngắn miền Bắc thời kỳ này là còn sơ lược, một chiều thì Nguyễn Ngọc Tấn ít nhiều vẫn bộc lộ năng lực của một cây bút truyện ngắn qua một số truyện. Tính "mơ hồ" trong cách gọi tên nhân vật, trong việc thể hiện tâm lý của cô gái nông thôn trẻ có chồng hy sinh đã mấy năm giờ đang có một cuộc sống mới nơi công trường, đang có tình cảm với một chàng trai quê xa, với nỗi chộn rộn náo nức của kẻ đang yêu không thể giấu, lại không hẳn đã quên hình ảnh người chồng cũ, là những phác thảo tâm lý khá tinh tế của ông trong truyện ngắn Đôi bạn. Câu chuyện tình cảm riêng tư trong truyện Quê hương được "thuật lại" từ một điểm nhìn tự phát: đó là câu chuyện giữa hai người phụ nữ không có tên riêng mà nhân vật "tôi" nghe được một cách tình cờ trên một chuyến xe khách từ Hà Nội vào giới tuyến Vĩnh Linh. Từ điểm nhìn đó, việc lồng ghép và gắn kết một cách hợp lý các mối tình cảm riêng chung, đặc biệt là tình cảm đối với quê hương, ý thức trách nhiệm đối với cuộc đấu tranh thống nhất đất nước đã được ông thể hiện khá đặc sắc. Chủ đề hướng về miền Nam ruột thịt còn được thể hiện trong một số truyện ngắn khác như Trăng sáng, Mặt trận, Món quà tết. Thời kỳ này cách mạng miền Nam đang chịu những tổn thất nặng nề do sự trả thù những người kháng chiến cũ của Mỹ - Diệm. Truyện ngắn Im lặng của ông viết về một người bộ đội miền Nam phát bệnh điên khi nghe tin vợ con ở quê nhà đã bị kẻ thù sát hại, phần nào cũng nói lên sự nhận thức buổi đầu của ông về tính chất khốc liệt trong cuộc chiến đấu không cân sức để bảo vệ bản thân và bảo vệ thành quả của cuộc kháng chiến ở miền Nam. Đây là một sự nhận thức không dễ nhận được sự đồng thuận của nhiều người nhưng với Nguyễn Ngọc Tấn thì đây là một sự mở đầu và điều đó càng biểu hiện rõ hơn trong ý thức nghệ thuật của ông sau khi trở lại chiến trường miền Nam: mặc dù văn mạch trữ tình đã trở thành chủ đạo trong nhiều truyện ngắn và tùy bút nhưng chính sự nhận thức này đã quy định tính nghiêm nhặt trong bút pháp hiện thực trong Ở xã Trung Nghiã và một số ghi chép khác. Đó là lý do khiến cho mặc dù sống và làm việc trong điều kiện hết sức gian khổ ở chiến trường lúc bấy giờ, với bút danh mới: Nguyễn Thi, ông vẫn ghi được hàng ngàn trang tư liệu và viết được một số tác phẩm đặc sắc về cuộc sống và con người miền Nam trong một thời kỳ lịch sử cam go. Những gì còn lại trong di cảo của Nguyễn Thi đã thể hiện sức thanh xuân của một ngòi bút giàu tiềm năng sáng tạo. 3. Trong thời gian sống ở chiến trường Nguyễn Thi là một trong những người chịu trách nhiệm tổ chức tờ Văn nghệ Quân giải phóng và bản thân ông cũng là một cây bút chủ lực của tờ báo này. Ông quan niệm nhà văn cũng như văn chương là phải phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Cho nên ông đã làm tất cả những gì mà một tờ báo ra đời trong hoàn cảnh thiếu thốn của đời sống chiến tranh lúc bấy giờ đang cần; và đặt ra như một thứ kỷ luật cho mình là đi và viết. "Ở chiến trường là phải làm liền, không viết nhanh thì việc mới người mới ào tới, chuyện sự vụ chồng chất, cuối cùng tất cả sẽ mãi mãi chỉ là những dự định". Ông tranh thủ mọi thời gian để ghi chép. Đặc biệt là sau những chuyến đi công tác ở Mỹ Tho, Bến Tre, đi dự Đại hội anh hùng miền Nam về, ông ghi được hàng ngàn trang tư liệu vô cùng quý giá về các sự kiện, con người, về văn hoá dân gian trong đó có những tư liệu như đã là phác thảo khá hoàn hảo cho những cuốn tiểu thuyết, những truyện ký. Những sáng tác của ông phần lớn được ra đời trong ý thức công dân - nghệ sỹ, trong ý muốn từ bầu nhiệt huyết của mình để có thể truyền ngọn lửa yêu nước đến với người đọc nhất là khi văn học nhận về mình trách nhiệm làm vũ khí chiến đấu và nhà văn là chiến sỹ. Đó là những ghi chép kịp thời dường như còn mang hơi thở nóng hổi của một cuộc sống chiến đấu đầy khẩn trương như Những sự tích đất thép, Đại hội anh hùng, Dòng kinh quê hương, Những câu nói trong đại hội. Cùng với những tác phẩm khác, những sáng tác này ra đời trong cảm hứng sâu sắc của ông về ý thức, về lòng quyết tâm đánh Mỹ của mọi lớp người trên đất miền Nam. Với giọng điệu tráng ca, những bài ký của Nguyễn Thi đã đốt lên trong lòng người đọc ngọn lửa của lòng yêu nước, của ý thức quyết tâm đánh Mỹ đến cùng để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc qua những câu nói từng là phương châm sống của nhân vật: "Đừng lo tôi chết, cứ để tôi ở đây sống với đồng bào" (Nguyễn Thị Hạnh), "Chết, chết thẳng đứng còn hơn sống quỳ" (Nguyễn Văn Quang), "Cứ đánh, trước khó sau quen" (Phạm Văn Cội) Một trong những đặc điểm của văn xuôi giải phóng là nhà văn viết từ cảm hứng anh hùng và các tác phẩm thường ra đời trên cơ sở người thật việc thật. Nói như Nguyễn Minh Châu là các tác phẩm "thường ra đời cùng với các bản tin chiến sự" và là kết quả của các chuyến đi thâm nhập vào thực tế cuộc sống chiến đấu anh hùng của các nhà văn. Phần lớn những sáng tác của Nguyễn Thi, trong đó bao gồm những tác phẩm đã hoàn thiện và cả những tác phẩm chưa hoàn thiện là kết quả của những tháng ngày đi và viết. Nhất quán với mình và cùng nằm trong dòng chảy chung của nền văn học cách mạng lúc bấy giờ, cảm hứng anh hùng là nguồn cảm hứng chính trong sáng tạo nghệ thuật của ông và điều đó đã được thể hiện qua việc lựa chọn đối tượng thẩm mỹ và cách tiếp cận đối tượng. Nguồn cảm hứng đó không chỉ thể hiện ở việc ông dành trọn tâm sức của mình để viết về cuộc sống anh hùng với những người anh hùng có thật ngoài đời mà còn là ở chỗ ông dồn nguồn tình cảm đó của mình để xây dựng nên kiểu nhân vật anh hùng trong cuộc sống chiến tranh, thể hiện con đường đi đến với cách mạng của nhân [...]... tin Trong những trang viết đó, Nguyễn Thi đã nhìn ra những vấn đề, những mâu thuẫn nảy sinh ngay trong nội bộ và cuộc đấu tranh này cũng gian khổ không kém Không chỉ là sự phản bội của những người vốn có chung một lý tưởng như ở trong Sen trong đồng, trong Cô gái đất Ba Dừa còn là thói, ganh ghét, coi thường phụ nữ Cũng qua ghi chép này ông đã cảnh báo về sự tan vỡ hạnh phúc gia đình có thể xảy ra ở những. .. mà tiêu biểu là Mẹ vắng nhà và Những đứa con trong gia đình Những sáng tác này đặt vào trong thế giới nghệ thuật của ông là một thứ bổ sung hoàn hảo cho tinh thần của một cuộc chiến tranh nhân dân Sinh thời Nguyễn Thi đã từng "im lặng mà viết, im lặng mà đọc sách, im lặng mà suy nghĩ, im lặng để rất ít nói về mình" (Nguyễn Trọng Oánh) Dẫu rằng bốn mươi năm về trước, Nguyễn Thi đi vào cõi vĩnh hằng... sinh đẻ và nuôi dạy con cái Mối quan hệ này càng được khẳng định thêm trong một truyện ngắn khác, rất giàu chất thơ: Mẹ vắng nhà Hình ảnh một người phụ nữ đông con nhưng vẫn thu xếp tốt công việc gia đình và dũng cảm, nhiệt tình, hiệu quả trong công việc đánh giặc, một đàn con trẻ biết cắt đặt công việc gia đình để cho mẹ yên tâm đi đánh giặc, qua ngòi bút trữ tình đặc sắc của Nguyễn Thi, quả đã có... phụ nữ tham gia công tác khi mà dưới con mắt của họ tiêu chí về con người xã hội trở thành thước đo đầu tiên, quan trọng nhất đối với chồng; khi mà niềm say mê công việc chung lấn át thời gian và tình cảm dành cho riêng tư Biết nắm bắt và chắt lọc những điển hình trong cuộc sống, Nguyễn Thi còn là cây bút có khả năng thổi hồn cho nhân vật cuộc đời như chị Út, chị Nguyễn Thị Hạnh trở thành những hình... cũng như những khó khăn gian khổ mà cách mạng đã trải qua, đã được nhân dân đùm bọc, che chở Trong các tác phẩm của ông nhân vật phụ nữ bao giờ cũng là những nhân vật ông dành nhiều tâm huyết nhất Anh hùng Quân giải phóng miền Nam Nguyễn Thị Út thường gọi là Út Tịch - là nhân vật chính trong tập truyện ký Người mẹ cầm súng tác phẩm được giải chính thức Giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu... tượng văn học Những tác phẩm này của Nguyễn Thi, đứng về mặt thể loại, là những đóng góp suất sắc của ông cho thể truyện ký - một trong những thể loại mang tính đặc thù của một thời kỳ lịch sử Đó là lịch sử đất nước những năm chiến tranh, văn học với yêu cầu là "tấm gương soi lịch sử" về một cuộc chiến tranh nhân dân, lịch sử về sứ mạng của nhà văn là chiến sỹ trên mặt trận của Đảng Trong những ngày lăn... Tất cả những sự kiện đó dồn dập xảy ra trong một không gian làng chật hẹp, trong không gian tâm tưởng của Tư Trầm Cảm giác bất an về một tai họa như đang treo lơ lửng trên đầu khi trước mắt, những nhu cầu thiết yếu của đời sống như cơm ăn áo mặc, mà trước mắt là sự giao lưu tối thiểu của người dân đang bị tước đoạt Đặc sắc của ngòi bút Nguyễn Thi được thể hiện trong việc cho người đọc nhận diện nhân... giống như những con quạ đói vẫn kêu vang lên mỗi buổi chiều tối ngoài gò mả" Cung cách đó là cung cách của những mụ đàn bà nanh nọc; như Hàm Giỏi trong Người mẹ cầm súng từng "quyết đánh Út cho lòi thịt lòi cá ra" chỉ vì Út đói quá nên đã trót ăn ít thức ăn của con mụ Chỉ với "cái lưng cong như trái me đen cháy" với "đôi bàn chân mang màu phèn mốc" và "áo vắt vai lưng quần lá nem vận một nùi dưới lớp da... côi cô quạnh với tâm trạng nặng nề trong khung cảnh một đêm sâu với một không gian có vầng trăng đỏ tứa, có tiếng chó sủa rộ, tiếng mõ báo động Mô tả cảnh bọn địch ập vào nhà Hai Khê bắt quả tang việc các gia đình bảng đen đi lại với nhau, Nguyễn Thi đã sử dụng cả hai giọng chủ âm của tác phẩm Đó là giọng châm biếm trong khi vạch trần các vai diễn vụng trong một lớp kịch xoàng của cái gọi là đại diện... lên cầm súng Từ xuất phát điểm đó, Nguyễn Thi đã có một cách lý giải đặc sắc con đường đi đến với cách mạng cho nhân vật của mình Và ông đã kết hợp hài hòa lòng yêu quê hương xứ sở với lòng yêu cách mạng của những con người vốn trọng tình, trọng nghĩa Đặt Ở xã Trung Nghĩa vào trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Thi, chúng ta nhận ra được sự liền mạch của ông trong những vấn đề nóng sốt của cách mạng, . Kiến thức lớp 12 Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi-phần11 Nhà văn - Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi 1. Bốn mươi năm về trước, trong cuộc Tổng tấn công. kiện, con người, về văn hoá dân gian trong đó có những tư liệu như đã là phác thảo khá hoàn hảo cho những cuốn tiểu thuyết, những truyện ký. Những sáng tác của ông phần lớn được ra đời trong. tin. Trong những trang viết đó, Nguyễn Thi đã nhìn ra những vấn đề, những mâu thuẫn nảy sinh ngay trong nội bộ và cuộc đấu tranh này cũng gian khổ không kém. Không chỉ là sự phản bội của những

Ngày đăng: 10/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan