1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO pdf

18 4,2K 99

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 856 KB

Nội dung

Mặt khác các nghiên cứu cổ truyền cũng như các thực nghiệm hiện đại đều xác định đông trùng hạ thảo hầu như không có tác dụng phụ đối với cơ thể người và động vật.. Ứng dụng lâm sàng đã

Trang 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO

( Sưu tầm )

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO Tên khoa học: Cordyceps sinenesis, thuộc nhóm Arcomycetes

NHÂM SÂM NHUNG HƯƠU

Tháng 01 năm 2009

Trang 2

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Tên gọi

Đông trùng hạ thảo (Chinese caterpillar

fungus), âm Tầu đọc là: “dong chong xia cao”;

âm Nhật đọc là: “tochu kaso”, còn gọi là trùng

thảo, hạ thảo đông trùng hay đông trùng thảo là

một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký

sinh của loài nấm Cordyceps sinensic thuộc

nhóm Ascomycetes trên cơ thể sâu Hepialus

fabricius Phần dược tính của thuốc đã được

chứng minh là do các chất chiết xuất từ nấm

Cordyceps sinensic.

Tên gọi "đông trùng hạ thảo" là xuất phát từ

quan sát thực tế khi thấy vào mùa hè nấm Cordyceps sinensic mọc chồi từ đầu con sâu

nhô lên khỏi mặt đất Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn

Riêng cái tên “Đông trùng hạ thảo” được ghi chép là vị thuốc xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn “Bản thảo cương mục” vào đời nhà Minh của danh y Lý thời Trân (năm 1575), Đông Trùng Hạ Thảo được xếp ngang với nhân sâm về công năng chữa bệnh – thuộc vào loại toàn diện nhất

Nguồn gốc hình thành

Vị thuốc này thực chất là hiện tượng loài sâu thuộc chi Hepialus trong tổng Họ Lepidoptera (Cánh bướm) bị kí sinh bởi một lòai nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) thuộc tổng Họ Ascomycetes (Nang Khuẩn) Thường gặp nhất là sâu non

của loài Hepialus Fabricius hoặc Hepialus Armoricanus Ngoài ra còn 40 loài khác thuộc

chi Hepialus cũng có thể bị Cordyceps sinensis ký sinh Các loài nấm này phân bố rộng ở

châu Á và châu Úc với trung tâm đa dạng là vùng Đông Á, đó là các cao nguyên cao hơn mặt biển từ 4000 đến 5000m như: Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hi, Cam Túc, Vân Nam

Cơ chế xâm nhiễm của loài nấm này vào cơ thể sâu hiện giờ vẫn chưa rõ Có giả thuyết cho rằng những con sâu này có thể đã ăn phải bào tử nấm hoặc chúng mắc bệnh nấm ký sinh từ các lỗ thở Vào mùa đông, sâu ta đẻ trứng, trứng trở thành ấu trùng ở dưới đất nhưng lại bị xâm nhiễm bởi một bào tử của loài nấm Nấm sinh sôi phát triển thành nhiều

"Đông trùng hạ thảo" vào mùa hè

Trang 3

sợi nấm nhỏ gọi là khuẩn ty nhờ rút rỉa bao nhiêu chất bổ dưỡng từ mình con ấu trùng của sâu, khiến cho đến lúc mùa hè thì sâu chết khô mà nấm mọc lú trên mặt đất phát triển thành dạng cây (hình dạng giống thực vật) và phát tán bào tử Bởi thế, khi đào nấm lên làm thuốc, người ta thấy gốc nấm còn dính liền với đầu của xác sâu!

Phân bố

Đông trùng hạ thảo chủ yếu tìm thấy vào mùa hè vùng núi cao trên 4.000m ở cao nguyên Thanh Tạng (Thanh Hải-Tây Tạng), Tứ Xuyên, Thanh Hi, Cam Túc, Vân Nam Tuy nhiên, hiện nay nhiều loài nấm thuộc chi Cordyceps đã được nuôi trồng trên quy mô công nghiệp để tinh chế các cơ chất có dược tính

Việt nam cũng có đông trùng thảo, nhưng chỉ thấy ngoài Bắc miền cao như Lạng sơn, còn miền Trung và Nam, không thấy nói đến (Thông tin này chưa được kiểm chứng)

Mô tả

Chi nấm Cordyceps có tới 350 loài khác nhau, chỉ riêng ở Trung Quốc đã tìm thấy 60 loài Tuy nhiên cho đến nay người ta mới chỉ nghiên cứu nhiều nhất được về 2 loài

Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc và Cordyceps militaris (L ex Fr.) Link Loài thứ hai

được gọi là Nhộng trùng thảo.

Đông trùng hạ thảo khi còn sống, người ta có thể trông rõ hình con sâu, với đuôi là một cành nhỏ, mọc lá Khi sấy khô, nó có mùi tanh như cá, đốt lên có mùi thơm Phần "lá" hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4 - 11cm do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non

mà thành Đầu sâu non giống như con tằm, dài chừng 35 cm, đường kính khoảng 0,3 -0,8 cm Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20-30 vằn khía, vằn khía

ở gần đầu nhỏ hơn Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả 8 cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà

Thành phần

Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối (biomass) của đông trùng hạ thảo có 17 đến 19 loại acid amin khác nhau, có D-mannitol, có lipid, có nhiều nguyên tố vi lượng (Na, K, Ca, Mg, Al, Mn, Cu, Zn, Bo, Fe trong đó cao nhất là phospho) Quan trọng hơn

là trong sinh khối đông trùng hạ thảo có nhiều chất hoạt động sinh học mà các nhà khoa

học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu thần kỳ Trong đó phải kể đến là cordiceptic acid,

Trang 4

cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosine Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA ( Hydroxy-Ethyl-Adenosine- Analogs) Đông trùng hạ thảo còn có chứa nhiều loại vitamin (trong 100g đông trùng hạ thảo có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K ) v.v…ngoài ra còn có khoảng 25 - 30 % protein, 8% chất béo và đường mannitol Sự khảo sát dược lý cho thấy đông trùng thảo có những hiệu lực sau:

1- làm dãn nở trên cuống phế quản

2- làm chuột thí nghiệm nằm yên và ngủ

3- Cordycepic acid có công năng chận các thứ vi khuẩn staphylococci, streptococci trong ống nghiệm

4- Chận đứng nhiều loài meo nấm

5- Trích ly của đông trùng thảo chích mạch máu cho chuột làm giảm huyết áp

Họat chất Cordycepin là chất hóa học 3' – deoxyadenosine được tìm thấy và ly trích lần đầu từ loại nấm goị là Cordyceps militaris cùng họ và cùng giống với nấm đông trùng thảo Cordyceps sinensis ( Trung dược đại tự điển, Thượng hải 1979) Theo Fox J và các hợp tác viên (1966), Cordycepin là một thứ trụ sinh loại nucleosid đầu tiên được nói đến Còn theo Klenow 1963, muối triphosphate của Cordycepin ( Cordycepin - 5' triphosphate hay 3' deoxy ATP) tác dụng chống sự thành lập của chất RNA, một chất hiện diện trong chứng ung thư Ehrlich ascites tumor

Công dụng

Theo Đông Y, Đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ấm, hơi độc Nó nhập vào kinh Phế và kinh Thận Tác dụng là bổ hư, kích phát nguyên khí, trừ ho, hóa đàm Do đó, nó trị khó thở và ho do chứng đàm thấp; trị khó thở do hư nhược, ho do lao tổn, ho ra máu, đổ mồ hôi tự nhiên hay ra trộm về đêm; trị dương nuy hay bất lực tình dục và di tinh; trị đau thắt lưng và đầu gối, bổ hư trong thời gian bình phục một cơn bịnh

Các nghiên cứu hiện đại còn cho rằng đông trùng hạ thảo có tác dụng an thần, chống ung thư, là chất kìm hãm vi khuẩn, kích thích chức năng miễn dịch với tác dụng tương tự như hoóc môn và ít tác dụng phụ

Mặt khác các nghiên cứu cổ truyền cũng như các thực nghiệm hiện đại đều xác định đông trùng hạ thảo hầu như không có tác dụng phụ đối với cơ thể người và động vật Liều uống ĐTHT an toàn đối với chuột thí nghiệm là trên 45g/1kg thể trọng

Trang 5

Ứng dụng lâm sàng đã được thí nghiệm:

Trên lâm sàng, các nhà y học cổ truyền trong và ngoài nước, đặc biệt là ở Trung Quốc, đã nghiên cứu dùng Đông trùng hạ thảo điều trị thành công khá nhiều chứng bệnh như rối loạn lipid máu (đạt hiệu quả 76,2%), viêm phế quản mạn tính và hen phế quản, viêm thận mạn tính và suy thận (đạt hiệu quả từ 44,4-70%), rối loạn nhịp tim (đạt hiệu quả 74,5%), tăng huyết áp, viêm mũi dị ứng, viêm gan B mạn tính (đạt hiệu quả 70%), ung thư phổi (có tác dụng hỗ trợ) và thiểu năng sinh dục (đạt hiệu quả từ 31,57-64,15%) Viện nghiên cứu nội tiết Thượng Hải (Trung Quốc) cũng đã dùng Đông trùng hạ thảo điều trị cho các bệnh nhân bị liệt dương đạt kết quả khá tốt

Các nghiên cứu y học và dược học đã chứng minh được các tác dụng sau đây của

ĐTHT:

1-Chống lại tác dụng xấu của các tân dược đối với thận, thí dụ đối với độc tính của

Cephalosporin A

2-Bảo vệ thận trong trường hợp gặp tổn thưng do thiếu máu

3-Chống lại sự suy thoái của thận, xúc tiến việc tái sinh và phục hồi các tế bào tiểu

quản ở thận

4-Làm hạ huyết áp ở người cao huyết áp

5-Chống lại hiện tượng thiếu máu ở cơ tim

6- Giữ ổn định nhịp đập của tim

7-Tăng cường tính miễn dịch không đặc hiệu

8- Điều tiết tính miễn dịch đặc hiệu

9-Tăng cường năng lực thực bào của các tế bào miễn dịch

10-Tăng cường tác dụng của nội tiết tố tuyến thượng thận và làm trương nở các nhánh

khí quản

11-Tăng cường dịch tiết trong khí quản và trừ đờm

12-Làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể

13- Hạn chế bệnh tật của tuổi già

14-Nâng cao năng lực chống ung thư của cơ thể

Một phương thuốc có đông trùng hạ thảo chữa thận hư liệt dương: Đông trùng hạ thảo

100 g, đương quy 90 g, bạch thược 18 g, dâm dương hoắc 160 g, sao khô tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 g

Trang 6

15- Chống lại tình trạng thiếu oxygen của cơ thể

16- Tăng cường tác dụng lưu thông máu trong cơ thể

17- hạn chế tác hại của tia gamma đối với cơ thể

18- Tăng cường tác dụng an thần, trấn tĩnh thần kinh

19-Tăng cường việc điều tiết nồng độ đường trong máu

20-Làm giảm cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạch

21-Xúc tiến tác dụng của các nội tiết tố (hormone)

22- Tăng cường chức năng tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng

23- Ức chế vi sinh vật có hại, kể cả vi khuẩn lao

23- Ức chế vi sinh vật có hại, kể cả vi khuẩn lao

24- Kháng viêm và tiêu viêm

25- Có tác dụng cường dương và chống liệt dương

Đối với hệ thống miễn dịch

Những nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh ĐTHT có khả năng tăng cường hoạt động miễn dịch tế bào cũng như miễn dịch dịch thể Cụ thể là có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và tế bào NK, điều tiết phản ứng đáp của tế bào lympho B, tăng cường một cách có chọn lọc hoạt tính của tế bào T ức chế, làm tăng nồng độ các kháng thể IgG, IgM trong huyết thanh Mặt khác, ĐTHT còn là một vị thuốc ức chế miễn dịch có tác dụng chống sự bào loại tổ chức cấy ghép khá tốt

Đối với hệ thống tuần hoàn tim, não

ĐTHT có tác dụng làm giãn những mạch máu, làm tăng lưu lượng tuần hoàn não và tim thông qua cơ chế hưng phấn thực thể M ở cơ trơn thành mạch Mặt khác, ĐTHT còn có khả năng điều chỉnh lipit máu, làm giảm cholesterol và lipoprotein, hạn chế quá trình tiến triển của tình trạng xơ vữa động mạch

Đối với hệ hô hấp

ĐTHT có tác dụng bình suyễn, trừ đàm và phòng chống khí phế thũng Điều này làm sáng tỏ quan điểm của cổ nhân cho rằng, ĐTHT có khả năng "bảo phế, ích thận" và "dĩ lao khái"

Đối với hệ thống nội tiết

Trên động vật thực nghiệm ĐTHT có tác dụng làm tăng trọng lượng tuyến vỏ thượng thận và tăng tổng hợp các hormon tuyến này, đồng thời cũng có tác dụng tương tự như hormon nam tính và làm tăng trọng lượng của tinh hoàn cũng như các cơ quan sinh dục

Trang 7

phụ trên động vật thực nghiệm Ngoài ra, ĐTHT còn có tác dụng chống ung thư, chống viêm nhiễm, chống quá trình lão hóa và trấn tĩnh chống co giật

Trên lâm sàng, các nhà y học cổ truyền trong và ngoài nước, đã nghiên cứu dùng ĐTHT điều trị thành công khá nhiều chứng bệnh như rối loạn lipit máu, viêm phế quản mãn và hen phế quản, viêm thận mãn tính và suy thận, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, viêm mũi

dị ứng, viêm gan B mạn tính, ung thư phổi (có tác dụng hỗ trợ) và thiểu năng sinh dục Viện nghiên cứu nội tiết Thượng Hải (Trung Quốc) cũng đã dùng ĐTHT điều trị cho các bệnh nhân bị liệt dương đạt kết quả khá tốt

Như vậy, có thể thấy ĐTHT quả thực là một trong những vị thuốc đông y có khả năng cải thiện đời sống tình dục trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tác dụng nâng đỡ bồi bổ cơ thể Điều này đã được y học cổ truyền biết đến từ rất sớm Theo các cuốn sách cổ, ĐTHT có

vị ngọt, tính ấm vào hai kinh thận và phế, có công năng dưỡng phế, bổ thận, ích tinh được dùng để trị phế hư khái xuyễn, thận suy dương nuy (liệt dương), di tinh, lưng đau gối mỏi

Đông trùng hạ thảo dưới góc nhìn Tây y

Đông trùng hạ thảo không chỉ được Đông y coi là vị thuốc quý Tây y cũng có rất nhiều nghiên cứu về loài nấm này và khẳng định, nó có thể nâng cao hệ miễn dịch, giải độc thận, tăng cường chức năng gan và khả năng tình dục

Các nghiên cứu lâm sàng của Tây Y cho thấy, đông trùng hạ thảo có rất nhiều công dụng:

* Tăng sức bền: Liều 3g đông trùng hạ thảo mỗi ngày cho kết quả tốt trong việc gia tăng

năng lượng cơ thể cho người cao tuổi bị các bệnh

mạn tính Một thí nghiệm thực hiện năm 2004 tại Mỹ

cho thấy những người ở độ tuổi 40-70 có sức khỏe tốt

nếu được dùng trích tinh đông trùng hạ thảo trong 12

tuần đã có sự gia tăng sức bền thể lực so với nhóm

đối chỉ dùng giả dược

* Cải thiện chức năng gan: Kết quả một nghiên cứu

thực hiện trên 70 bệnh nhân viêm gan B hoặc xơ gan cho thấy, loại nấm này giúp cải thiện chức năng gan Một thí nghiệm khác thực hiện trên 33 bệnh nhân viêm gan B cũng cho kết quả tương tự

* Giải độc cho thận: Thử nghiệm mù đôi được thực hiện trên 21 bệnh nhân cao tuổi theo

liệu trình điều trị với amikacine (một kháng sinh rất độc cho thận), người ta quan sát thấy

Trang 8

bệnh nhân có sử dụng nấm thì thận được bảo vệ tốt hơn, giảm tác dụng gây độc của kháng sinh so với nhóm đối chiếu dùng giả dược Kết quả

một nghiên cứu khác trên 51 bệnh nhân bị suy thận chỉ dùng

nấm đông trùng hạ thảo thì thấy có cải thiện chức năng thận

và hệ miễn dịch Một thử nghiệm khác cũng được thực hiện

trên 69 bệnh nhân ghép thận, kết quả là nấm đã làm giảm độc

tính của cyclosporine trên thận

* Nâng cao khả năng miễn dịch: Một thí nghiệm kéo dài 5 năm trên 61 bệnh nhân bị bệnh

lupus cho thấy, việc dùng đông trùng hạ thảo với liều 3-4 g/ngày và artémisinine (0,6 g/ngày) đã làm giảm sự tái diễn căn bệnh tự miễn này Trong một thí nghiệm khác với các bệnh nhân bị ung thư giai đoạn tiến triển, người ta kết luận rằng các bệnh nhân được điều trị bằng loại nấm này đã được cải thiện chức năng miễn dịch và nâng cao chất lượng cuộc sống

* Kích thích chức năng tình dục: 5 nghiên cứu tại Trung Quốc với trên 1.000 người tham

gia ở cả 2 phái với liều lượng 3 g/ngày cho thấy, nấm này có hiệu quả trong việc kích thích chức năng tình dục ở những người bị giảm sút

* Làm dịu triệu chứng bệnh hô hấp: Nhiều nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy, nấm

đông trùng hạ thảo tỏ ra hữu hiệu trong việc làm dịu các triệu chứng của nhiều bệnh hô hấp, cụ thể là viêm phế quản mạn tính

* Làm giảm LDL-cholesterol trong máu: Nghiên cứu trên 273 người tại Trung Quốc bị

cao lipid máu với liều 3 g/ngày đã làm giảm lượng cholesterol toàn thể và giúp gia tăng

Giới khoa học phương Tây bắt đầu nghiên cứu Đông trùng Hạ thảo vào năm 1993, khi họ nhận thấy trong thực đơn ăn kiêng của các vận động viên điền kinh Trung Quốc phá kỷ lục thế giới ở môn chạy có hai thành phần rất lạ Thứ nhất là máu rùa, thứ hai chính là Đông Trùng Hạ Thảo Tháng 10 năm 2004, trong một phóng sự đường trường về dãy Hymalaya do đài BBC (Anh Quốc) thực hiện, phóng viên Michael Palin đã tuyên bố với

cả thế giới rằng “Đông Trùng Hạ Thảo” có thể trị được tất cả các bệnh” Dược tính của Đông Trùng Hạ Thảo còn mạnh hơn nhân sâm nhiều lần: dùng 0.85 gam Đông Trùng Hạ Thảo có giá trị tương đương với 50 gam nhân sâm

Trang 9

Sử dụng

Tuỳ theo từng bài thuốc mà đông trùng hạ thảo tham gia, người ta có các chế biến nó khác nhau Phổ biển nhất là hầm lên hoặc ngâm rượu

Cần phải phân biệt loại đông trùng hạ thảo dùng trong Đông y và các chất có dược tính

được tinh chế từ các chi nấm Cordyceps được nuôi trồng trên quy mô công nghiệp.

Sau đây là một số cách sử dụng Đông trùng hạ thảo (ĐTHT):

*

Rượu trùng hạ thảo nhân sâm: ĐTHT và nhân sâm lượng bằng nhau, ngâm trong rượu

tốt, mỗi ngày uống một chén nhỏ

- Công dụng: Bổ thận, tráng dương dùng cho người bị suy nhược, liệt dương

*

Rượu lộc nhung trùng thảo: Nhung hươu 20g, ĐTHT 90g ngâm trong 1,5 lít rượu tốt

trong 10 ngày, uống mỗi ngày 20-30ml

- Công dụng: ôn thận tráng dương, ích tinh, dưỡng huyết dùng cho người bị suy nhược, thiếu máu, liệt dương, suy giảm tình dục

*

Rượu kỷ tử trùng thảo: Kỷ tử 30g, ĐTHT 30g ngâm trong 0,5 lít rượu trắng trong 10

ngày, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 15 ml

- Công dụng: Bổ ích can thận, ích khí sinh tinh dùng cho người bị liệt dương, tảo tiết

*

Trà trùng thảo nhân sâm: ĐTHT 5g, nhân sâm 3-5g, cho vào bình kín hãm với nước sôi

trong 10 phút, uống thay nước trà trong 10 ngày

- Công dụng: ích khí tráng dương, dùng cho người liệt dương, di tinh

*

Canh đông trùng hùng áp: Một con vịt mái, 10 g ĐTHT, mấy lát gừng tươi, gốc hành,

15 ml rượu, cùng các gia vị Vịt mổ bỏ nội tạng, rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi, vớt ra Dùng nước ấm rửa sạch ĐTHT rồi nhét vào bên trong vịt, khâu lại, cho vào thố cùng các gia vị, tiêu Đem thố chưng đến khi vịt chín

- Công dụng: Bổ hư, trợ dương dùng cho người bị liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục, chống lão hóa, bổ phế thận, trị ho suyễn, suy nhược sau một cơn bệnh

*

Canh đông trùng thai bàn: ĐTHT 10-18g, nhau thai tươi nửa cái, hầm nhừ rồi cho thêm

gia vị ăn mỗi tuần một lần

- Công dụng: Bổ phế thận, ích nguyên khí dùng cho người bị suy nhược, mộng di hoạt tinh, liệt dương, xuất tinh sớm

*Cháo trùng thảo: ĐTHT 6g, bạch cập 10g, gạo ngon 50g, đường

phèn, nước đủ dùng ĐTHT và bạch cập sao khô, nghiền nhỏ

Trang 10

thành bột Gạo vo sạch, nấu thành cháo Khi cháo chín đổ bột trùng hạ thảo và bạch cập vào nấu sôi rồi cho đường phèn vào Ăn nóng, mỗi ngày ăn 2 lần, ăn trong vòng 1 tuần

* Đông trùng hạ thảo nấu với thịt dê: 18 g ĐTHT, độ nửa ký thịt dê, 30 g hoài sơn, 15 g

câu kỷ tử, 4 lát gừng tươi, 4 quả chà là, cùng gia vị vừa đủ Thịt dê rửa sạch, cắt lát (hơi

to một chút), rồi trụng qua nước sôi để khử mùi ĐTHT, kỷ tử, chà là, hoài sơn rửa sạch Cho tất cả cùng một lượng nước vừa đủ vào nồi đất, nấu đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ hầm tiếp trong 2 giờ Dùng cả cái lẫn nước, một tuần có thể dùng 2 - 3 lần

- Công dụng: trị chứng tiểu đêm và hoạt tinh, tinh loãng

* Canh tôm nõn, Đông trùng hạ thảo: ĐTHT10g, tôm nõn 30g, gừng, muối, nước đủ

dùng Rửa sạch ĐTHT, tôm nõn, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun sôi, chín trong vòng

30 phút rồi cho gừng, gia vị là dùng được Khi dùng, ăn cả nước lẫn cái

Một số cách chế biến sau đây theo lương y Bàng Cẩm và Trần Duy Linh từ đông trùng hạ thảo:

* Hầm với sườn heo: 6g - 9g (ĐTHT), nhân sâm, kỷ tử, đương quy (mỗi thứ 12g) và một

lượng sườn heo vừa đủ, cùng các gia vị, tất cả đem hầm để ăn trong ngày

- Công dụng: Bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi, mất sức, thận hư lao, tinh thần kém minh mẫn, hay quên

* Hầm với chạch: Chạch 500g, thịt lợn nạc 160g, nhau thai một cái, ĐTHT 40g, trần bì

10g, ít nước Chạch làm sạch nhớt, bỏ đầu rửa sạch cho dầu vào rán vàng rồi vớt ra Các thứ còn lại đều rửa sạch Đun nước sôi rồi bỏ vào Đun sôi lại, hầm vài tiếng, nêm muối

- Công dụng: kiện tỳ, khai vị, bổ can thận, ích âm, lợi khí Thích hợp với người bị ung thư gan, gầy yếu mệt mỏi, đuối sức, ăn kém, ngại nói, đau lưng, mỏi gối

*

Gan vịt, trùng thảo trị chứng tổng hợp kéo dài :10g ĐTHT, 60g gan vịt Dùng nước

lạnh ngâm ĐTHT 15 phút, rửa sạch, cùng với gan vịt bỏ vào nồi sứ, thêm vào 750ml

nước sôi, dùng lửa nhỏ nấu 3 giờ là được Mỗi ngày 1 thang, dùng liên tiếp 5-7 ngày.

- Công dụng : bổ thận dưỡng âm, chủ trị chứng tổng hợp kéo dài (lưng gối mỏi nhừ vô lực, sợ lạnh, hai mắt khô rít, đầu choáng tai ù.)

* Trùng thảo - Gà: ĐTHT 4-6 nhánh, gà đen 1 con, làm sạch lông, moi hết phủ tạng, hầm

chung húp nước, ăn cái

- Công dụng: bổ thận trợ dương, chữa trị các chứng đầu óc choáng váng, trí nhớ giảm sút, tim đập dồn dập, nhìn đồ vật mờ ảo, chập chờn, cơ thể suy nhược dễ cảm cúm, đổ nhiều

mồ hôi, sợ lạnh

Ngày đăng: 10/07/2014, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w