VẤN ĐỀ TIÊU THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ VÙNG ẢNH HƯỞNG THUỶ TRIỀU NGUYỄN QUANG CẦU 1. HIỆN TRẠNG Phần nhiều các đô thị ở Nam Bộ đều có cao trình mặt đất tương đối thấp, tương đương với mực nước đỉnh thuỷ triều trong vùng với mực nước đỉnh thuỷ triều trong vùng với chế độ bán nhật triều, nên việc tiêu thoát nước rất khó khăn, trong mùa mưa thường bị ngập úng mà thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ điển hình. Cao trình mặt đất ở TP.HCM thay đổI từ + 1,2m đến + 10m, nội thành thành phố có gần 100km song rạch. Xưa kia mạng lưới song rạch ở đây dày đặc, đóng vai trò thoát nước cho cả vùng, phục vụ giao lưu buôn bán giữa Sài Gòn – Gia Định - Chợ Lớn với Đồng Nai, Lục Tỉnh. Sự phát triển đô thị cùng vớI sự gia tăng dân số ồ ạt trong những năm vừa qua, dẫn đến việc khai thác mặt bằng không quy hoạch, song rạch như một bộ phận năng động nhất của thiên nhiên trở thành nơi thuận lợi để con người trút xuống mọi phế thải. Hậu quả là rác bẩn tích luỹ, kên rạch bồI lấp, mặt thoáng bị chiếm dụng, dòng chảy cản trở. Trong khi đó, hệ thống tiêu thoát nước được xây dựng theo kiểu chắp và do lịch sử phát triển của thành phố, do đó có nhiều tồn tại trong tính toán, xây dựng, quản lý v.v nên thường cứ đến mùa mưa là nhiều nơi trong thành phố bị ngập úng. Đáng chú ý là tình trạng ngập úng không những chỉ xảy ra ở những vùng có cao trình mặt đất tương đối cao, những vùng ở ngay cạnh song, rạch nhận nước tiêu, do nhiều miệng cống, hố ga bị rác rưởi lầp đầy, và hàng chục nghìn hộ gia đình xây nhà lấn chiếm lòng kênh. Việc mợ rộng thành phố trong thờI gian qua theo hướng Nam, mà công việc đơn giản chỉ là san lấp để có cao trình xây dựng trên mực nước đỉnh triều, nhưng các vấn đề tiếp theo là đất san lấp lấy ở đâu ra một khối lượng lớn như vậy, các vùng đất bị san lấp thì môi trường sinh thái của vùng hoặc của lưu vực đó bị bồI lắng và sẽ nhanh chóng trở thành đầm lầy. Các công trình nghiên cứu có lien quan đến việc cải tạo tình trạng úng ngập, ô nhiễm được tiến hành đã nhiều năm ở nhiều cơ quan như sở Giao thong công chánh, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện Quy hoạch TP. HCM, Viện Quy hoạch Bộ Xây dựng, phân viện Khí tượng - Thuỷ văn, Trung tâm Nước và Bảo vệ môi trường… trong đó, nhiều ý kiến về phương hướng chung đã thống nhất, nhưng cũng có những vấn đề còn là đề tài tranh luận. 2. NGUYÊN NHÂN Có ba nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng ngập úng đô thị nói chung, và đối với TP.HCM nói riêng: - Lượng nước cần phải tiêu thoát; - Hệ thống tiêu thoát nước từ thành phố Hồ Chí Minh và khả năng tiêu thoát; - Chế độ dòng chảy trên song và kênh rạch. Ba nguyên nhân trên đều có liên quan chặt chẽ với nhau, nên cần phải phân tích, tính toán xác định riêng từng nguyên nhân một, cũng như tổ hợp bất lợi của cả ba nguyên nhân gây ra ngập úng. 2.1 Lượng nước cần tiêu thoát Lượng nước cần tiêu thoát từ nội thành TP.HCM có hai nguồn gốc: - Nước mưa; - Nước thải (bao gồm, nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất). Theo tính toán sơ bộ thì lượng nước mưa trân trong khu vực nội thành ứng với tần suất 10% vào khoảng 5 triệu m 3 / ngày – đêm. Lượng mưa đó sẽ sản sinh ra 2,6 triệu m 3 dòng chảy mặt (trong điều kiện hiện tại), tương ứng với lưu lượng bình quân trong thờI gian cấp nước là 31,0m 3 /s. Lượng nước cung cấp cho sinh hoạt và công nghiệp hiện tạI vào khoảng gần 1 triệu m 3 /ngày – đêm. Có thể ước tính lượng nước xả tương đương vớI 70% lượng nước cấp. Lưu lượng nước thải bình quân khoảng 7,2 m 3 /s. Như vậy, lưu lượng hình thành từ nước mưa. Điều này cho phép ta có được nhận thức về quy mô, yêu cầu của hệ thống tiêu nước mưa và nước thải có thể tác biệt nhau. Việc tính toán mưa đã có nhiều cơ quan nghiên cứu trong nhiều năm và cũng đã đạt được những kết quả tốt. 2.2 Hệ thống tiêu thoát nước từ thành phố Hồ Chí Minh và khả năng tiêu thoát 2.2.1 Hệ thống tiêu thoát 2.2.1.1 Thành phố Hồ Chí Minh hiện có một hệ thống thoát nước chung cho nước mưa, nước thải sinh hoạt và sản xuất. Nước thải sinh hoạt, sản xuất đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước không qua xử lý. Hệ thống thoát nước tính từ nhỏ đến lớn bao gồm: Các mương tiêu và các đường ống cống ngầm vớI các kích thước từ 20cm đến 150 cm (và lớn hơn). Có thể phân cống ngầm thành ba cấp: Cấp I, cấp II và cấp III, vớI các đường kính tương ứng từ < 40cm đốI vớI cấp III – là các cống chính gồm nước từ cống cấp I và cấp II. Tổng chiều dài các đường cống theo thống kê năm 1986 (Sở GTCC) là 661.611m, trong đó: - Cống có đường kính < 300mm là 200.000m - Cống có đường kính từ 300 – 600mm là 275.996m - Cống có đường kính từ 800 mm trở lên là 185.615 m Toàn thành phố có 169 cửa xả ra kênh rạch trong đó có 91 cửa xả chính có đường kính > 0,6m. Tới nay, nhiều đoạn cống mới đã được xây dựng thêm, nhưng không đều, ví dụ khu phía Nam của rạch Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã hình thành một mạng lưới đường cống đầy đủ. Mật độ xây dựng của Quận I là 170m/ha, của Quận Tân Bình có 32m/ha, Phú Nhuận có 43m/ha, quận Bình Thạnh mới chỉ có 10m/ha, mạng lướI đường cống chủ yếu tập trung ở khu trung tâm Quận. 2.2.1.2 Sông và kênh rạch Thành phố tiếp nhận toàn bộ nước thải của Thành phố. Trong Thành phố có 4 hệ thống kênh rạch chính: (1) Tham Lương - Bến Cát, chảy phía Bắc thành phố. (2) Nhiêu Lộc - Thị Nghè, chảy qua khu trung tâm. (3) Tân Hoá – Lò Gốm phía Tây Thành phố. (4) Kênh Đôi – Kênh Tẻ - Tàu Hủ - Bến Nghé, chảy phía Nam Thành phố. Tổng chiều dài các kênh rạch là 68km. Nước đổ vào kênh rạch này từ hai phía: từ trên xuống là nước mưa, nước thải chảy theo chế độ trọng lực và từ cửa lên theo chế độ thuỷ triều. Hầu hết các kênh rạch đổ nước ra song Sài Gòn. Một phần rút ra sông Chợ Đệm và rạch Cần Giuộc hoặc xuống các rạch dọc Cây Khô, Xóm Củi rồi đổ ra sông Nhà Bè. Sông Sài Gòn chảy qua Thành phố và Bắc xuống Nam trên một chiều dài 30km, chiều rộng của song thay đổi từ 250 đến 400, độ sâu trung bình từ 14 đến 16km, khối lượng nước tối thiểu về mùa cạn khoảng 120 triệu m3. Hai con sông Vàm Cỏ ở phía Tây Thành Phố và song Đồng Nai cũng có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiêu thoát nước của hệ thống. Biển Đông là nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng đồng thời cũng là nguồn động lực quan trọng tạo nên sự chuyển động của nước và vận chuyển vật chất, khoảng cách từ biển tới các cửa đổ nước trên song sẽ quy định độ lớn của nguồn động lực quan trọng đó, và do đó tất cả các cửa xả càng gần biển, càng có lợi cho việc vận chuyển và pha loãng nước thải (Xem bảng 1) Bảng 1: Khoảng cách từ biển tới các cửa đổ nước trên sông: Sông Vị trí Khoảng cách (Km) Soài Rạp Cửa song (Ngang mũi Long Hoà) Ngã ba song Soài Rạp – Vàm Cỏ 0 18.5 Nhà Bè Trạm thuỷ văn Nhà Bè Ngã ba sông Đồng Nai – Sài Gòn Kênh Tẻ Rạch Bến Nghé 49.5 52.5 62.5 65.0 Sài Gòn Trạm thuỷ văn Phú An Rạch Thị Nghè Kênh Thanh Đa Thủ Dầu Một 66.0 67.0 82.5 108.0 2.2.2 Về khả năng tiêu thoát nước của hệ thống: Hệ thống thoát nước được bắt đầu xây dựng từ năm 1890, cho đến nay đã trải qua nhiều thời kỳ, được bổ sung sửa chữa liên tục vì thế hệ thống này bị chắp vá đang xuống cấp nghiêm trọng, không bảo đảm cấp nước cho Thành phố. Theo đánh giá của cơ quan quản lý hệ thống đường cống (Công ty chiếu sáng thuộc Sở SGTCC), trong tổng số chiều dài các đường cống có kích thước trên 40 cm trở lên có 30% cần phải phục hồi và nâng cấp, 12% không đủ thoát gây úng ngập, 40% cần sửa chữa lớn, 18% cần sửa chữa vừa và nhỏ. Các giếng thu, giếng thăm dò và giếng kỹ thuật trong toàn hệ thống là 21.530 cái, trong đó 30% bị hư hỏng cần sử chữa lớn, 20% là không bảo đảm quy cách. Trong 68km kênh rạch đóng vai trò tiếp nhận, trao đổi và tiêu thoát nước thì hầu hết đã bị bồi lấp, có khoảng trên 20.000 căn nhà nằm một phần hoặc toàn bộ trên kênh rạch…, gây ra tình trạng tắc nghẽn dòng chảy; điều đáng quan tâm là phần lớn các cửa thoát nước ra sông đều nằm dưới mực nước triều cao. Do đó, trong thời kỳ nước chảy vào trong cống gây nên sự dồn ứ nước, làm cản trở sự tiêu thoát nước của đường ống. 2.3 Chế độ dòng chảy trong sông và kênh rạch: Chế độ dòng chảy trong sông và kênh rạch là chế độ dòng chảy hai chiều, chảy ngược khi triều lên và chảy xuôi khi triều xuống. Chuyển động hai chiều gây bất lợi cho việc tiêu nước và là nguyên nhân của hiện tượng dềnh ứ, ngập úng. Tuy nhiên sự chuyển động hai chiều lại làm cường độ sự xáo trộn của nước trong sông, tạo điều kiện pha loãng nước sông vớI nước thải từ các cống rãnh của thành phố, tăng khả năng tự làm sạch của sông vùng ảnh hưởng thuỷ triều. Do ảnh hưởng của thuỷ triều trên các kênh cụt hoặc các kênh thông hai đầu có sóng cùng pha, cùng biên độ sẽ hình thành các song dừng, các vùng giáp nước, tạo nên dòng triều đứng yên. Dòng triều đứng yên là một trong những cản trở lớn nhất gây úng ngập. Chế độ dòng chảy trong khu vực còn chịu ảnh hưởng của các công trình phía thượng du. Công trình Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn bắt đầu hoạt động từ năm 1984, công trình thuỷ điện Trị An trên sông Đồng Nai bắt đầu hoạt động từ 1988. Như vậy, chế độ mực nước và lưu lượng tự nhiên ở phía hạ du sau công trình được thay thế bằng chế độ điều tiết. Nhìn chung trong thời kỳ công trình tích nước, lưu lượng điều tiết sẽ nhỏ hơn lưu lượng tự nhiên trước đây, nên ảnh hưởng của nguồn cũng sẽ nhỏ theo, và do đó ảnh hưởng của thuỷ triều sẽ mạnh lên. Ngược lại, trong thời kỳ kho cấp nước, lưu lượng điều tiết lớn hơn lưu lượng tự nhiên, nên ảnh hưởng của thuỷ triều sẽ yếu đi. Trong nguyên nhân dù là trực tiếp hay gián tiếp gây ra ngập úng cho Thành Phố Hồ Chí Minh, khi xét không thể chỉ xét một cách riêng rẽ được, chính vì thế mà bài toán tiêu thoát nước trở nên vô cùng phức tạp. Trong ba nguyên nhân đó, thử tìm ra một nguyên nhân chính – nguyên nhân chi phối tới hai nguyên nhân còn lại – là một việc làm rất cần thiết. Theo nhận thức của chúng tôi, nguyên nhân chủ yếu chi phốI vấn đề tiêu thoát nước của các đô thị vùng ảnh hưởng thuỷe triều là quy luật và diễn biến của thuỷ triều trong sông và cao trình mặt đất tiêu nước xấp xỉ cao trình đỉnh triều. Vấn đề này đã không giải quyết một cách thoả đáng trong quá trình xác lập xây dựng đô thị, đặc biệt là quá trình đô thị hoá, mở rộng các khu dân cư, khu công nghiệp… trong khi chưa xây dựng đồng bộ với hệ thống thoát nước. Hiện tượng san lấp ao hồ, vùng trũng một cách tuỳ tiện để lấy ao hồ, vùng trũng một cách tuỳ tiện để lấy mặt bằng xây dựng cũng là nguyên nhân làm tăng khả năng ngập úng vì các ao hồ, vùng trũng là các đơn vị địa mạo có khả năng điều hoà nước mưa. Đem chắp nối các đường cống tiêu nước mới vào hệ thống tiêu nước cũ một cách tuỳ tiện, sẽ càng làm cho hệ thống tiêu thoát nước cũ trở nên quá tải, tất nhiên cũng sẽ làm tăng mức độ ngập đô thị. 3. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT 3.1 Biện pháp công trình Tiêu nước trong các vùng đô thị chịu ảnh hưởng thuỷ triều mà cao trình mặt đất thấp hơn mức nước đỉnh triều thì cần có đê bao để ngăn triều, và cần duy trì một diện tích ngập nước nhất định trong vùng (ao, hồ, sông, rạch v.v ) để tạo điều kiện trao đổi nước giữa trong và ngoài vùng, qua đó môi trường sinh thái ít bị biến động. Mặt khác các ao, hồ, sông, rạch này giữ một vai trò to lớn trong điều hoà nước mưa trong quá trình tiêu nước ở vùng đô thị chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. 3.2 Tính toán quy mô hệ thống tiêu nước Tính toán tiêu nước mưa các đô thị thường dung phương pháp cường độ giới hạn của Gorbachep trong đó thời gian tính toán mưa: t = t 0 + t r + t c Trong đó: t 0 - thời gian tập trung nước mưa từ điểm xa nhất đến rãnh thoát nước – còn gọi là thời gian trung bề mặt, nó phụ thuộc kích thước địa hình của lưu vực, cường độ mưa và loại mặt phủ, lấy nước từ 5 đến 10 phút; t r - thờI gian nước chảy trong rãnh đến giếng thu gần nhất; t r = 1,25 x l r / v r l r – chiều dài của rãnh (m); v r - vận tốc nước chảy trong rãnh, m/phút; 1,25 - hệ số tính đến khả năng tăng tốc độ dòng chảy trong quá trình mưa; t c - thời gian nước chảy trong cống từ giếng thu đến tiết diện tính toán; t c = r x l c / v c t c - chiều dài đoạn cống tính toán; v c - Tốc độ nước chảy trong cống; r - hệ số, lấy phụ thuộc vào địa hình: khi địa hình bằng phẳng r = 2, khi địa hình dốc I > 0,03 thì r = 1,2. Theo L.T. Abramov: T0 = 1.5.n 0.6 .1 0.6 / Z 0.3 .i 0.5 . I 0.3 Z: hệ số mặt phủ N: hệ số nhám của bề mặt I: độ dốc bề mặt tập trung nước mưa L: chiều dài đường dòng nước (m) I: cường độ mưa (mm/ phút) I = h / t h: chiều cao lớp nước mưa t: thời gian mưa. Công thức trên áp dụng cho các bề mặt tập trung nước mưa đã được san nền, không có rãnh luống. Khi tính toán sơ bộ: t 0 = 10 phút bên trong tiểu khu không có hệ thống thoát nước mưa t 0 = 5 phút nếu bên trong tiểu khu có hệ thống thoát nước mưa. Nếu ta xem tiết diện tính toán của hệ thống tiêu nước vùng ảnh hưởng thuỷ triều tại cửa xả và áp dụng theo phương pháp cường độ giới hạn trong tính toán mưa tiêu của P.F.Gorbachep thì thời gian tiêu nước T = 2t và giả thiết thời gian triều cho phép tiêu là t tr ; t tr phụ thuộc điều kiện thuỷ triều, nếu bán nhật triều thì t tr bé, nếu nhật triều thì t tr lớn. Trong tính toán tiêu nước đô thị chỉ được phép tiêu hết nước trong một chu kỳ triều. 2t ≤ t tr hoặc 2(t 0 + 1,25. l r / v r +rl c ) ≤ t tr Và giả thiết v r = k x v c Với K < 1 ta có: L c ≤ [(t tr – t 0 /2). k.v c – 1,25.l r ] / kr Trong đó l r được xác định do bố trí khu dân cư, đường giao thông và được tính toán sao cho không bị ngập đường, ngập khu dân cư. Từ công thức trên sẽ xác định được l c’ tức là quy mộ hệ thống tiêu nước. Quy mô hệ thống tiêu nước liên quan chặt chẽ tới độ sâu đặt cống, cao trình cửa xả v.v… 4. CÁC TRƯỜNG HỢP TÍNH TOÁN TIÊU NƯỚC: Theo phương pháp cường độ giới hạn tính toán mưa tiêu, thì giọt mưa rơi đầu tiên tại vị trí bất lợi của vùng tiêu (lưu vực) về tới cửa xả thì hết mưa và lúc này lượng dòng chảy tại cửa xả là lớn nhất và gọi là Q max . Lượng dòng chảy này có tiêu được hay không phụ thuộc vào thuỷ triều tại cửa xả trong thời điểm đó, ta có thể xét các vị trí điển hình. (Hình 1; hình 2; hình 3; hình 4) Trong các hình trên: a: đường quá trình triều theo thờI gian tạI cửa xả b: đường quá trình mưa tạI cửa xả Trường hợp 1: Hình 1 trời bắt đầu mưa thì thuỷ triều xuống tới cao trình cho phép cửa xả tiêu nước tự chảy đến khi triều lên tới một cao trình nào đó thì cử xả không có khả năng tiêu tự chảy, nhưng lúc này hệ thống đã tiêu hết nước, trường hợp này hệ thống tiêu chỉ có nhiệm vụ thu và vận chuyển nước mưa ra khỏi vùng tiêu nước. Trường hợp 2: hình 2 triều xuống tới mức thấp nhất thì trời bắt đầu mưa và khi triều vừa lên tới cao trình mà cửa xả không có khả năng tiêu tự chảy thì mưa đạt tới Q max lúc này hệ thống tiêu ngoài nhiệm vụ thu và vận chuyển còn phải điều tiết nước đảm bảo cho vùng tiêu không bị ngập úng. Trường hợp 3: hình 3 triều lên đến cao trình mà cửa xả không có khả năng tiêu tự chảy thì trời bắt đầu mưa và khi đạt tới đỉnh triều thì tại cửa xả cũng có Q max trường hợp này hệ thống phải điều tiết (trữ) một lượng nước lớn hơn trường hợp 2. Trường hợp 4: hình 4 trời bắt đầu mưa thì triều đạt tới đỉnh, trường hợp này hệ thống phảI điều tiết một lượng nước nhỏ hơn trường hợp 3. Nếu tính toán chi tiết thì còn nhiều trường hợp nữa, song ta thấy trường hợp 1 là thuận lợi nhất, và trường hợp 3 là bất lợi nhất, và nếu tính toán l c như công thức trên trong trường hợp bán nhật triều thì quy mô hệ thống thường không đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Vì vậy, trong hệ thống tiêu nước vùng ảnh hưởng thuỷ triều cần giải quyết theo một trong các phương pháp sau: a. Công trình điềutiết Các công trình đó là ao, hồ, vùng, trũng, sông rạch như đã nêu trong mục biện pháp công trình hoặc là trong hệ thống thu và dẫn nước phải có dung tích điều tiết lại cửa xả các hồ này chỉ làm việc trong mùa mưa bằng hệ thống ngăn triều và cửa tự động tiêu nước theo triều. Dung tích điều tiết an toàn nhất tính theo trường hợp 3. W max = Q max x t – W c Q max = q x F x Ψ x η q: cường độ mưa l/s x ha q = [20 n q 20 (1+ c1 g p)] / t n (Theo Liên Xô) n, c: phụ thuộc đặc điểm khí hậu của từng vùng Q 20 : cường độ mưa trong khoảng thời gian 20 phút với chu kỳ lặp lại một lần trong một năm (đây là đại lượng không đổi trong vùng đã biết). P: chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán chính bằng khoảng thời gian xuất hiện một trận mưa vượt quá cường độ tính toán (năm) t: thời gian mưa tính toán (phút) Theo I.A. Karenlin và Trần Hữu Uyển: Q = [35 n q 20 (1 + c1 g p)] / (t + 15) 15 Hoặc theo Trần Việt Liền: Q = [(20 + b) n . q 20 ] / (t +b) n Các thông số b, c, n, c, q 20 lấy theo tài liệu của viện Khí tượng thuỷ văn năm 1979 với số liệu của 47 trạm đo mưa của Việt Nam. F: diện tích lưu vực thoát nước mưa (ha) F = π R2 / 2 x 10.000 R = lc + lr +b B: chiều rộng giảI tiêu nước Ψ: hệ số dòng chảy Ψ = qc / qn = Ztb x q 0.2 x t 0.1 hoặc Ψ tb = aΨ’ + bΨ’’ + cΨ’’’ + …/ a + b + c q r’ , q c : lượng nước mưa rơi trên diện tích một ha và lượng nước mưa chảy vào mạng lướI thoát nước mưa từ một ha ấy. Z tb : hệ số mặt phủ trung bình của toàn lưu vực. Q: cường độ mưa l/s.ha t: thời gian mưa (phút) a,b,c: diện tích mặt phủ thành phần % Ψ’,Ψ’’,Ψ’’’… hệ số dòng chảy đối với các loại mặt phủ thành phần η: hệ số mưa không đồng đều (hệ số phân bố mưa) η = qtb/ qmax q tb : cường độ mưa trung bình trên toàn diện tích thoát mưa Qmax: cường độ mưa lớn nhất (xa nhất) tại một điểm nào đó thuộc diện tích thoát nước mưa. W c : dung tích của hệ thống cống. Trong vùng tính toán tiêu nước không có điều kiện để xây dựng công trình điều tiết thì ngoài cửa xả để tiêu nước càn xây dựng trạm bơm hỗ trợ để bơm nước khi trờI mưa lớn gặp triều cao. Trường hợp này lượng nước cần bơm là W max tính như trên còn cột nước phụ thuộc vào thuỷ triều, mực nước cần tiêu của hệ thống. b. Vạch tuyến mạng lưới Việc vạch tuyến mạng lưới dựa theo nguyên tắc sau: 1. Hết sức lợi dụng địa hình đặt cống theo chiều nước tự chảy từ phía đất cao đến phía đất thấp của lưu vực thoát nước, bảo đảm lượng nước thải lớn nhất tự chảy theo cống, tránh đào đắp nhiều, tránh đặt nhiều trạm bơm lãng phí. 2. Đặt cống thật hợp lý để tổng chiều dài của cống là nhỏ nhất, tránh trường hợp nước chảy vòng co và cống đặt sâu. - Phục thuộc vào địa hình mặt đất và biện pháp thi công mà người ta vạch tuyến mạng lưới đường phố theo các sơ đồ sau: - Sơ đồ hộp, khi cống đặt dọc theo đường giao thông bao bọc khu phố 5. NHẬN XÉT 1. Tiêu nước đô thị vùng triều cần được thực hiện một cách đồng bộ từ quy hoạch, tính toán thiết kế, xây dựng và quản lý vận hành, dựa trên cơ sở sử dụng quy luật thuỷ triều để tiêu tự chảy. 2. Ứng dụng kết quả nghiên cứu tiêu nước cho các đô thị vùng ảnh hưởng thuỷ triều vào công tác xây dựng trên đất ngập triều không những giải quyết tiêu tự chảy theo triều mà còn hạn chế được sự suy thoái môi trường sinh thái của vùng. 3. Những sự tính toán trên được tiến hành một cách chi tiết bởi một chương trình điện toán kết hợp với các biện pháp công trình tự động vùng triều cho phép giải quyết hợp lý việc tiêu nước của đô thị trong vành ảnh hưởng thuỷ triều. 4. Vấn đề cải tạo ô nhiễm môi trường và xử lý ô nhiễm thực sự là một vấn đề khó khăn, nó là biện pháp công nghệ đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu hơn. THE METROPOLITAN DRAINAGE TIDE – AFFECTED AREAS NGUYEN QUANG CAU The report mentions city drainage based on studying tidal influence to design, build and operate self drainage dependent on tidal patterns. The author also the raises the issues of treatment and improvement of pollution caused by drainage. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quy hoạch tiêu nước Thành Phố Hồ Chí Minh, Sở Nông Nghiệp, 1988. 2. Phương hướng cải tạo kênh rạch Thành phố Hồ Chí Minh - Viện Thiết Kế - Xây dựng - Bộ xây dựng. 3. Trần Hiếu Nhuê, Trần Đức Hạ… cấp thoát nước – NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1996. 4. Hoàng Huệ - Phan Đình Bưởi: Mạng ly thoát nước – NXB Xây dựng, Hà NộI, 1996. . phốI vấn đề tiêu thoát nước của các đô thị vùng ảnh hưởng thuỷe triều là quy luật và diễn biến của thuỷ triều trong sông và cao trình mặt đất tiêu nước xấp xỉ cao trình đỉnh triều. Vấn đề này. VẤN ĐỀ TIÊU THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ VÙNG ẢNH HƯỞNG THUỶ TRIỀU NGUYỄN QUANG CẦU 1. HIỆN TRẠNG Phần nhiều các đô thị ở Nam Bộ đều có cao trình mặt đất tương đối thấp, tương đương với mực nước. lớn trong điều hoà nước mưa trong quá trình tiêu nước ở vùng đô thị chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. 3.2 Tính toán quy mô hệ thống tiêu nước Tính toán tiêu nước mưa các đô thị thường dung phương