1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp potx

5 576 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 106,8 KB

Nội dung

Phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp Phục hồi chức năng vận động trong đợt cấp của bệnh VKDT Trong đợt tiến triển, cần để các khớp được nghỉ ngơi, vì gắng sức có thể làm tăng biến dạng khớp. Do vậy cần phải thận trọng chờ đợi thuốc tác dụng trước đã. Khớp bị tổn thương cần ít vận động ban ngày và nghỉ ngơi, đặt ở tư thể đúng ban đêm. Cần phải duy trì tư thế khớp đúng đắn vài phút nhiều lần trong ngày. Bình thường bệnh nhân hay đặt gối kê dưới kheo chân để làm giảm đau khi bị sưng đau khớp gối, tuy nhiên điều đó dễ làm cứng khớp ở tư thế gấp. Sự biến dạng này sẽ làm ảnh hưởng đến đi lại, thậm chí khi đợt viêm chấm dứt. Bàn tay và cổ tay cũng cần cố định ở tư thế đúng khi các khớp bị viêm. Cần phải mang tối thiểu nẹp nghỉ ngơi vào ban đêm. Dụng cụ này cho phép giữ cổ tay và ngón tay ở tư thế chức năng, và làm giảm sự co rút của gân cơ. Tác dụng chống viêm và giảm đau của nó rất nhanh. Chú ý cho khớp nghỉ ngơi không có nghĩa là cứ nằm suốt ngày trên giường hay ngồi trên ghế bành cả ngày. Cần cố gắng hoạt động ngay khi cảm thấy mỏi mệt để tránh các hậu quả của cố định lâu dài. Sử dụng nẹp Nẹp chính là các dụng cụ để cố định hay duy trì ổn định các khớp, với mục tiêu là giảm viêm khớp, sửa chữa các biến dạng và thúc đẩy hoạt động. Các nẹp tay là một ví dụ. Có hai loại nẹp: nẹp có tác dụng cải thiện thực hiện các động tác (nẹp chức năng) và nẹp nâng cao chất lượng nghỉ ngơi của khớp (nẹp nghỉ ngơi). Nẹp chức năng được sử dụng trong lúc hoạt động để thúc đẩy thực hiện các động tác hay bảo vệ một hay nhiều khớp. Nẹp nghỉ ngơi được đeo trong các giờ nghỉ ban ngày và ban đêm. Các loại nẹp cần do bác sĩ kê đơn. - Sử dụng nẹp chức năng: Ban ngày, có thể mang nẹp cổ tay hay ngón tay để thực hiện các động tác sinh hoạt hằng ngày. Có thể mang nẹp khi lao động chân tay trong hai tình huống sau: sau mỗi lần làm việc thì bệnh nhân cảm thấy đau cổ tay, có cảm giác mất sức và do vậy ngại làm các hoạt động hằng ngày. Duy trì cổ tay bằng nẹp cổ tay tăng lực có thể thay đổi cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh nhân thậm chí có thể làm vườn. Bệnh nhân cần phải mang nẹp khi thực hiện những hoạt động khó khăn. Tình huống khác là phải mang nẹp trong ngày, ví dụ nẹp ngón tay do ngón tay bắt đầu bị biến dạng, gây khó lao động. Nẹp có tác dụng hạn chế các động tác khớp có hại. Nẹp toàn bộ khi nghỉ ngơi bàn tay và khi nào cần mang. - Sử dụng nẹp nghỉ ngơi: Nẹp toàn bộ cố định cả cổ tay và bàn tay, trải dài từ cẳng tay đến tận ngón tay. Đó là nẹp nghỉ ngơi vì được chế tạo để cố định khớp trong giờ nghỉ ban ngày hay ban đêm. Nẹp cố định khớp ở một vị trí nhất định, để nới lỏng sự căng cứng khớp gây đau đớn, giảm co cứng cơ và tránh sự co rút làm tăng nguy cơ cứng ngón tay ở vị trí xấu. Nẹp này được chuyên gia vật lý trị liệu và nhà sản xuất tạo nên, cần phải được chỉnh sửa tối thiểu một lần trong một năm. Buổi sáng khi tháo nẹp ra, để tránh cứng khớp cần phải ngâm tay vào nước ấm và cử động các ngón tay. Tập thể dục, thể thao Nếu đau xuất hiện mỗi khi vận động thì không nên nản chí. Người bệnh chỉ cần mang dụng cụ giúp đỡ và thay đổi một số động tác là có thể tiếp tục hoạt động được. Có thể tập tĩnh, tức là chỉ cần tập luyện cơ lực có đối kháng thay vì vận động, hay tập luyện những bài tập thể dục ngắn tại nhà. Các bài tập thể dục cho bàn tay giúp duy trì sự mềm dẻo khớp cổ tay và ngón tay. Các bài tập cho chân giúp cho đứng vững và đi lại tốt hơn. Bệnh nhân cần duy trì hoạt động thể lực đầy đủ và tiếp tục các sinh hoạt hằng ngày, nhưng cần tránh các hoạt động không cần thiết. Người bệnh cần có hoạt động thể chất thường xuyên như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội theo khả năng của mình. Nếu tập được thể thao thì vẫn nên tiếp tục. Tuyệt đối không được tác động cột sống khi đau cổ, vì các tổn thương cột sống có thể nặng lên sau khi làm thủ thuật này, và có các biến chứng là tai biến mạch máu não, di chứng thần kinh không phục hồi được. . Phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp Phục hồi chức năng vận động trong đợt cấp của bệnh VKDT Trong đợt tiến triển, cần để các khớp được nghỉ ngơi,. thì bệnh nhân cảm thấy đau cổ tay, có cảm giác mất sức và do vậy ngại làm các hoạt động hằng ngày. Duy trì cổ tay bằng nẹp cổ tay tăng lực có thể thay đổi cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh nhân. nhà. Các bài tập thể dục cho bàn tay giúp duy trì sự mềm dẻo khớp cổ tay và ngón tay. Các bài tập cho chân giúp cho đứng vững và đi lại tốt hơn. Bệnh nhân cần duy trì hoạt động thể lực đầy đủ và

Ngày đăng: 10/07/2014, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w