Năng lực tài chính và nhân sự của công ty

Một phần của tài liệu Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần vật liệu xây dựng văn giang 65 (Trang 41)

2.3.1. Năng lực tài chính

2.3.1.1. Tình hình quản lý tài sản

Nguyên giá tài sản cố định tăng từ 21.243.297 nên 21.747.300 .Việc đầu tư thêm máy móc thiết bị một mặt giúp công ty trang bị những máy móc hiện đại mặt khác làm cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng tương ứng. Chi phí tăng sẽ ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm từ đó ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ sản phẩm. Chính vì thế người ta ví đầu tư cho tài sản cố định như là con dao hai lưỡi nếu đầu tư không hợp lý sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường .

Bảng 2.8 Tình hình quản lý tài sản cố định năm 2007

Nguồn phòng Kế toán của công ty

Đến thời điểm ngày 31/12 năm 2007 nguyên giá TSCĐ hữu hình của công ty là 22.428.411 so với hệ số hao mòn là 0,344 . Điều này chứng tỏ hầu hết các tài sản hữu hình của công ty vẫn còn mới , tình hình trang bị TSCĐ tốt.Chính nhờ vậy công ty có khả năng nâng cao sản lượng chất lượng sản phẩm mà không ít phải xem xét đến vấn đề mua sắm thêm tài sản cố định. Vì các tài sản của công ty hầu hết còn mới chưa hao mòn nhiều nên ít phải sửa chữa, chi phí bảo dưỡng, vận hành thấp làm giảm chi phí sản xuất góp phần hạ giá thành sản phẩm. Chính điều này cũng góp phần tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm công ty với sản phẩm của các lò gạch thủ công vốn có chi phí sản xuất khá thấp và cạnh tranh chủ yếu dựa vào giá. Đi sâu vào phân tích các khoản mục của tài sản cố định ta thấy nhà xưởng của công ty chiếm tỷ trọng 46 % tỉ lệ hao mòn 0.37 chứng tỏ nhà xưởng

Chỉ tiêu

Nguyên giá Giá trị hao mòn Giá trị còn lại

Giá trị (nghìn đồng) Tỉ trọng (%) Giá trị (nghìn đồng) Hệ số hao mòn Giá trị (nghìn đồng) Tỉ trọng (%) I. Tài sản cố định đang dùng 21.819.215 96 6.907.444 0,32 14.911.831 100 2. Nhà cửa 10.455.069 46 3.895.833 0,37 6.559.236 44 2. Máy móc thiết bị 5.682.103 25 1.363.701 0.24 4.318.402 6,1

3. Phương tiện vận tải 3.409.262 15 681.852 0,2 2.727.410 18,3

4. Thiết bị,

dụng cụ quản lý 2.272.841 10 965.958 0,42 1.303.883 31,6 II. Tài sản cố định chờ

sử lý 909.136 4 909.136 1 0 0

còn khá mới có thể phục vụ tốt cho công việc sản xuất của công ty. Đây cũng là một lợi thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác vì hầu hết các doanh nghiệp đã thành lập lâu năm nhà xưởng cũ nát cần phải đầu tư sửa chữa xây mới làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất của các doanh nghiệp này. Phương tiện vận tải và máy móc thiết bị còn khá mới, hệ số hao mòn là 0.2 và 0.24 điều này cho thấy tình trạng ổn định của máy móc và phương tiện tạo điều kiện tốt cho việc duy trì sản xuất ổn định. Tuy nhiên do máy còn mới mà công ty áp dụng hình thức khấu hao nhanh nên chi phí máy móc, thiêt bị trên một đơn vị sản phẩm cao hơn doanh nghiệp khác. Chính vì vậy công ty cần khai thác tối đa hiệu suất của các máy nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm lớn giúp cho việc giảm chi phí máy móc cho một đơn vị sản phẩm. Về thiêt bị dụng cụ quản lý có tỉ lệ hao mòn cao nhất 0.42 nên hầu hết dụng cụ quản lý đã có không đáp ứng tốt cho nhu cầu quản lý của doanh nghiệp vì vậy công ty cần có chính sách nhằm sửa chữa , mua mới các thiết bị quản lý tạo điều kiện tốt cho việc điều hành sản xuất, điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên kế hoạch mua sắm sửa chữa này cần phải tính toán kỹ lưỡng chỉ đầu tư những thiết bị cần thiết không quá phung phí ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.

Bảng 2.9 Tình hình quản lý tài sản lưu động

Nguồn phòng Kế toán của công ty

Theo bảng trên ta thấy tình hình tài sản lưu động của công ty năm 2007 tăng 1.999.657.000 đồng so với năm 2006. Thông qua đây chứng tỏ tình hình tài chính khá ổn định của công ty. Chính nhờ khả năng tài chính này giúp công ty có điều kiện để tăng cường sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Đi sâu phân tích các khoản mục ta thấy các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong lượng tài sản lưu động của công ty. Cụ thể các khoản phải thu năm 2006 là 38.09% ,năm 45.81 % .Sở dĩ có hiện tượng này là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất

Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 So sánh Giá trị (nghìn đồng) Tỉ trọng(%) Giá trị (Nghìn đồng) Tỉ trọng(%) Chênh lệch (nghìn đồng) Tỉ lệ(%) 1.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 7.200.463 100 9.200.120 100 +1.999.657 27 2. Tiền 1.623.811 22,67 1.461.812 15,88 -170.999 -10,47 3. Các khoản phải thu 1.943.123 38,09 4.214.689 45,81 +2.271.566 53.64 4. Hàng tồn kho 1.793.821 24,91 1.623.168 17,74 -161.653 -9,01 5. TSLĐ khác 1.830.708 14,31 1.891.451 20,55 +60.743 +3,31

kinh doanh vật liệu xây dựng nên sản phẩm bán cho khách hàng chủ yếu là thanh toán sau thông qua hai hình thức là thanh toán theo hợp đồng và thanh toán theo tháng. .Theo đó công ty cung cấp sản phẩm cho khách hàng ,thanh toán sau. Năm 2007 tỷ lệ này tănglà do công ty có nhiều hợp đồng chưa được thanh toán điều này chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của công ty giảm. Cho dù năm 2007 tài sản lưu động của công ty có tăng nhưng tiền mặt trong công ty lại giảm. Điều nay có ảnh hưởng tới khả năng thanh toán tức thời của công ty. Hơn nữa do việc tăng các khoản phải thu cả về giá trị và tỉ trọng cụ thể năm 2006 các khoản phải thu là 1.943.123.000 đồng năm 2007 là 4.214.689.000 đồng cho thấy nguồn vốn của công ty đang bị chiếm dụng. Để khắc phục công ty cần phải có các chính sách nhằm đôn đốc khách hàng thanh toán các hợp đồng đã thực hiện xong. Thực hiện tốt vấn đề này sẽ đảm bảo cho công ty khả năng tài chính vững mạnh để duy trì sản xuất và cạnh tranh trên thị trường.

2.3.1.2. Tình hình quản lý vốn

Bảng 2.10 Tình hình quản lý vốn từ 2005 - 2007

Nguồn Phòng Tài chính của công ty

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng

Đơn vị Nghìn Đồng % Nghìn Đồng % Nghìn Đồng % Tổng vốn 25.165.472 100 29.348.561 100 31.019.335 100 Vốn chủ sở hữu 8.156.425 32,41 8.348.268 28,45 9.450.328 30,47 Nợ phải trả 17.009.047 67,59 21.000.293 71,55 21.569.007 69,53 Trong đó Nợ ngắn hạn 12.058.948 70,9 17.232.594 82,06 15.325.446 71,05 Phải trả người bán 2.154.364 12,67 1.453.286 6.92 2.346.542 10,88 Nợ vay dài hạn 2.795.735 16,43 2.314.413 11,02 3.897.019 18,07

Nhìn chung tình hình quản lý vốn của công ty khá tốt. Nguồn vốn của công ty tăng đều qua các năm 2005, 2006 và 2007. Cụ thể vốn của năm 2005 là

25.165.472.000 đ con số này ở năm 2006, 2007 tương ứng là 29.348.561.000 đ và 31.019.335 000 đ . Vốn tăng chứng tỏ quy mô sản suất của doanh nghiệp tăng, tăng nguồn cung cấp cho sản xuất và tiêu thụ. Về khoản mục trong nguồn vốn thì chủ yếu là nợ phải trả chiếm khoảng 70 % so với tổng vốn , còn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm khoảng 30 %. Điều này chứng tỏ công ty đã tận dụng khá tốt nguồn lực bên ngoài phục vụ cho hoạt động của công ty. Trong các khoản phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn. Năm 2005 là 12.058.948.000 đ chiếm 70.9 % so với nợ phải trả, con số này của hai năm 2006, 2007 là 17.232.954.000 đ và

15.325.446.000 đ chứng tỏ niềm tin của các tổ chức tín dụng vào hoạt động của công ty. Các khoản phải trả người bán và nợ dài hạn chiếm khoản 10 – 18 % . Cũng góp phần làm tăng nguồn vốn của công ty. Công ty cần duy trì các biện pháp nhằm huy động đủ vốn phục vụ sản xuất.

2.3.1.3. Các chỉ tiêu tài chính tổng hợp

Thông qua các số liệu ở trên ta tính toán được các chỉ tiêu tài chính tổng hợp nhằm đánh giá khả năng tài chính của công ty so với các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

Bảng 2.11 Các chỉ tiêu tài chính tổng hợp

Nguồn phòng tài chính của công ty

Chỉ tiêu Đơn Vị

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Doanh nghiệp Doanh nghiệp khác Doanh nghiệp Doanh nghiệp khác Doanh nghiệp Doanh nghiệp khác 1.Doanh lợi/Doanh thu % 7,72 6,59 10,87 10,42 11,82 10,59 2.Doanh lợi/VCSH % 14,91 12,25 21.18 18,26 22.93 20.57 3. Hệ số cơ cấu TSCD 0,72 0,68 0,68 0,68 0,71 0,70 4. Hệ số cơ cấu vốn CSH 0,32 0,38 0,28 0,37 0,31 0,36 5. Hệ số thanh toán ngắn hạn 0,56 0,59 0,42 0,45 0,60 0,58

Thông qua bảng trên ta thấy tỉ số doanh lợi / doanh thu của doanh nghiệp cao hơn so với các doanh nghiệp khác trên địa bàn. Cụ thể tỉ số này của doanh nghiệp các năm 2005, 2006, 2007 lần lượt là 7,72 %; 10,87% và 11,82 % trong khi đó các doanh nghiệp khác là 6,59 %; 10,42 % và 10,59 %. Thông qua tỉ số này chứng tỏ công ty làm ăn hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp khác trong cùng địa bàn và các địa phương lân cận. Chỉ số này năm 2005 thấp là do ảnh hưởng của thị trường nhà đất nên thị trường vật liệu xây dựng. Tình hình khó khăn này là khó khăn chung của toàn ngành không riêng của doanh nghiệp. Nhưng trong thời gian khó khăn đó công ty vẫn duy trì được lợi nhuận là một cố gắng lớn.

Cũng chính do kết quả làm ăn khả quan của công ty thời gian qua nên chỉ số doanh lợi/ vốn chủ sở hữu của công ty đạt khá cao. Cụ thể năm 2005 là 14.9 %, năm 2006 là 21.18 %, năm 2007 là 20.57 %. Những năm vừa qua tỉ lệ chi trả cổ tức cổ phần cho các cổ đông của công ty là cao. Tỉ lệ này là cao hơn so với các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực. Thông hai chỉ số doanh lợi / doanh thu và doanh lợi / vốn chủ sở hữu của công ty công ty đang làm ăn thực sự hiệu quả trong thời gian vừa qua, khi so với các doanh nghiệp khác ta thấy công ty có phần kinh doanh tốt hơn. Công ty cần phấn đầu duy trì kết quả này để thu hút thêm sự quan tâm đầu tư của cổ đông góp phần tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Hệ số cơ cấu tài sản cố đinh của công ty được tính tài sản cố định trên tổng tài sản của doanh nghiệp là khoảng 0,7 cho thấy cứ một đồng tài sản của công ty thì có 0, 7 đồng là tài sản cố định. Chỉ số này phản ánh mức độ trang bị tài sản cố định cao của doanh nghiệp. Công ty hoạt động trông lĩnh vực công nghiệp nên tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Với mức độ trang bị tài sản cao hơn các doanh nghiệp trong ngành qua các năm cho thấy khả năng sản xuất của doanh nghiệp cao hơn. Công ty cần phát huy hơn nữa lợi thế này biến nó thành lợi thế cạnh tranh của mình.

Hệ số cơ cấu vốn chủ sở hữu là 0.3 cho thấy trong tổng số vốn của công ty thì cứ 1 đồng tiền vốn thì có 0.3 đồng vốn chủ sở hữu. Thông qua chỉ số này cho

thấy công ty đã tận dụng khá tốt các nguồn lực bên ngoài vào việc kinh doanh. Ngoài ra chỉ số thanh toán ngắn của công ty là 0.56 vào năm 2005 , năm 2006 là 0,42 năm 2007 là 0,60 cho thấy mức độ thanh toán các cho các hoạt động ngắn hạn của công ty khá tốt. Cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được bù đắp bởi 0,5 -0,6 đồng tài sản lưu động. So sánh với các doanh nghiệp khác thì chỉ số này là cao hơn cho thấy khả năng thanh toán của công ty là cao hơn các doanh nghiệp này.

Nhìn chung khả năng tài chính của công ty là khá tốt trong thời gian vừa qua. Với khả năng tài chính này công ty có điều kiện để tiến hành các biện pháp xúc tiến mở rộng thị trường. Công ty cũng cần có một số biện pháp nhằm tăng cường công tác thanh toán các hợp đồng đã hoàn thành nhằm tránh trường hợp chiếm dụng vốn của khách hàng.

2.3.2. Tình hình nhân sự của công ty

Bảng 2.12 Tình hình quản lý lao động từ 2005 – 2007

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số lượng Tỷ Trọng Số lượng Tỷ Trọng Số lượng Tỷ Trọng

Đơn vị Người % Người % Người %

Tổng 195 100 220 100 278 100

Phân loại theo trình độ lao động

Đại học 8 4,11 8 3,64 13 4.68

Cao đẳng , Trung cấp 19 9,74 27 12,27 46 16,55

Công nhân kỹ thuật 123 63,08 145 60,90 180 64,75

Lao động khác 45 23.07 40 18,18 39 14,03

Phân loại theo hợp đồng

Hợp đồng không xác định thời hạn

25 12,82 27 12,73 18 6.47

Hợp đồng từ 1 đến 3 năm 117 60,00 150 68,08 219 78,77

Trong thời gian qua lực lượng lao động của công ty không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng lao động, do nhu cầu đẩy mạnh sản xuất các năm 2006, 2007 nên lực lượng lao động tăng khá nhanh. Cụ thể lực lượng lao động năm 2005 là 195 người, năm 2006 là 220 lao động và năm 2007 là 278 lao động. Trong lượng lao động này chiếm tỷ lệ cao nhất là công nhân kỹ thuật. Tỉ lệ công nhân kỹ thuật qua các năm là 63.08 %, 60.9 % và 64,75 %. Đây là tỷ lệ cao và cũng là động lực giúp công ty thực hiện tốt hoạt động sản xuất của mình. Tỉ lệ đại học và cao đẳng chiếm 4% và 15 % lực lượng lao động. Đây là đội ngũ nhân viên quản lý cũng như các công nhân kỹ thuật bậc cao góp phần điều hành hoạt động của doanh nghiệp

Theo loại hợp đồng lao động ký kết với người lao động thì doanh nghiệp chủ yếu ký với người lao động các hợp đồng có thời hạn từ 1 đến 3 năm. Tỉ lệ hợp đồng này là khoảng 60 % . Cụ thể tỉ lệ này năm 2005 là 60 % năm 2006 là 68,08 % năm 2007 là 78.77 %. Công ty thực hiện chính sách lao động này có tác dụng lớn trong việc nâng cao hiệu quả lao động, năng suất lao động của công nhân giảm tâm lý trây ỳ, không nhiệt tình trong công việc của người lao động. Ngoài ra để đảm bảo đúng tiến độ sản xuất trong những tháng sản xuất cao điểm công ty có ký thêm các hợp đồng thời vụ với một số lao động bên ngoài. Việc ký các hợp đồng này vừa giúp hoàn thành kế hoạch sản xuất vừa tiêt kiệm chi phí cho công ty. Chính nhờ việc quản lý, sử dụng lao động tốt nên những năm vừa qua năng suất lao động không ngừng được cải thiện, thu nhâp cũng như đời sống của lao động được tăng cao.

2.4. Đánh giá tổng hợp khả năng cạnh tranh của công ty

Khả năng cạnh tranh của công ty được đánh giá dựa trên phương pháp cho điểm. Theo đó mức độ cạnh tranh của công ty so với các đối thủ được đánh giá dựa trên 7 nhân tố chính ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông qua việc đánh giá này ta xác định được khả năng mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Sau đây là bảng đánh giá điểm tổng hợp của các yếu tố cạnh tranh củ doanh nghiệp;

Bảng 2.13 Bảng điểm tổng hợp các yếu tố cạnh tranh

Tất cả các chỉ tiêu được đánh giá theo thang điểm 10. Theo đó từ 1-4 điểm là rất xấu, từ 5-6 điểm là trung bình, từ 7 – 8 điểm là khá, từ 9 – 10 là tốt. Hệ số cho mỗi chỉ tiêu là chi phí sản xuất: 0,18, Giá cả: 0,2; chất lượng : 0,15, Khả năng cung ứng là 0,15; chủng loại sản phẩm là 0.12; Các dịch vụ sau bán hàng là 0,1 ;

Một phần của tài liệu Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần vật liệu xây dựng văn giang 65 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w