1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

NẠP GÁ CHO TỦ LẠNH VÀ MÔI CHẤT LẠNH

12 1K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 271 KB

Nội dung

CÁCH NẠP GAS CHO TỦ LẠNH Phải dùng đúng chủng lọai Gas - lắp đồng hồ cao áp vào phía phin lọc ẩm (cuối dàn nóng nối với phin lọc ấy nó có 3 chạc phải cắt ra hút chân không lắp van nạp vào khi xong thì dùng kìm kẹp lại và hàn kín hàn khi máy dừng nhé vì là phía cao áp mà) cắm điện cho Block chạy xả van nạp từ từ thật nhỏ vào đầu nạp Gas ở Bkock theo dõi khi nào đồng hồ cao áp báo 120PSi và phía đồng hồ hạ áp 0,5 -0,8 là được kết hợp kiểm tra dàn nóng nóng đều và đồng hồ nhiệt độ ngăn đá báo (-20) độC đến (-24) độ C trong vòng 4- 5h là được lúc này đồng hồ hạ áp chỉ trên không 2 vạch thôi còn tùy theo Block còn khỏe hay yếu nhé. AMMONIA – MỘT TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG Thứ ba, 22 Tháng 7 2008 10:13 Hoàng Anh Thắng HVACR - Bản tin kỹ thuật Bài báo này em dịch từ Ashrae Journal, số tháng 2, 2008. Cá nhân em thấy bài viết rất hay , cả nhà ai có quan tâm đến hệ thống lạnh sử dụng môi chất là Ammonia thì đọc nhé Hơn 100 năm qua, Ammonia đã được biết đến là môi chất lạnh ( R-717 ) sử dụng cho các hệ thống máy công nghiệp ở khắp nơi trên thế giới. Ưu điểm của loại môi chất này là giá thành rẻ, sẵn có, đạt được hiệu năng cao và chi phí đầu tư khá hợp lý cho hệ thống máy móc tương thích. Thêm vào đó, các hệ thống máy sử dụng R-717 còn chứng tỏ độ bền hoạt động cao, dễ bảo trì, bảo dưỡng… Trong những năm gần đây, R-717 đã bắt đầu xuất hiện trong các thiết bị mà trước nay nó không thường được sử dụng. Bài báo này sẽ nhìn lại quá trình mà các hệ thống máy dùng R-717 dần có chỗ đứng rộng lớn hơn trên thị trường và cùng với đó, đưa ra những dự đoán về các thiết bị sử dụng Ammonia làm môi chất lạnh có khả năng xuất hiện trong tương lai gần. Xu hướng chọn lựa các loại môi chất không làm suy giảm tầng ô zôn, hay gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu đã thúc đẩy sự phát triển của việc nghiên cứu, sản xuất các hệ thống sử dụng R-717. Gần đây, tiêu điểm về vấn đề môi trường đang chuyển dần sang sự sử dụng năng lượng hiệu quả, bền vững và một khái niệm khá mới mẻ, đó là Carbon Footprint ( Tổng lượng carbon dioxide và các khí nhà kính khác thải ra trong toàn bộ “vòng đời” của một mặt hàng hay một dịch vụ, bao gồm tất cả các khâu: sản xuất, tiêu thụ và vận chuyển ). Điều này đã góp phần củng cố hơn nữa niềm tin vào sự chọn lựa R-717 cho các hệ thống công nghiệp sử dụng môi chất thân thiện với môi trường, và bên cạnh đó, thu hút sự quan tâm của những lĩnh vực mà vốn trước nay môi chất này không phải là một lợi thế. Khoa học ngày nay đã có sự hiểu biết khá đầy đủ về những tác động của Amoniac đến môi trường, do đó khả năng đưa ra các đạo luật mới vượt quá những điều kiện ràng buộc tồn tại từ lâu nhằm thắt chặt việc sử dụng R-717 cho các hệ thống công nghiệp là rất nhỏ. Với triển vọng khả quan đó, môi chất này có thể được coi như một “sự lựa chọn cho tương lai”. Làm gì để Ammonia trở nên dễ dàng được chấp nhận hơn? Có hai vấn đề căn bản cần phải giải quyết để đảm bảo an toàn đối với một hệ thống máy sử dụng R-717, đó là sự độc hại khi con người hít phải hơi NH3, và mùi đặc trưng rất khó chịu của hợp chất này. Bên cạnh đó, tuy không có sức mạnh tàn phá khủng khiếp khi kết hợp với Oxi trong phản ứng cháy như Hydrogen hay dầu mỏ, hỗn hợp NH3 và không khí vẫn có thể bắt lửa dưới những điều kiện nhất định. Và, điều này đương nhiên sẽ gây ra những tổn thất, dù nhỏ, cho toàn bộ hệ thống. Do những nguyên nhân trên, R-717 cần được hạn chế tối đa khỏi sự rò rỉ, nếu không muốn có những hậu quả xấu xảy ra đối với cả máy móc và con người. Việc đầu tiên cần phải làm để Ammonia dễ dàng được chấp nhận hơn, đó là tập huấn cho các công nhân, kỹ sư làm việc trực tiếp với hệ thống. Đa số các tai nạn xảy ra trong công nghiệp nói chung, hay trong hệ thống dùng R-717 nói riêng, chỉ tác động chủ yếu đến những người tiếp xúc trực tiếp với vùng xảy ra rò rỉ, như công nhân vận hành hoặc nhân viên bảo trì hệ thống. Không một sự cố hay tai nạn nghiêm trọng nào được ghi nhận với hệ thống lạnh mà người lao động ở cách nguồn rò rỉ trên 20m. Do vậy, vấn đề chủ chốt vẫn là cung cấp cho những người làm việc trực tiếp với máy móc kiến thức thực sự vững vàng về an toàn lao động khi tiếp xúc với hệ thống sử dụng R-717. Điều này cũng góp phần đảm bảo rằng tiền sẽ không bị đầu tư lãng phí vào các biện pháp an toàn không cần thiết. Trên thực tế, bộ phận thông hơi và phát hiện chỗ rò khí cho hệ thống R-717 không khác nhiều và hoàn toàn không đắt đỏ hơn những thiết bị tương đương lắp cho hệ thống sử dụng môi chất lạnh là Fluorocarbon ( Với môi chất loại này, khi rò rỉ sẽ gây ra hiện tượng ngạt thở với những người tiếp xúc trực tiếp ) Một cỗ máy được coi là thân thiện với người sử dụng khi nó dễ dàng vận hành cũng như duy tu, bảo trì. Điều này sẽ là một lợi thế đối với hệ thống dùng R-717, vốn dĩ rất bền ngay cả trong điều kiện ít được bảo dưỡng. Đã có báo cáo rằng hệ thống sử dụng R-717 vẫn có thể vận hành khi có lẫn vài phần trăm nước trong môi chất, có trường hợp còn lên đến 26% ( Nielsen, P.S. 2000. “ Những ảnh hưởng đối với hệ thống lạnh dùng R-717 khi có lẫn nước ” Danfoss ). Đương nhiên, ví dụ này sẽ cho thấy rõ sự khác biệt khi đem so sánh với các hệ thống sử dụng môi chất khác, khi mà nước ảnh hưởng đến nhiệt độ bay hơi và làm giảm đáng kể hiệu suất vận hành. Nếu trường hợp tương tự xảy ra đối với hệ thống sử dụng R-22, toàn bộ hoạt động sẽ ngừng lại khá lâu trước khi đạt đến tỷ lệ trên. Lý do là khi đó, van tiết lưu sẽ bị đóng băng hoặc giàn bay hơi bị nghẹt do cặn bùn của hỗn hợp dầu – nước. Rất nhiều hệ thống lạnh dùng R-717 ngày nay chạy hoàn toàn tự động. Những hệ thống như vậy được thiết kế để có thể thực hiện các công việc như quản lý dầu, lọc, xả khí hay khi cần là xử lý nước… mà gần như không cần sự can thiệp của người vận hành. Thiết bị xử lý hồi dầu có hoạt động tốt hay không phụ thuộc không nhỏ vào loại dầu bôi trơn sử dụng. Nếu đó là những loại dầu có tuổi thọ cao như PAO hoặc PAG ( Bảng 1 ) thì chu kỳ thay dầu bôi trơn sẽ không còn là yêu cầu bắt buộc. Thậm chí, sau nhiều năm, dầu bôi trơn vẫn sạch và khô, do vậy dĩ nhiên không cần đến việc thay dầu cho toàn bộ hệ thống. Bên cạnh đó, nếu như để cho nước hồi về đầu hút của máy nén thì chi phí bỏ ra cho hệ thống nhằm chống chịu lại những hư hại phát sinh là không nhỏ. Do vậy, khi sử dụng thiết bị xử lý hồi dầu tự động, thông số hoạt động của dầu bôi trơn nên được giữ ở một chuẩn nhất định nhằm kiểm soát và xử lý kịp thời sự tăng tỷ lệ của nước trong dầu – dấu hiệu gần như duy nhất khi Ammonia bị lẫn nước. Giảm lượng Ammonia cần dùng khi muốn đạt đến một công suất lạnh nhất định nào đó chính là chìa khoá để đưa môi chất này trở nên quen thuộc hơn với các hệ thống lạnh trong các công trình công cộng hay dân dụng. Thông thường hiện nay cần khoảng 100 g R-717 cho 1kW công suất lạnh, đối với máy làm lạnh nguyên cụm, nhưng thậm chí có một số thiết kế đã rất thành công trong việc giảm con số này xuống chỉ còn 25g cho 1 kW. Cũng quan trọng không kém so với việc giảm lượng R-717 cần dùng đó là cách thức phân bổ Ammonia trong suốt chu trình lạnh. Thiết kế nào bỏ qua sự có mặt của bình chứa cao áp ( Bình chứa gas lỏng ) đương nhiên dễ gặp phải những rắc rỗi khi vận hành hơn những thiết kế có tính toán đến thiết bị này. Những lợi ích của việc giảm lượng tải lạnh R-717 đã được các nhà khoa học và kỹ sư châu Âu theo đuổi từ những năm đầu của thập niên 90, thế kỷ 20. Điều tương tự cũng đang diễn ra tại Bắc Mỹ, nơi mà thị trường đang dần quen thuộc hơn với những lợi ích do các hệ thống dùng R- 717, với lượng tải lạnh yêu cầu giảm đi đang mang lại. Dựa trên điều tra chi tiết về các vụ tai nạn công nghiệp thống kê được hoàn thành năm 2007, General Mills đưa ra hệ thống theo dõi và báo cáo gắn với điều tra tai nạn. Mục đích của hệ thống trên là nhận định nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn. Các công ty sử dụng hệ thống này gửi những thu thập của mình về tai nạn trong nhà máy lên toàn bộ mạng lưới. Nhờ đó, các nhà máy khác nằm trong hệ thống sẽ tránh được những tai nạn tương tự xảy ra. Điều tra trên sử dụng Nguyên Lý Heinrich, như trong hình 1, để biểu thị đặc điểm của những tai nạn có liên quan đến yếu tố an toàn, theo độ nghiêm trọng của tai nạn đó. Bằng cách giảm độ dài đáy tam giác, tỷ lệ xảy ra tai nạn cũng giảm dần theo, và trong những trường hợp nhất định, tỷ lệ này có thể bằng không. Trong một khoá họp ngắn tại Hội Nghị Quốc Tế ngành Lạnh ( International Congress of Refrigeration ), Bắc Kinh, tháng 8 năm 2007, chủ tịch đương nhiệm của IIAR ( International Institue of Ammonia Refrigeration ), ngài Jeff Welch đã nhấn mạnh mục tiêu giảm lượng tải lạnh như là nhiệm vụ cấp thiết nhằm mở ra tương lai cho môi chất lạnh Ammonia - R-717. Những ứng dụng hiện tại Trong những năm gần đây, hệ thống lạnh dùng Ammonia đã được đưa vào sử dụng ở những công trình dân dụng mà trước đó môi chất được chọn thường là R-11, R-12 hoặc R-22. Vào năm 2000, công trình toà nhà trung tâm văn phòng dành cho loại hình ngân hàng thương nhân ( Merchant bank hay Acquiring bank ), thành phố London đã được trang bị hệ thống lạnh loại gắn mái dùng R- 717. Hệ thống này thay thế cho thiết bị máy lạnh nguyên cụm từng tỏ ra không đáng tin cậy trong những ngày thời tiết quá nóng bức. Chi phí đầu tư đã bước đầu chứng tỏ sự hiệu quả vào năm 2003, khi thành phố trải qua đợt nóng kỷ lục với nhiệt độ lên tới trên 38 độ C. Một hệ thống máy lạnh tương tự cũng được lắp đặt cho toà nhà của Tổ chức Hàng Hải Quốc Tế ( International Maritime Organization ) – một bộ phận của Liên Hợp Quốc vào năm 2001, thay thế 2 máy lạnh R-11 với hệ thống dùng R-717 có kích cỡ tương đương. Sau khi vận hành một thời gian, giám đốc kỹ thuật của toà nhà đã có báo cáo về sự giảm đáng kể năng lượng tiêu thụ ghi nhận được đối với hệ thống lạnh mới. Hiện nay, ở châu Âu hay vùng Scandinavia, hệ thống lạnh sân băng dùng R-717 làm môi chất chính, Carbon Dioxide làm môi chất trung gian tải lạnh đang có rất nhiều tiềm năng phát triển, vì tính tiết kiệm năng lượng ( do CO2 đòi hỏi công nén thấp ) mà công nghệ này mang lại. Với những công trình sử dụng trong công nghiệp, hệ thống lạnh R-717 được thiết kế và lắp đặt có công suất từ 2000 – 4000 kW, điển hình là nhà máy Motorola tại Swindon, Roche tại Welwyn và Nestle tại York, tất cả đều nằm trên lãnh thổ Anh. Những hệ thống này sử dụng loại máy nén trục vít cỡ lớn, dàn ngưng và dàn bay hơi trao đổi nhiệt kiểu tấm. Thiết kế với con số tính toán 100g R-717 cho 1kW công suất lạnh đầu ra đồng nghĩa với tổng lượng tải lạnh của mỗi hệ thống như vậy tương đương 5 hoặc 6 bình môi chất. Những hệ thống lạnh R-717 hiệu suất cao, dùng nước làm môi chất trung gian, có tính năng làm mát tự nhiên đã được sử dụng ở các công trình trung tâm dữ liệu máy tính từ hơn một thập niên qua. Hệ thống loại này có thể được giải nhiệt nước hoặc giải nhiệt bằng gió. Đối với hệ thống sử dụng giải nhiệt gió thì hệ số làm lạnh trung bình hàng năm là 10 ( kW/kW ), còn đối với hệ thống dùng giải nhiệt bằng bốc hơi thì con số này là 13 ( kW/kW ). Điều này có nghĩa là hệ thống sẽ tiết kiệm được 1/3 năng lượng đầu vào nếu sử dụng giải nhiệt nước thay vì giải nhiệt gió đối với loại công trình có đặc điểm là lượng tải nhiệt ít biến đổi trong suốt cả năm. Tính năng làm mát tự nhiên của hệ thống sẽ phát huy tác dụng khi không khí lạnh từ bên ngoài đi vòng qua máy nén, đồng thời không gây ra sự cố nào với dòng môi chất trung gian là nước đã được làm mát. Và thực tế, còn nhiều ví dụ hơn nữa cho việc sử dụng các hệ thống lạnh R-717 trên thế giới. Bốn cụm máy, với công suất lạnh mỗi cụm là 6.6 MW đã được lắp đặt tại ga hàng không số 5 sân bay Heathrow, sân bay quốc tế đông khách nhất thế giới ( Hình 3: Một trong 4 cụm máy ). Hệ thống lạnh R-717 đã được chọn lựa bởi ban lãnh đạo sân bay không chỉ bởi vì nó mang lại hiệu quả tiết kiệm năng lượng tuyệt vời, mà còn vì phương án thiết kế đã chỉ ra sự phân tích rõ ràng những rủi ro có thể gặp phải và có được đánh giá an toàn, chứng minh thuyết phục rằng hệ thống sẽ không gây ra những nguy hại, lớn hơn so với hệ thống lạnh thông thường, đối với hành khách và cả nhân viên sân bay. Những ứng dụng trong tương lai Sự chấp nhận rộng rãi đối với hệ thống lạnh R-717 trên nhiều loại hình ứng dụng đã góp phần mang lại những cơ hội mới cho thiết bị sử dụng loại môi chất này, thậm chí ngay cả ở những công trình còn mới mẻ với ammonia. Khi so sánh với R-134a, fluorocarbons thông dụng tốt nhất cho các ứng dụng bơm nhiệt, ammonia đem tới hiệu suất hồi nhiệt cao hơn ở nhiệt độ lớn hơn, nguyên nhân nằm ở lượng nhiệt ẩn và nhiệt độ tới hạn (*) cao của nó ( *: Nhiệt độ cao nhất mà nước có thể ngưng tụ ). Điều này có nghĩa là, hiệu suất của bơm nhiệt đạt được cao hơn khi dùng ammonia thay vì fluorocarbons. Số lượng những thiết bị lạnh R-717 được lắp đặt trên mái các tòa nhà văn phòng hay công trình công cộng đã và đang chứng tỏ độ an toàn, tin cậy của hệ thống loại này, bởi vậy, không có lý do gì có thể ngăn cản việc mở rộng sử dụng những ứng dụng như bơm nhiệt R-717, với mục đích làm nóng nước, một khi các loại máy nén tương thích đã được sản xuất và cung cấp. Bơm nhiệt công nghiệp dùng R-717 kiểu truyền thống thường sử dụng máy nén pittông với áp suất đẩy khoảng 40 bar. Kiểu máy nén này được ưa dùng bởi khả năng hoạt động dưới nhiệt độ đầu đẩy cao của chúng, nhưng lại không mấy phù hợp với việc lắp đặt trên mái những công trình nhà cao tầng hiện đại, bởi độ rung mà nó gây ra. Cả máy nén kiểu trục vít và máy nén pittông với áp suất đẩy 50 bar đều đang được phát triển để ứng dụng vào những hệ thống lạnh dùng carbon dioxide. Đây có thể là cơ sở lý tưởng để chế tạo những bơm nhiệt R-717 áp suất cao, hoạt động với mục đích chính là các máy làm nóng nước sử dụng khí. Sự hoạt động hiệu quả của các bơm nhiệt ammonia công nghiệp đã và đang thu hút sự chú ý từ phân khúc thị trường bơm nhiệt dân dụng. Một vài dự án nghiên cứu ở châu Âu sử dụng R-717 hoặc hỗn hợp của môi chất này với dimethyl ether đã chứng tỏ khả năng thành công của hệ thống có mức tải thấp dùng trong lĩnh vực dân dụng, nhưng bên cạnh đó cũng chỉ ra rằng, trở ngại lớn nhất vẫn là thiếu các bộ phận phù hợp, đặc biệt là máy nén và van điều khiển. Hệ thống lạnh R-717 đã được ứng dụng rộng rãi trong các siêu thị ở châu Âu, với công nghệ sử dụng môi chất tải lạnh thứ cấp để phân phối không khí đã được làm mát đến các gian trưng bày. Trong một số trường hợp, môi chất tải lạnh này có thể là propylene glycol hay muối nhớt Kali, và đương nhiên, sự lựa chọn được ưu tiên nhất vẫn là carbon dioxide. Những yêu cầu cho sự phát triển của hệ thống R-717 Không nghi ngờ rằng, những tiến bộ trong các thiết kế máy nén sẽ mở đường cho sự phát triển cho hệ thống R-717. Máy nén kín và nửa kín sẽ giảm đáng kể nguy cơ rò rỉ và tăng độ tin cậy cho toàn bộ hệ thống. Mặc dù vấn đề giữa những ống ruột gà làm bằng đồng với ammonia là không thể tránh khỏi, một vài ý tưởng mới về máy nén dùng cho R-717 vẫn tiếp tục được thử nghiệm trong những năm gần đây. Một trong số đó là thử nghiệm sử dụng động cơ hàn kín, giống như trong thiết bị bơm môi chất lạnh kín. Ý tưởng này đã được sử dụng trong nhiều năm, nhưng sự suy giảm hiệu suất là khá đáng kể, dẫn đến khả năng bị kiềm chế phát triển. Nhưng đây có thể là một sự hiểu nhầm, bởi máy nén ammonia kiểu kín vẫn có hiệu suất đáng kể hơn nhiều so với máy nén dùng cho R-404a kiểu truyền thống, trong toàn khoảng vận hành. Một ý tưởng khác là dùng ống ruột gà bằng nhôm, thay cho bằng đồng, tuy nhiên điều này sẽ làm giảm đi đôi chút về hiệu suất của thiết bị. Bộ điều khiển từ, như trong một số máy bơm kiểu hở, cũng có thể được sử dụng, dù cho tương đối khó để thắng được mômen khởi động trong các máy nén kiểu thay đổi thể tích. Cho tới nay, đã có ít nhất một nhà sản xuất cho xuất xưởng máy nén xoắn ốc kiểu hàn kín, dùng cho ammonia. Sản phẩm này đã được kết hợp vào mẫu chạy thử của hệ thống làm lạnh sử dụng động cơ không vỏ kiểu nửa kín (3). Thế hệ thứ hai của máy nén xoắn ốc cho R-717 đang được phát triển và được hi vọng sẽ ra mắt thị trường vào nửa cuối năm 2008. Những thông tin thêm về loại máy nén này được nêu ở bảng 3. Một sản phẩm hướng đến R-717 đang thu hút được khá nhiều sự chú ý nữa, đó là máy nén không cần dầu có điều chỉnh tốc độ, tương tự với loại đang được sử dụng cho R-134a. Thiết kế này mang lại rất nhiều lợi thế – không phải bận tâm đến vấn đề quản lý dầu tại dàn bay hơi, không cần thay đổi bộ lọc hay vòng bít cổ trục, yêu cầu dòng khởi động thấp và gây ra tiếng ồn tương đối nhỏ. Tuy nhiên, có một khoảng cách khá lớn giữa thiết kế này với kỹ thuật hiện tại, nên, mặc dù khả thi về công nghệ, nhưng một thị trường tiêu thụ rộng lớn là điều cần thiết để đảm bảo cho chi phí phát triển. Một vài nhân tố khác cũng là nguy cơ gây rủi ro, như bụi, và khoảng cách khá gần của các thiết bị điện tử điều khiển với hệ thống lạnh R-717, trong đó bao gồm cả những tụ điện lớn của hệ thống điều khiển. Thêm vào đó, loại máy nén này dường như sẽ không nhận được nhiều sự chú ý, trừ phi có một sự thay đổi lớn trong thói quen sử dụng những chất khí có fluorine trong hệ thống lạnh cỡ lớn. Song song với những yêu cầu về công nghệ kể trên, một cuộc thẩm tra toàn diện về tiêu chuẩn an toàn cũng cần phải được thực hiện nhằm đảm bảo những thiết bị R-717 không bị ứng dụng một cách bất hợp lý và cũng không bị những dự án, công trình phù hợp bỏ qua. Những thành công ban đầu của thiết bị làm nóng nước dùng ammonia sử dụng trong lĩnh vực dân dụng sẽ góp phần làm giảm lượng khí thải carbon dioxide. Các tính toán đã chỉ ra rằng nếu công việc làm nóng nước bằng điện năng được thay thế hoàn toàn bởi các thiết bị đun nóng sử dụng R-717 thì 75% lượng carbon dioxide thải ra môi trường hiện nay sẽ được hạn chế. Lượng tải giới hạn cho hệ thống sử dụng ammonia được tính toán dựa trên chỉ số IDLH ( Immediately Dangerous to Life and Health ) của NIOSH, và người ta đã đưa ra rằng, 30 phút là thời gian đòi hỏi để tác động đến việc sơ tán khỏi khu vực bị ảnh hưởng. Giới hạn này là hợp lý với những thiết bị lắp đặt trong các công trình công nghiệp lớn, nhưng lại có vẻ quá dài với hoàn cảnh công trình dân dụng, nơi có đặc điểm là khả năng tự cảnh báo và phát hiện cao của con người đối với sự rò rỉ ammonia. Một điều quan trọng nữa, đó là, không như những môi chất khác, ammonia sẽ được nhận biết ngay khi nó rò rỉ đến độ nguy hiểm. Thậm chí, những người không phân biệt được mùi cũng có thể dựa vào những triệu chứng khác khi tiếp xúc với nồng độ ammonia ở lượng gây hại, như cay mắt, rát họng… để sơ tán và tìm đến chỗ an toàn hơn. Sẽ là rất hợp lý, nếu như bơm nhiệt hay cả những loại ứng dụng khác dùng R- 717 được chấp nhận rộng rãi hơn với lĩnh vực dân dụng và thương mại, tất nhiên phải loại trừ những công trình có đặc điểm là người sử dụng nó bị hạn chế di chuyển, như nhà tù, trường học hay bệnh viện. Tuy nhiên, chỉ giới hạn này sẽ không làm mất đi tiềm năng sẵn có của thị trường cho các thiết bị, hệ thống sử dụng ammonia làm môi chất hoạt động. Kết luận Ammonia ngày càng trở nên quen thuộc hơn, trong nhiều loại hình ứng dụng, mà không đòi hỏi một chi phí bất hợp lý, cũng như không gây ra những sự lo ngại về nguy hiểm xảy đến với người sử dụng hệ thống. Có được điều này là nhờ những tiến bộ mới trong công nghệ, kỹ thuật, cũng như lĩnh vực nghiên cứu vật liệu. Hy vọng rằng, những thành quả lớn hơn nữa sẽ sớm đạt được, góp phần tích cực mang lại hiệu quả trong mục tiêu chung về tiết kiệm năng lượng. Một phương pháp tiếp cận phối hợp cả sự phát triển về thương mại, kỹ thuật và lập pháp là cần thiết. Bên cạnh đó, một cuộc xem xét thật chi tiết về pháp chế và hệ thống các tiêu chuẩn cũng cần được thực hiện, do những tiêu chuẩn và cà bộ luật cũ đều đã được đặt ra cách đây đã 50 năm, một khoảng thời gian quá dài đối với những thay đổi vũ bão của khoa học kỹ thuật ngày nay. Người dịch: Hoàng Anh Thắng – herohero Nguồn: Bài báo Ammonia’s Future, Ashrae Journal, số tháng 3, 2008 Tác giả: Ph.D., CEng, thành viên Ashrae, Andy Pearson, Vài nét về tác gải bài báo: Tiến sĩ, kỹ sư chuyên nghiệp Andy Pearson là giám đốc quản lý của Star Refrigeration Ltd., Glasgow, U.K MÔI CHẤT LẠNH 407C VÀ 410A Theo nghị định thư Montreal 1985 và Copenhagen 1995 thì các môi chất lạnh CFC(R11,12,13,113,502,500,…) bị loại trừ vào cuối năm 1995, các HCFC (R22,R123) sẽ bị ngưng sản xuất vào năm 2020, riêng các dịch vụ ke,f theo được kéo dài tới 2030. Các nước đang phát triển có lượng tiêu thụ nhỏ hơn 0,3kg/người (Việt Nam) được trì hoãn thêm. Hiện nay các môi chất lạnh thay thế chỉ còn là HFC (các freon không có thành phần clo) như R134a(CH2 – CF3), R125(CHF2 – CF3), R32(CH2F2)… các HFC có chỉ số làm suy giảm tầng ozon ODP = 0 nhưng vẫn có hiệu ứng nhà kính làm nóng địa cầu GWP ≠ 0. Nhưng các nhà khoa học cho đến nay vẫn chưa kiếm thêm được các môi chất nào phù hợp hơn ngoài các chất vô cơ tự nhiên như CO2, NH3, propan, butan với một số tính chất không phù hợp CO2 áp suất khá cao, NH3 độc hại dễ cháy nổ, propan, butan càng dễ cháy nổ hơn. [...]... ngăn chặn nguy cơ rò rỉ và đáp ứng độ sạch của hệ thống, cũng như thành phần của hỗn hợp môi chất lạnh trong hệ thống • Các van nạp dùng cho R22 không thể dùng cho môi chất lạnh mới này do không đủ độ bền cơ học, áp kế không phù hợp với thang đo • Do R410A và đặc biệt 407C là hỗn hợp không đồng sôi nên để đảm bảo thành phần hỗn hợp không bao giờ nạp hơi vào hệ thống, do đó xi lanh nạp định lượng không... đơn chất được sử dụng cho tới nay duy nhất chỉ có R134a, nhưng nó tỏ ra có nhiều nhược điểm, đặc biệt là hệ số lạnh giảm Phương pháp duy nhất hiện nay là hòa trộn các đơn chất HFC với nhau để tạo hỗn hợp khả dĩ thay thế được R12 và R22 là các môi chất đã quá quen thuộc trong kỹ thuật lạnh Môi chất R407C, R410A là các dạng hỗn hợp đó Môi chất R407C bao gồm 3 thành phần 23% R32, 25%R125,52%R134a Còn môi. .. các tạp chất như nước, dầu, chất oxi hóa trong vòng tuần hoàn môi chất lạnh Độ thận trọng trong dịch vụ phải nâng lên một cấp mới, gấp nhiều lần so với dịch vụ R22 2 Một số khác biệt của R407C và R410A so với R22 Giống như R22, các môi chất HFC có tính không cháy nổ, không độc hại và nói chung là có tính chất vật lý, hóa học, sinh lý, … gần giống như R22 Tuy nhiên do áp suất bão hòa của R407C và R410A... R407C bao gồm 3 thành phần 23% R32, 25%R125,52%R134a Còn môi chất R410A gồm 50% R32 và 50% R125(Cả hai tính theo thành phần khối lượng kg/kg) 1.Các đặc điểm môi chất HFC so với công nghệ HCFC(R22) Không sử dụng dầu khoáng mà dùng dầu nhớt tổng hợp ester Đây là điều gây phiền toái và phức tạp nhất của môi chất HFC Trong khi dầu khoáng (dùng cho R22) hút ẩm rất ít thì dầu nhớt tổng hợp tăng gấp 20 lần... đường ống, gây tắc đường ống, các cửa van và van tiết lưu và làm kẹt máy nén rất nguy hiểm Điều này đòi hỏi công tác làm sạch hệ thống cũng như công tác nạp dầu, gas cẩn thận kỹ càng gấp nhiều lần đối với R22 Một nhược điểm khác là môi chất HFC không hòa tan dầu ester nên cũng mang các nhược điểm của chu trình không hòa tan dầu khác Nếu thay thế môi chất HFC vào hệ thống HCFC cần đặc biệt làm sạch dầu... biệt để nạp lỏng cho hệ thống • Do yêu cầu gắt gao về độ không lẫn dầu nên loại bơm chân không cũ của R22 cũng không sử dụng được Người ta phát triển một laọi bơm chân không mới riêng cho R410A và 407C có van một chiều chống lẫn dầu Nếu dùng bơm chân không loại cũ phải lắp thêm một bộ adaptor chống lẫn dầu • Để đảm bảo bảo vệ bề mặt trong của ống đồng khỏi bị oxi hóa (đặc biệt đối với R407C và R410A)... thiết bị cũng như công tác dịch vụ Ví dụ: máy nén R22 được thử nghiệm ở áp suất 2,75MPa thì máy nén R407C cao hơn nhiều so với R22 được thử nghiệm ở áp suất 3,2Mpa và máy nén R410A ở áp suất 4,15MPa do áp suất bão hòa của R410A cao gấp 60% và R407C cao hơn 10% so với R22 Cũng do hoạt động ở áp suất cao hơn, ví dụ dàn ngưng giải nhiệt gió có nhiệt độ ngoài trời 35oC nhiệt độ ngưng tụ 50oC thì dàn ngưng . được R12 và R22 là các môi chất đã quá quen thuộc trong kỹ thuật lạnh. Môi chất R407C, R410A là các dạng hỗn hợp đó. Môi chất R407C bao gồm 3 thành phần 23% R32, 25%R125,52%R134a. Còn môi chất R410A. chặn nguy cơ rò rỉ và đáp ứng độ sạch của hệ thống, cũng như thành phần của hỗn hợp môi chất lạnh trong hệ thống. • Các van nạp dùng cho R22 không thể dùng cho môi chất lạnh mới này do không. sản xuất, tiêu thụ và vận chuyển ). Điều này đã góp phần củng cố hơn nữa niềm tin vào sự chọn lựa R-717 cho các hệ thống công nghiệp sử dụng môi chất thân thiện với môi trường, và bên cạnh đó, thu

Ngày đăng: 10/07/2014, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w