1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

LỊCH SỬ VIỆT NAM

3 149 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 42,5 KB

Nội dung

Lịch sử Việt Nam: Trên lãnh thổ VN hiện nay, khảo cổ học đã phát hiện được những di tích đá cũ và hoá thạch người Homo erectus cách ngày nay trên dưới 50 vạn năm và tiếp theo là các di tích hậu kì đá cũ rồi các giai đoạn phát triển của đồ đá mới. Cách ngày nay khoảng 4 - 5 nghìn năm, văn hoá hậu kì đá mới phân bố rộng khắp từ bắc chí nam, từ miền núi rừng đến đồng bằng châu thổ, từ đất liền đến hải đảo. Đây là lúc biển lùi và bắt đầu quá trình bồi tụ hình thành đồng bằng Sông Hồng, sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển. Các lớp cư dân nguyên thuỷ từ miền đồi núi và chân núi tiến xuống khai phá vùng đồng bằng, phát triển nền nông nghiệp lúa nước. Từ đầu thiên niên kỉ 2 tCn., VN bước vào thời đại kim khí, từ thời đại đồ đồng tiến lên sơ kì thời đại đồ sắt. Cuộc cách mạng luyện kim tạo nên những chuyển biến sâu sắc trong toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của con người. Chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã và trong thiên niên kỉ 1 tCn. cho đến những thế kỉ đầu Công nguyên, trên lãnh thổ Việt Nam hình thành những trung tâm văn minh và nhà nước đầu tiên. Đó là Văn hoá Đông Sơn với Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc ở Miền Bắc, Văn hoá Sa Huỳnh với Nhà nước Chămpa ở Miền Trung và Văn hoá Óc Eo với Nhà nước Phù Nam ở Miền Nam. Trải qua tiến trình lịch sử lâu dài, ba dòng lịch sử - văn hoá thời cổ đại đó đã dần dần giao lưu và hội nhập tạo thành lịch sử - văn hoá Việt Nam mà tuyến Đông Sơn - Văn Lang, Âu Lạc giữ vai trò chủ lưu. Cuối thế kỉ 2 tCn., nước Văn Lang - Âu Lạc của người Việt bước vào một thời kì thử thách vô cùng ác liệt. Đó là thời Bắc thuộc kéo dài hơn nghìn năm kể từ khi nước Âu Lạc bị Nam Việt xâm chiếm năm 179 tCn. rồi nhà Hán đô hộ từ năm 111 tCn. Vương quốc Chămpa cũng bị nhà Hán xâm chiếm. Người Việt liên kết lại trong các cộng đồng làng xã vốn mang tính tự trị cao để đấu tranh bảo tồn cuộc sống, chống lại các thủ đoạn đồng hoá của nước ngoài, đồng thời tiếp nhận những ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc để tăng thêm tiềm lực của đất nước và từ đấy dấy lên các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc. Đó là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, khởi nghĩa Bà Triệu năm 248, khởi nghĩa Lý Bí năm 542, khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 720, khởi nghĩa Phùng Hưng cuối thế kỉ 8, vv. Cuối thế kỉ 2, nhân dân Chămpa cũng khởi nghĩa thành công, lập nên Vương quốc Chămpa độc lập. Đầu thế kỉ 10, cuộc đấu tranh của người Việt dẫn đến sự thành lập chính quyền tự chủ họ Khúc (905 - 930), họ Dương (931 - 937) và kết thúc bằng chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng cuối năm 938 do Ngô Quyền tổ chức và lãnh đạo, chấm dứt hoàn toàn thời Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập và phục hưng dân tộc từ thế kỉ 10 đến thế kỉ 15. Thời kì này bao gồm các vương triều Ngô (939 - 965), Đinh (968 - 979), Tiền Lê (980 - 1009), Lý (1009 - 1225), Trần (1226 - 1400), Hồ (1400 - 07) và Lê Sơ (1428 - 1527). Triều Ngô đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội). Triều Đinh và Tiền Lê đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Triều Lý dời đô về thành Đại La (Hà Nội) và đổi tên là Thăng Long, đặt quốc hiệu là Đại Việt. Từ thời Lý trong điều kiện độc lập và thống nhất, công cuộc xây dựng đất nước được đẩy mạnh trên mọi lĩnh vực và đạt nhiều thành tựu to lớn. Nước Đại Việt với kinh đô Thăng Long trở thành một quốc gia độc lập và cường thịnh. Hai lần xâm lược của quân Tống (980 - 981, 1076 - 77), ba lần xâm lược của quân Mông - Nguyên (1258, 1285, 1287 - 88) đều bị đập tan. Từ 1397, triều Trần dời đô về Tây Đô (Thanh Hóa) và Thăng Long gọi là Đông Đô. Triều Hồ đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Cuộc kháng chiến chống Minh (1406 - 07) do triều Hồ lãnh đạo bị thất bại, nhưng 20 năm sau, sự nghiệp giải phóng dân tộc giành thắng lợi với khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 27). Từ thế kỉ 10 đến 15, công cuộc phục hưng dân tộc đã mở ra một kỉ nguyên mới: kỉ nguyên văn minh Đại Việt mà trung tâm là Văn hoá Thăng Long. Từ đầu thế kỉ 16, chế độ quân chủ tập quyền và quốc gia thống nhất bị khủng hoảng, đất nước lâm vào cảnh phân liệt Nam - Bắc triều, Đàng Ngoài - Đàng Trong và nội chiến Lê - Mạc (1533 - 92), Trịnh - Nguyễn (1627 - 72). Tuy nhiên trong từng vùng, nền kinh tế và văn hoá vẫn tiếp tục phát triển. Công cuộc khai phá được mở rộng về phía nam cho đến tận đồng bằng Cửu Long. Thế kỉ 16 - 17, kinh tế hàng hoá và quan hệ giao thương với nước ngoài phát triển mạnh dẫn đến sự phồn vinh của nhiều đô thị và cảng thị. Văn hoá dân tộc tiếp tục phát triển và mở rộng giao lưu với nhiều nước trong khu vực và một số nước phương Tây. Từ giữa thế kỉ 18, khởi nghĩa nông dân bùng nổ mạnh ở Đàng Ngoài rồi Đàng Trong dẫn đến đỉnh cao là phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ 18. Phong trào phát triển thành một cuộc đấu tranh rộng lớn của dân tộc, đánh bại cuộc xâm lược của quân Xiêm (1784 - 85) ở phía nam và quân Thanh (1788 - 89) ở phía bắc, xoá bỏ tình trạng chia cắt kéo dài trên hai thế kỉ. Trong nửa đầu thế kỉ 19, triều Nguyễn (1802 - 1945) đã phục hồi chế độ quân chủ tập quyền, củng cố quốc gia thống nhất, phát triển kinh tế, mở mang văn hoá. Triều Nguyễn đóng đô ở Phú Xuân (Huế), Thăng Long trở thành trị sở của Bắc Thành (Bắc Bộ) và từ năm 1831 là trị sở của tỉnh Hà Nội. Quốc hiệu từ năm 1804 là Việt Nam, năm 1838 đổi là Đại Nam. Trong bối cảnh mới của thế giới thế kỉ 19 khi mà ở phương Tây, chủ nghĩa tư bản đang phát triển trên nền tảng văn minh công nghiệp và đang bành trướng dữ dội sang phương Đông, triều Nguyễn không đưa ra được những cải cách cần thiết để khắc phục tình trạng lạc hậu của đất nước, làm cho thế nước bị giảm sút, xã hội thiếu ổn định và cuối cùng thất bại trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp (1858 - 84). Trong thời Pháp thuộc (1884 - 1945), dưới sự thống trị của chủ nghĩa thực dân và tác động của các chính sách khai thác thuộc địa, ảnh hưởng của văn minh phương Tây, nền kinh tế, văn hoá, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến theo hướng cận đại hoá, nhưng phát triển chậm chạp. Phong trào yêu nước tiếp diễn liên tục, từ phong trào Cần Vương trong hệ tư tưởng phong kiến cuối thế kỉ 19 chuyển sang những phong trào mang ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản đầu thế kỉ 20 và từ năm 1930 do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đã chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa thực dân, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và mở ra kỉ nguyên mới - kỉ nguyên độc lập, thống nhất và xây dựng lại đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi của Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 54) và chống Mĩ (1954 - 75) đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất tổ quốc. Những năm 1975 - 85, đi theo mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, cải tạo xã hội chủ nghĩa; từ năm 1986, bắt đầu công cuộc đổi mới nhằm đẩy mạnh sự nghiệp phục hưng dân tộc, đưa đất nước vào tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế thế giới. Qua tiến trình lịch sử lâu dài đó, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã sáng tạo nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, biểu thị sự thống nhất trong tính đa dạng. VN là một quốc gia đa tộc người, hiện nay gồm 54 tộc người (thường gọi là dân tộc) thuộc 4 ngữ hệ chính: Nam Á, Thái (hay Thái - Kadai), Mã Lai - Đa Đảo (Malayo - polynésien hay Nam Đảo) và Hán - Tạng, trong đó dân tộc Việt (Kinh) là dân tộc đa số chiếm 86,2% dân số. Mỗi dân tộc có vốn văn hóa riêng của mình, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa VN. Nằm trên vị trí đông nam của lục địa Châu Á, vừa nối liền với đại lục bằng những hệ thống giao thông tự nhiên, vừa nhìn ra đại dương với bờ biển dài, VN là nơi gặp gỡ của nhiều luồng thiên di cư dân, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa. Trong lịch sử, trên nền tảng văn hóa bản địa gắn liền với cơ tầng văn hóa Đông Nam Á, VN sớm giao lưu và tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa nước ngoài từ văn hóa Trung Quốc ở phía bắc, văn hóa Ấn Độ ở phía nam trong thời cổ đại, trung đại cho đến văn hóa phương Tây từ thế kỉ 16, 17. Địa hình đa dạng của đất nước cũng tạo nên nhiều vùng địa - văn hóa phong phú từ bắc vào nam, từ vùng đồng bằng ven biển đến vùng trung du và núi rừng, cao nguyên phía tây. Tất cả những đặc điểm về cấu trúc tộc người, vị trí địa lí, giao thoa và hỗn dung văn hóa đó, qua quá trình lịch sử đã quy định tính đa dạng của văn hóa VN. Nhưng mặt khác, cộng đồng các dân tộc VN lại sớm chung sống trong một đất nước mà do yêu cầu khai phá đất đai và làm thủy lợi của nền nông nghiệp lúa nước kết hợp với yêu cầu đoàn kết chống ngoại xâm nên phải cố kết lại trong một quốc gia - dân tộc thống nhất. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất quốc gia là một đặc điểm mang tính chi phối của lịch sử VN. Chính đặc điểm này đã tạo nên ý thức dân tộc, truyền thống yêu nước sâu sắc của cộng đồng các dân tộc VN và quy định tính thống nhất trong sự đa dạng của văn hóa VN. Văn hóa truyền thống VN dựa trên nền tảng kinh tế nông nghiệp lúa nước và kết cấu xã hội của cộng đồng xóm làng (quan hệ láng giềng) kết hợp với họ hàng (quan hệ huyết thống). Đó là nền văn hóa - văn minh lúa nước và xóm làng. Trong thời Pháp thuộc, quá trình cận đại hóa đã bắt đầu với sự xuất hiện một số cơ sở công nghiệp khai thác và chế biến cùng sự đô thị hóa theo mô hình phương Tây của một số thành thị lớn nhưng diễn biến chậm chạp, yếu ớt và chưa làm thay đổi nền tảng văn minh nông nghiệp mang tính chất thủ công và sản xuất nhỏ. Cùng với những thành công của công cuộc đổi mới, ngày nay VN đang bước vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở đó nền văn hóa - văn minh truyền thống VN cũng đang chuyển mình sang nền văn hóa - văn minh hiện đại, vừa bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc, vừa tiếp nhận những giá trị và thành tựu hiện đại của văn minh nhân loại. . với Nhà nước Phù Nam ở Miền Nam. Trải qua tiến trình lịch sử lâu dài, ba dòng lịch sử - văn hoá thời cổ đại đó đã dần dần giao lưu và hội nhập tạo thành lịch sử - văn hoá Việt Nam mà tuyến Đông. Lịch sử Việt Nam: Trên lãnh thổ VN hiện nay, khảo cổ học đã phát hiện được những di tích đá cũ và hoá thạch. 20 và từ năm 1930 do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đã chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa thực dân, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và mở ra kỉ nguyên

Ngày đăng: 10/07/2014, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w