Dễ gặp nguy hiểm khi xem phim 3D pptx

5 318 0
Dễ gặp nguy hiểm khi xem phim 3D pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dễ gặp nguy hiểm khi xem phim 3D Thông tin một người đàn ông ở Đài Loan bị đột tử sau khi xem phim 3D Avatar đã làm nhiều khán giả Việt Nam muốn trải nghiệm kỹ xảo điện ảnh mới mẻ này thấy lo ngại. Kết luận ban đầu của bác sĩ cho biết nạn nhân có tiền sử bệnh cao huyết áp và nguyên nhân dẫn đến cái chết hồi tháng 1.2010 là do quá hưng phấn sau khi xem phim dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, trên mạng internet gần đây cũng có nhiều trường hợp than thở cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn và mờ thị lực sau khi xem phim 3D. Hư thực về những tác hại này? Sức hấp dẫn khó cưỡng lại TS Lê Minh Hoá, giảng viên đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho biết công nghệ 3D (còn gọi phim hình ảnh nổi ba chiều) hiện là xu thế mới trong nền công nghệ giải trí thế giới. Phim được tạo ra dựa trên nguyên lý chiếu đồng thời hai hình ảnh có góc quay chênh lệch không đáng kể lên từng nhãn cầu. Khi phát hình sẽ chiếu cùng lúc các góc quay đó. Để xem được phim khán giả phải mang kính chuyên dụng, có tác dụng như bộ lọc phân cực để mỗi mắt chỉ nhìn thấy ảnh riêng. Với hình ảnh nhận được, não bộ của người xem sẽ tái tạo lại các đường nét mang chiều sâu và bề rộng giống như cảnh quan trong thế giới thực, “Chẳng hạn xem viên đạn bắn ra chúng ta sẽ có cảm giác nó như bay từ phía đằng sau lưng mình. Hiệu ứng âm thanh này giúp khán giả có cảm giác thật, sống động. Đó chính là ưu thế của kỹ xảo 3D so với các phim bình thường”, ông Hoá giải thích. Tuy nhiên, 3D cũng có những bất lợi nhất định như quá trình phân cực tạo nên hiệu ứng ảo khiến hình ảnh bị tối, màu sắc kém rực rỡ. Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cũng cho thấy, không phải ai cũng có thể thụ hưởng được những trải nghiệm thú vị của công nghệ 3D. Khoảng 56% người trong độ tuổi 18 – 38 có ít nhất một hoặc nhiều vấn đề về khả năng nhìn bằng hai mắt không thể có được cảm giác 3D. “Sức hấp dẫn của 3D là khó cưỡng lại và cũng không có gì nguy hiểm đến mức phải nói không với kỹ xảo điện ảnh này. Điều quan trọng là không nên quá nghiện 3D hoặc coi không đúng cách như sử dụng kính không chất lượng, coi liên tục nhiều giờ liền… để tránh những hệ quả không tốt cho mắt người xem”, ông Hoá lưu ý. Phải thận trọng khi coi phim 3D TS.BS Nguyễn Minh Thành, giảng viên đại học y dược TP.HCM cho biết do công nghệ 3D còn khá mới mẻ nên hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác hại đối với sức khoẻ người xem. Tuy nhiên nếu mắt phải làm việc liên tục để nhìn nhiều hình ảnh trong một giây, kéo dài nhiều giờ liền thì sẽ rất mau bị mệt, “Nhẹ thì chảy nước mắt, mỏi mắt, nặng thì có thể gây ra các bệnh về mắt như tăng nhãn áp, loạn thị, cận thị…”, ông Thành nói. Ngoài ra, với một số người không đến rạp coi mà tự thiết kế cách coi phim 3D tại nhà bằng các loại màn hình như tivi, máy vi tính… và kính xem 3D mua trôi nổi ngoài thị trường còn gặp một nguy hiểm khác do chất lượng phương tiện để coi không bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật và dễ lạm dụng coi liên tục hằng ngày. Theo PGS.TS Trần Văn Thuận, nguyên cán bộ viện sức khoẻ tâm thần quốc gia, đối với một số người thuộc diện quá nhạy cảm với những cử động thị giác, sau khi xem phim 3D có thể có cảm giác nhức đầu, buồn nôn hoặc choáng. Nếu xem quá lâu sẽ gây ra hiện tượng ảo giác nặng nề và làm suy nhược thần kinh. Ngoài ra, hình ảnh thay đổi liên tục, kéo theo các cảm giác vui buồn, sợ hãi, hồi hộp liên tục cũng sẽ gây rối loạn thần kinh tức thời, “Nhiều người vừa xem phim này xong đã lại xem tiếp phim khác ngay là rất nguy hiểm cho thần kinh. Tốt nhất nên nghỉ ngơi từ 15 – 30 phút để mắt và hệ thần kinh được thư giãn giữa những suất chiếu, sau đó mới xem tiếp bộ phim khác”. Cũng theo ông Thuận, tuỳ thể trạng, tuổi tác mà chọn lựa những bộ phim 3D có nội dung phù hợp. Người thần kinh yếu, người già hoặc trẻ nhỏ không nên xem những bộ phim có nội dung tạo cảm giác mạnh như đua xe, lướt ván Độ phân giải mắt của mỗi người không giống nhau, vì thế phim 3D chỉ phù hợp với những người không bị các tật về mắt. Những người bị cận thị, viễn thị, loạn thị, có tiền sử chóng mặt, bệnh huyết áp, tim mạch, động kinh, tăng nhãn áp… không nên trải nghiệm giải trí bằng công nghệ này. . Dễ gặp nguy hiểm khi xem phim 3D Thông tin một người đàn ông ở Đài Loan bị đột tử sau khi xem phim 3D Avatar đã làm nhiều khán giả Việt Nam muốn. rạp coi mà tự thiết kế cách coi phim 3D tại nhà bằng các loại màn hình như tivi, máy vi tính… và kính xem 3D mua trôi nổi ngoài thị trường còn gặp một nguy hiểm khác do chất lượng phương tiện. quả không tốt cho mắt người xem , ông Hoá lưu ý. Phải thận trọng khi coi phim 3D TS.BS Nguy n Minh Thành, giảng viên đại học y dược TP.HCM cho biết do công nghệ 3D còn khá mới mẻ nên hiện chưa

Ngày đăng: 10/07/2014, 18:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan