Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
194,85 KB
Nội dung
Kiến thức lớp 12 Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi-phần7 Bình giảng tác phẩm Những đứa con trong gia đình NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH ĐỖ KIM HỒI Đã có một lần nào, tôi thử điểm lại trong trí nhớ của mình tên những tác phẩm chính của Nguyễn Thi: Người mẹ cầm súng, Mẹ vắng nhà, Những đứa con trong gia đình, Những sự tích ở đất thép, Ước mơ của đất, Chuyện xóm tôi, Ở xã Trung Nghĩa… Để rồi sực nghĩ ra rằng: hình như làm nên một Nguyễn Thi trong nền văn học của chúng ta không phải là cảm hứng về những gì lạ lẫm, xa vời, bay bổng, mà là Mẹ, là Đất, là Quê hương, làng xóm, những cái gắn bó ruột rà, thân thiết với đời sống thuần hậu và còn rất nhiều cực khổ của con người. Đọc Nguyễn Thi, thấy tác phẩm của ông nồng nàn hơi thở thô phác, ấm áp và mạnh mẽ của đất đai, những nhân vật của ông cắm chắc vào đời sống, luôn luôn lăn lộn trong gian nguy vất vả, da dẻ cứ đỏ au lên vì nắng gió, khẩu súng lúc nào cũng ấm tay người và áo quần dường như vẫn đẫm chất mồ hôi mặn mòi, khét cháy. Có thể bởi vậy mà khi nghĩ đến Nguyễn Thi, trong óc tôi thường cứ hay hiện về một ý thơ của Nadim Hikmet: Làm đám mây rất thích Làm con chim lại càng thích hơn. Nhưng tôi vui sướng được làm con người, Và cái yêu thích nhất của tôi là đất, … Hễ cứ rời xa mặt đất là một nỗi buồn xâm chiếm lấy tôi … Nguyễn Thi hay viết về người anh hùng. Phẩm chất anh hùng, có thể nói, luôn có mặt ở các mức độ khác nhau trong hầu như tất cả các nhân vật chính diện trong tác phẩm của ông. Nhưng đó là kiểu người anh hùng – con đẻ của đất cày và sông nước; ở đó, cái anh hùng hòa lẫn với cái bình dị, sự cao cả hiện ra dưới vẻ thân thuộc, gần gũi, chất phác tự nhiên, và rất lắm khi chất anh hùng lại bộc lộ ra qua những biểu hiện đến là thơ ngây, ngộ nghĩnh. Có cảm giác như, khi tìm cách lí giải, cắt nghĩa phẩm chất anh hùng của con người, Nguyễn Thi đã rất tâm đắc với ý tưởng nghệ thuật này: người anh hùng đó là sản phẩm sinh ra từ thời đại. Nhưng người anh hùng lại không chỉ là sản phẩm của thời đại mà thôi. Đọc Nguyễn Thi, ta thấy rõ: phẩm chất anh hùng của họ còn phải được hiểu như sự tiếp nối một nguồn cội, một nếp nhà, còn phải được xem như là truyền thống, là di sản, một di sản thiêng liêng mà các thế hệ cha anh đã truyền lại, đã bàn giao lại cho lớp cháu con. Tôi thấy Nguyễn Thi hình như không muốn chia sẻ với loại cảm hứng thiên về khai thác những xung đột lí tưởng giữa những con người trong một gia đình hay dòng họ. Hứng thú nghệ thuật của ông dồn cả cho kiểu gia đình như gia đình chị Út trong Người mẹ cầm súng và nhất là trong Mẹ vắng nhà, ở đó, người mẹ đã đem lại cho đứa con không chỉ một hình hài mà còn là một tấm gương về cách sống. Nhưng ở vị trí trung tâm của Mẹ vắng nhà đang là những đứa trẻ còn rất nhỏ và còn chưa rời khởi mái nhà của cha mẹ. Vấn đề sẽ có ý nghĩa nhiều hơn trong một truyện ngắn khác, cái truyện ngắn mà giờ đây ta bàn tới, truyện Những đứa con của gia đình. Nhân vật chính trong thiên truyện là những thanh niên đã bước sang lứa tuổi mười tám đôi mươi, đã trở thành những chiến sĩ xông pha trận mạc, và đã lập chiến công. Hai chị em Chiến, Việt – tên những thanh niên ấy – đã từng bắn giặc trên sông Định Thủy. Riêng Việt, cậu em trai, còn “diệt được một xe đầy Mĩ với sáu thằng Mĩ lẻ” trong một trận đọ lê đẫm máu. Vậy mà trong tác phẩm, Nguyễn Thi vẫn thể hiện họ trong tư cách những đứa con. Họ quả có được miêu tả trong quan hệ với anh em đồng đội: anh Tánh, anh Công… Thế nhưng họ vẫn được miêu tả nhiều hơn trong quan hệ với gia đình. Còn một điểm khác nữa giữa truyện ngắn này với truyện Mẹ vắng nhà mà ta vừa nhắc đến: ở đây, được nói tới như những đứa con trong gia đình lại là Chiến, Việt, những người mà gia đình thực đã không còn nữa: cha mẹ đều đã hi sinh, ngôi nhà cũ đã nhường để làm trường học, bàn thờ má phải gửi sang nhà khác, và bản thân thì đang chiến đấu ở nơi xa… Nhưng ngay cả với những người như thế, hình ảnh của gia đình, những kí ức về gia đình, những tình cảm với gia đình và những truyền thống mà họ là lớp người kế tục… tất cả vẫn sống như là một thực thể, một nguồn sinh lực nuôi dưỡng tinh thần, một nguồn sáng soi đường cho con người cảm xúc, nghĩ suy, hành động. * * * Những đứa con trong gia đình có một lối tự sự mang khá nhiều nét riêng. Câu chuyện được thuật lại không hoàn toàn theo trật tự thời gian mà chủ yếu là nhịp theo dòng hồi tưởng miên man đứt nối của Việt, vào lúc người chiến sĩ trẻ ấy bị thương sau cuộc đọ lê, cứ liên tục ngất đi rồi tỉnh lại trong hoàn cảnh chỉ có mình với mình giữa một chiến trường mênh mông đầy bóng tối – bóng tối của màn đêm và bóng tối do mắt Việt bị thương nên không thể nhìn thấy gì ở bên ngoài. Khi chọn kiểu kể chuyện này không rõ tác giả có nghĩ đến và có chịu ảnh hưởng gì của lối viết theo “dòng ý thức” của tác giả bộ Đi tìm thời gian đã mất hay không. Nhưng lối thuật chuyện mà Nguyễn Thi đã chọn quả có giúp tác giả dễ dàng cất bỏ những tấm vách ngăn giữa quá khứ và hiện tại, giữa cái đang ở trước mặt và cái đã thành kỉ niệm xa xưa, giữa những chi tiết thoáng đến thoáng đi, tưởng chứng như bâng quơ, như ngẫu nhiên, với những tư tưởng tình cảm lớn lao, trọng đại. Hãy dõi theo một đoạn văn nào đó, chẳng hạn như cái đoạn bắt đầu từ câu: “Việt tỉnh dậy lần thứ hai lúc trời lất phất mưa”. Tiếng máy bay, tiếng động duy nhất mà Việt nghe thấy trên một bãi chiến trường đã trở nên vắng lặng từ lần tỉnh đầu tiên, bây giờ đã tắt hẳn rồi. Chỉ còn tiếng “ếch nhái kêu dậy lên”. Âm thanh ấy dẫn Việt trở lại những ngày còn chưa đi bộ đội, những đêm trời vừa dứt mưa, hai chị em lóp ngóp ra đồng soi đèn bắt ếch. “Cười từ lúc đi cho đến lúc về”. Mạch liên tưởng miên man tràn đến chú Năm, vì “khi để ếch vào thùng, chú Năm thế nào cũng sang”. Rồi ý nghĩ lại đi từ “Việt thương chú Năm…” lần lần chuyển qua cuốn sổ gia đình mà chú vẫn ghi đều đặn, và những gì cuốn sổ ấy gợi lên. Đến đây, dòng ý nghĩ chợt đứt, vì Việt lại ngất đi. Đoạn văn tiếp liền sau cũng thế. Nó mở đầu đột ngột với câu: “Việt choàng dậy”. Ta sẽ không còn gặp ở đây tiếng ếch kêu đêm. Chỉ có, trong buổi ban ngày, tiếng chim cu rừng gù gù đâu đó. Tiếng chim gợi nhớ chiếc ná thun. Và chiếc ná thun, đến lượt nó, thật không ngờ mà cũng thật tất nhiên, đưa Việt về với những kỉ niệm về người mẹ, thoạt đầu là khi mẹ mất, rồi mới ngược dần về những ngày mẹ còn sống với đàn con, về đôi mắt mẹ “sắc ánh lên nhìn bọn lính, đôi mắt của người đã từng vượt sông, vượt biển”. Đến đúng khúc thiêng liêng ấy, mạch văn đột nhiên bị ngắt giữa chừng, vì Việt lại bị ngất đi lần nữa. Cứ thế, dòng tâm tư trong truyện chảy trôi, khi đến gần bờ hiện tại, khi lại lượn xa tắp về quá vãng, nhịp trôi khi chậm khi nhanh, khi liền khi đứt. Tâm trạng con người hiện lên chân thật, tự nhiên, bởi nó vốn dĩ vẫn như thế trong đời sống. Nhưng chính nhờ qua cái tổ chức lại, cải tạo lại, những khoảng thời gian rất xa nhau bây giờ đồng hiện bên nhau, những khối không gian rất cách biệt nhau bây giờ tồn tại cạnh nhau; đời sống như được soi chiếu dưới một thứ ánh sáng khác, nó hiện lên trong nhiều màu vẻ phong phú, bất ngờ. Nhưng ưu điểm của lối thuật chuyện theo dòng kí ức vừa liên tục vừa gián đoạn như đã nói ở trên không chỉ thể hiện ở chỗ nó làm cho kết cấu của truyện ngắn thêm linh hoạt, thêm sống động, thêm những ngã rẽ, những khúc quanh người đọc không dễ dự kiến ra. Không chỉ có thế. Bởi không nên quên rằng nhà văn đã để cho nhân vật Việt của mình hồi tưởng trong hoàn cảnh hoàn toàn đơn độc giữa một trận địa vắng lặng đến ghê sợ, và giữa sự rình rập của hiểm nguy và của cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào. Hãy đọc lại truyện để xem Nguyễn Thi đã viết hay đến thế nào về “cái cảm giác một mình bật lên” thật rõ ràng, giữa một cái mênh mông đầy đe dọa trong một chàng tân binh trơ trọi, hai mắt không còn nhìn thấy gì, tay đau không thể quẹo ra sau mà lấy bình nước trong khi người đã khô khốc đi vì đói khát, mười ngón tay không còn ngón nào kéo nổi cơ bẩm súng, lết người đi được một đoạn cũng là cả một kì công. Và nếu cái “bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao tròn lấy Việt” trong cánh rừng cao su vừa trải qua trận đọ lê dữ dội kia thỉnh thoảng có bị phá vỡ thì cái phá vỡ nó lại là “tiếng trực thăng phàng phạch bay từng bầy trên đầu”, tiếng “pháo bầy nổ càng gần hơn”, “tiếng xe bọc thép ào ào chạy qua hướng trước mặt”. Vào một lúc như thế, người ta có thể nghĩ gì? Chắc chắn người ta sẽ nhớ lại, và cũng sẽ chỉ nhớ lại những gì gắn bó thân thiết nhất, những gì đã thực sự làm nên đời sống của bản thân mình. Vì thế, với việc để nhân vật Việt trong thế đối mặt với cái chết và đối diện với bản thân, chỉ nghĩ nhiều nhất, lâu nhất đến những người trong gia đình (chị Chiến, má, chú Năm…), tác giả đã tìm được một cách thức nghệ thuật hữu hiệu để chứng tỏ rằng: gia đình, đó là phần nguồn cội thấm sâu nhất của con người ấy, và truyền thống gia đình là thực sự thiêng liêng vì nó đã hiện lên trong một thời khắc thiêng liêng. Như thế, kiểu kết cấu theo dòng chảy của một quá trình hồi tưởng là một công phu sáng tạo về hình thức. Nhưng ý nghĩa nghệ thuật của sự sáng tạo hình thức ấy lại ở chỗ nó góp phần đắc lực nhất trong việc biểu hiện những khám phá về mặt nội dung. [...]... cáp, trưởng thành Những đứa con trong gia đình đã đủ sức để bay xa, xa hơn cha mẹ * ** Nhân vật chú Năm trong truyện sau khi ví chuyện gia đình dài như dòng sông, còn nói tiếp: “Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm…, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta” Điều đó có nghĩa là Nguyễn Thi, ở truyện ngắn này, chỉ nói về một con sông, nhưng chúng... nhiều” và cũng “ham sông ham bến” Nhưng đọc Những đứa con trong gia đình, ta thấy nhân vật này không chỉ ham sông bến mà còn ham đạo nghĩa Trong con người sống giữa thời chống Mĩ này, vẫn thấy phảng phất cái tinh thần Nguyễn Đình Chiểu thuở xa xưa Và điều đó được nhận ra vẫn chủ yếu là qua lời nói: “Chú Năm nói mầy với ta đi kì nầy là ra chân trời mặt biển…” – đấy là Chiến nhắc lại lời của chú Năm Còn... chọn trong truyện ngắn này của Nguyễn Thi một câu văn nào cô đúc được tư tưởng cơ bản của toàn thiên truyện thì tôi sẽ xin được dẫn ra câu nói của chú Năm: “… Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó” Tôi muốn hiểu câu nói này trên hai ý nghĩa Thứ nhất, chỉ được coi là con của gia đình những ai đã ghi vào được, ai đã làm nên được khúc của mình trong. .. thống như thế, tác giả muốn phải là bất tử, cho dù con người cụ thể có phải hi sinh Người mẹ ngã xuống, nhưng trái đạn mà chị nhặt vào rổ bưng về để tiếp sức cho cuộc đấu tranh thì vẫn nóng nguyên Người mẹ ngã xuống, nhưng dòng sông truyền thống kia vẫn chảy Và hình ảnh chị lại hiện về trước hết trong Chiến, một trong những đứa con của gia đình Người con gái trẻ ấy mang vóc dáng của mẹ mình: “hai bắp... thống Con, đó là sự tiếp nối, nhưng không chỉ là sự tiếp nối một huyết thống, mà còn là sự tiếp nối một truyền thống Nhưng còn một ý nghĩa thứ hai: không thể hiểu khúc sau của một dòng sông, nếu không hiểu ngọn nguồn đã sinh ra nó Cũng tương tự vậy, ta chỉ có thể hiểu về những đứa con của một truyền thống gia đình khi, và chỉ khi ta hiểu ít nhiều về chính cái truyền thống gia đình đã sinh thành ra những. .. trị của những bằng chứng nóng hổi về nợ máu của kẻ thù và về sự dũng cảm, kiên cường của dòng họ trong chiến đấu Hình tượng người mẹ cũng là một hiện thân cho truyền thống Đây là một hình tượng mang những dấu ấn riêng của phong cách Nguyễn Thi Thiết nghĩ rằng, dù thích hay là không thích mặc lòng, chúng ta vẫn không thể không nhận rằng Nguyễn Thi đã tạo được cho những người phụ nữ, người mẹ trong tác... trong câu hò và cuốn sổ Trong toàn truyện chỉ có chú Năm là người duy nhất hay hò “Chú hay kể sự tích của gia đình và cuối câu chuyện thế nào chú cũng hò lên mấy câu… những câu nói về cuộc đời cơ cực của chú và những chiến công của đất này” Nhưng nhà văn muốn loại trừ ngay trong ta mọi vấn vương, dù nhỏ, của cách hiểu rằng cái người hay hò này ít nhiều cũng là một tài năng nghệ thuật Trong chú Năm, không... gia đình Người con gái trẻ ấy mang vóc dáng của mẹ mình: “hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng…, thân người to và chắc nịch” Vẫn cái vẻ đẹp phụ nữ mà Nguyễn Thi ưa thích đang tồn tại trong đứa con mà người mẹ ấy đã sinh thành – vẻ đẹp của những con người sinh ra ở đời để gánh vác, để chống chọi, để chịu đựng và để chiến thắng Nhưng nói đến giống mẹ thì chưa bao giờ Chiến giống mẹ hơn cái đêm sắp... tính vậy, nên tao cũng tính vậy” Nguyễn Thi muốn cho ta hiểu: trong cái thời điểm thiêng liêng ấy, người mẹ sống hơn bao giờ hết trong những đứa con “Cả chị cả em cùng nhớ đến má Hình như má cũng đã về đâu đây Má biến theo ánh đom đóm trên nóc nhà hay đang ngồi dựa vào mấy thúng lúa mà cầm nón quạt? Đêm nay, dễ gì má vắng mặt…” “Thác là thể phách…”, người mẹ ấy chỉ thác trong thể phách Ta hãy trở về... lội, người nghĩa quân Trương Định, ngọn đèn biển Gò Công… Không chỉ đơn thuần là những câu ca réo rắt mà là ngọn nguồn, là hồn thiêng của cha ông đang nhập vào chú Năm – người ca công thành kính – để truyền đến đời đời con cháu Song tôi vẫn nhớ cho là trong toàn bộ phần viết về chú Năm thì đoạn văn nói về cuốn sổ gia đình vẫn hay hơn, tài hơn tất cả Gọi là cuốn sổ, nhưng nó thực là một thứ biên niên . Kiến thức lớp 12 Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi-phần7 Bình giảng tác phẩm Những đứa con trong gia đình NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH ĐỖ KIM HỒI Đã. ta chỉ có thể hiểu về những đứa con của một truyền thống gia đình khi, và chỉ khi ta hiểu ít nhiều về chính cái truyền thống gia đình đã sinh thành ra những đứa con. Trong truyện, cái truyền. lại, đã bàn giao lại cho lớp cháu con. Tôi thấy Nguyễn Thi hình như không muốn chia sẻ với loại cảm hứng thiên về khai thác những xung đột lí tưởng giữa những con người trong một gia đình hay