1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC CỦA TRUYỆN KIỀU

4 10,2K 52

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 44 KB

Nội dung

Cảnh vật đìu hiu, buồn bã, hoang sơ, các từ láy đầy tâm trạng trong đoạn thơ nói về Kiều gặp mả Đạm Tiên sau đây, đã lột tả được tâm trạng của Kiều trong ngày đầu tiên bước vào đời rất c

Trang 1

NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC CỦA TRUYỆN KIỀU BÚT NHƯ MUỐN MÚA VÀ MỰC NHƯ MUỐN BAY

nguyenvanquy

Đó là nghệ thuật đã được thăng hoa của Truyện Kiều Nghệ thuật ấy trước nhất được thể hiện qua bút pháp tả cảnh ngụ tình, và việc sử dụng từ láy hết sức thuần thục, nhuần nhuyễn, điêu luyện của Nguyễn Du.

Cảnh vật đìu hiu, buồn bã, hoang sơ, các từ láy đầy tâm trạng trong đoạn thơ nói về Kiều gặp mả Đạm Tiên sau đây, đã lột tả được tâm trạng của Kiều trong ngày đầu tiên bước vào đời rất chi là trĩu nặng bất an, bồn chồn, lo lắng:

“Tà tà bóng ngả về tây Chị em thơ thẩn dan tay ra về Bước lần theo ngọn tiểu khê Nhìn theo phong cảnh bốn bề thanh thanh Nao nao dòng nước uốn quanh

Có cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

Sè sè nấm đất bên đàng Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”

Đoạn thơ như là lời dự báo cho Kiều và cho độc giả rằng: tương lai của Kiều sẽ chìm nổi lênh đênh Cũng qua đoạn thơ này ta thấy Nguyễn Du bị ám ảnh rất nặng bởi “Tài mệnh tương đố”, và hay vận vào mình Thì nàng Kiều của Đại thi hào cũng vậy thôi, lúc nào cũng bồn chồn lo lắng, bất an, kể cả khi vui nhất, hạnh phúc nhất: “Bây giờ rõ mặt đôi

ta, biết đâu rồi nữa lại là chiêm bao”; “Rồi đây bèo dạt mây tan, biết đâu hạc nội mây ngàn

là đâu”; “ Đến bây giờ mới thấy đây, mà lòng đã chắc những ngày một hai”.

Cảnh vật và các từ láy trong đoạn thơ nói về Mã Giám Sinh rước Kiều rồi đẩy Kiều vào Lầu xanh, và việc Vương ông tiễn đưa con sau đây cũng nói lên được tâm trạng của Kiều Kiều buồn, buồn lắm, ê chề lắm! Buồn đến nỗi cỏ cũng phải “rầu rầu” buồn theo,

và sương cũng phải “đầm đầm” lệ sa cơ mà: “Trời hôm mây gió tối rầm, rầu rầu ngọn

cỏ đầm đầm cành sương”! Cuộc đời Kiều vì thế mà cũng “khấp khểnh” như vó câu, “gập ghềnh” như bánh xe vậy: “Đoạn trường thay lúc phân kì, vó câu khấp khểnh bánh xe gập ghềnh” ! Gió cũng phải “đùng đùng” nổi giận vì thói tráo trở của Mã Giám Sinh cơ mà! Thì mới ngon ngọt hứa với Vương ông như vầy mà đã nuốt lời trốn chạy rồi : “Mai sau dù

có thế nào, kìa gương nhựt nguyệt nọ dao quỷ thần; dùng đùng gió giục mây vần, một xe trong cõi hồng trần như bay” Và từ “thăm thẳm”, từ“đăm đăm” trong câu sau đây, đã nói

lên được sự xa cách mõi mòn thường trực chờ đợi,nhớ về gia đình trong lòng Kiều sau này

Và đó cũng là tâm trạng dự báo của Vương ông trong buổi tiễn đưa con.

Thủ pháp điệp từ ngữ của Đại thi hào cũng rất điêu luyện Điệp từ ngữ trong đoạn

thơ sau đây đã lột tả được nỗi lòng nôn nóng tìm Kiều của KimTrọng : “Hỏi ông ông mắc

tụng đình, hỏi nàng nàng đã bán mình chuộc cha; hỏi nhà nhà đã dời xa; hỏi Vương Quan với Vương bà Thuý Vân,đều là sa sút khó khăn, may thuê viết mướn kiếm ăn lần hồi” Hỏi,

hỏi, hỏi, liên tục, dồn dập, chứng tỏ Kim Trọng đang nóng lòng, sốt ruột đi tìm nà Kiều

lắm! Thì đây: “Bao nhiêu của bấy nhiêu đàng, còn tôi tôi quyết tìm nàng mới thôi”;”Rắp

mong treo ấn từ quan, mấy sông cũng lội mấy ngàn cũng qua; dấn mình trong áng can qua,

Trang 2

vào sinh ra tử lọ là thấy nhau” Cũng do sức mạnh của điệp từ ngữ mà cơn ghen của Hoạn

nương được đẩy lên đến tột cùng, hậm hực, “ càng dập càng nồng”, và rất dữ dội: “Làm

cho nhìn chẳng được nhau, làm cho đày đoạ cất đầu chẳng lên; làm cho trông thấy nhỡn tiền, cho người thăm ván bán thuyền biết tay; làm cho cho mệt cho mê, làm cho đau đớn ê chề cho coi; bắt khoan bắt nhặt đến lời, mắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay”!

Thủ pháp tu từ thậm xưng, cường điệu cũng được Nguyễn Du khai thác, huy động

triệt để Vui mừng thì thật là tột đỉnh vui mừng trong hợp hoan thế này: “Xắn tay mở

khoá động rào, rẽ mây trông tỏ lối vào thiên thai; mặt nhìn mặt càng thêm tươi, bên lời vạn phúc bên lời hàn huyên”( Kiều qua nhà Kim); “Một nhà sum họp trúc mai, càng sâu nghĩa biển càng dài tình sông; hương càng đượm lửa càng nồng, càng sôi vẻ ngọc càng lồng màu sen”(Thúc Sinh đón Kiều về làm thiếp); “Huệ lan sực nức một nhà, từng cay đắng lại mặn

mà hơn xưa”(quan kết duyên cho Thúc và Kiều); “Cùng nhau trông mặt cả cười, dan tay về chốn trướng mai tự tình; vinh hoa bõ lúc phong trần, tình xuân càng lại thêm xuân một ngày”(Khi Từ Hải đã tìm được công danh rồi về với Kiều); “Nỗi mừng biết lấy gì cân, lời tan hợp chuyện xa gần thiếu đâu”(Kiều gặp lại gia đình); “Lời tan hợp nỗi hàn huyên, chữ tình càng mặn chữ duyên càng nồng”(Thúc Sinh về với Hoạn nương) Cái buồn và ê chề thì

cũng thật là buồn và ê chề tận đáy thâm sâu thế này: “Thẫn thờ gió trúc mưa mai, ngẩn ngơ

trăm nỗi dùi mài một thân; ôm lòng đòi đoạn xa gần, chẳng vò mà rối chẳng dần mà đau; Thiếp như con én lạc đàn, phải cung rày đã sợ làn cây cong; cùng đường dù tính chữ tòng, biết người biết mặt biết lòng làm sao” Và cái khóc của Kim Trọng cũng thật

là ghê gớm quá thế này: “vật mình vẫy gió tuôn mưa, dầm dề giọt ngọc thẫ thờ hồn mai”

Biện pháp thậm xưng, cường điệu có tác dụng gây ấn tượng mạnh, làm tăng sức gợi tình gợi cảm chính là vì vậy !

Cánh xây dựng nhân vật của Đại thi hào rất toàn điện, nên hình dung và đánh giá về nhân vật cũng rất toàn diện, khách quan Ông xây dựng nhân vật Kiều qua việc tả: chân dung, nội tâm, lời nói, việc làm, và qua đánh giá của tác giả, cũng như qua đánh giá của các

nhân vật khác Bởi vậy, con người của Kiều rất toàn diện như vầy: “Những người hiếu

nghĩa xưa nay, trời làm chi đến lâu ngày càng thương; người sao hiếu nghĩa đủ đàng, kiếp sao chọn những đoạn tràng thế thôi”(nhận xét của Vãi Giác Duyên); ‘Thuý kiều sắc sảo khôn ngoan, vô duyên là phận hồng nhan đã đành; lại mang lấy một chữ tình, khư khư mình buộc lấy mình vào trong; xét trong duyên nghiệp Thuý Kiều, mắc điều tình ái khỏi điều tà dâm; lấy tình thâm trả nghĩa thâm, bán mình đã động hiếu tâm đến trời” (nhận xét của Sư

Tam Hợp); “Chị sao phận mỏng đức dày, kiếp xưa đã vậy đời này dễ ai; tâm thành đã

thấu đến trời, bán mình là hiếu cứu người là nhân; một niềm vì nước vì dân, âm công cất một đồng cân đã già”(đánh giá của Đạm Tiên); “Thuý Kiều tài sắc ai bì, có nghề đàn lại giỏi nghề văn thơ; kiên trinh chẳng phải gan vừa, liều mình thế ấy phải lừa thế kia; thoắt buôn về thoắt bán đi, mây trôi bèo nỗi thiếu gì là nơi”(nhận xét của lại già họ Đô); “Thương vì hạnh trọng vì tài, Thúc ông thôi cũng dẹp lời phong ba”(Thúc ông thấy về Kiều); “Liền tay trao lại Thúc Sinh, rằng tài nên trọng và tình nên thương; ví chăng có số giàu sang, tài này dẫu cất nhà vàng cũng nên”(Hoạn Thư thấy về Kiều); “Như nàng lấy hiếu làm trinh, bụi nào cho đục được mình ấy vay”(Kim Trọng nhận xét về Kiều); "Quản gia có một mụ nào, thấy người thấy nết ra vào mà thương”(Mụ quản gia thấy Kiều) .

Thủ pháp đối lập cũng được Nguyễn Du khai thác và sử dụng thành công khi xây dựng các nhân vật Mã Giám Sin, Sở Khanh và Bạc Hạnh như vầy:

Một chàng vừa trạc thanh xuân Hình dong chải chuốt áo khăn dịu dàng

Trang 3

Nghĩ rằng cũng mạch thư hương Hỏi ra mới biết rằng chàng Sở Khanh Than ôi sắc nước hương trời

Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây Giá đành trong nguyệt trên mây Sao hoa hoa khéo đoạ đày bấy hoa Tức gan riêng giận trời già

Lòng này ai thấu cho ta hỡi lòng Thuyền quyên ví biết anh hùng

Ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi Rằng ta có ngựa truy phong

Có người dưới trướng vốn dòng kiện nhi

Dầu khi gió kép mưa đơn

Có ta đây cũng chẳng cơn cớ gì .

Thế nhưng:

Tiếng gà xao xác gáy mau

Phía sau đã thấy người đâu dậy dàng Nàng càng thổn thức gan vàng

Sở Khanh đã rẽ dây cương lối nào Còn đang suy trước nghĩ sau

Mặt mo đã thấy ở đâu dẫn vào

Sở Khanh lên tiếng rêu rao

Nghe đồn rằng có con nào ở đây Phao cho quyến gió rủ mây

Hãy làm cho biết mặt này là ai .

**************************

Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh

Hỏi quê rằng huyện Lâm Thanh cũng gần

Quá niên trạc ngoại tứ tuần

Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao .

Mai sau dầu có thế nào

Kìa gương nhựt nguyệt nọ dao quỷ thần .

Thế nhưng:

Ghế trên ngồi tót sổ sàng

Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra .

Về đây nước trước bẻ hoa

Vương tôn quý khách ắt là đua nhau Hẳn ba trăm lạng kém đâu

Trước là vừa vốn về sau thì lời

Miếng ngon kế đến tận nơi

Vốn nhà cũng tiếc của trời cũng tham .

***************************

Này chàng Bạc Hạnh cháu bà

Người trong thân thích ruột rà chẳng ai Cửa nhà buôn bán Châu Thai

Trang 4

Thật thà có một đơn sai chẳng hề Bạc Sinh quỳ xuống vội vàng Quá lời nguyện hết Thành Hoàng Thổ Công

Thế nhưng:

Thuyền vừa đỗ bến thảnh thơi Bạc Sinh lên trước tìm nơi mọi ngày

Và nữa, ở Truyện Kiều Nguyễn Du tiếp thu, kế thừa, vận dụng tục ngữ-ca dao-dân ca

và tinh hoa của thơ Đường rất hợp đạt: “Vầng trăng ai xẻ làm đôi, nửa in gối chiếc nửa soi

dặm trường”(ca dao có câu như vầy:”Vầng trăng ai xẻ làm đôi, đường trần ai vẽ ngược

xuôi hỡi chàng); “Sinh rằng từ thuở tương tri, lòng riêng riêng những nặng vì nước non;

trăm năm tính cuộc vuông tròn, phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông”(Trong ca dao có câu

như thế này: “Làm người phải đắn phải đo, phải cân nặng nhẹ phải dò nông sâu); “Hạt

mưa sá nghĩ phận hèn, liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân”(Trong ca dao và trong

thơ Đường có những câu như vầy:”Xuân tàn đáo tử ti phương hận”; “Con tằm đến thác tơ còn vướng, ngọn nến chưa tàn lệ vẫn sa”)

Bút pháp điển cố, ước lệ-tượng trưng cũng rất dào dạt trong Truyện Kiều Nhưng nó không phải là nghệ thuật đặc sắc của Truyện Kiều, vì xu thế chung về nghệ thuật của thơ văn Trung dại là thế! Điển cố thì làm cho thơ văn hàm súc, cô đọng hơn, chẳng hạn như:

“Tình cờ chẳng hẹn mà nên, mạt cua mướp đắng hai bên một phường”(nói về tích lừa đảo

gặp lừa đảo, bịp bợm gặp bịp bợm); “Sinh rằng ., mà lòng lại nhớ đến Bình Nguyên

Quân”(nhớ đến tích con người có lòng hào hiệp); “Dâng thư nđã thẹn nàng Oanh, lại thua ả

Lý bán mình hay sao”(nhớ đến tích nàng Thôi Oanh Oanh và nàng Lý có đức trung hiếu

vẹn toàn); “Sinh rằng nổi tiếng cầm đài, nước non luống những lắng tai Chung Kỳ”(nhớ đến

tích bạn tri âm giữa Chung Tử Kỳ và Bá Nha)

Đại diện cho cái đẹp, cho giá trị, phẩm chất theo ước lệ-tượng trưng trong thơ văn

Trung đại và trong Truyện Kiều thường là:tùng, cúc, trúc, mai, cọp gió, rồng, mây, xuân, huyên, : “Nghìn tầm nhờ bóng tùng quân, tuyết sương che chở cho thân cát đằng;Sen tàn

cúc lại nở hoa, sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân;Mượn điều trúc viện thừa lương, dem

về hãy dấu tạm nàng một nơi; Vật mình vẫy gió tuôn mưa, dầm dề giọt ngọc thẩn thờ hồn mai; Trai anh hùng gái thuyền quyên, phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng; Xót thay xuân cỗi huyên già, tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi”; Và đại diện cho cái ác, cái xấu thường là:đứa, gã, bọn, hùm sói, .: “Nào ngờ gã Mã Giám Sinh, vốn là một đứa

phong tình đã quen; Còn đang suy trước nghĩ sau, mặt mo đã thấy ở đâu dẫn vào;Sở Khanh lên tiếng rêu rao, nghe đồn rằng có con nào ở đây;Gữa vòng gươm dựng giáo trần,

kề lưng hùm sói làm thân tôi đòi; ”

Hoà quyện hài hoà với thể thơ Lục bát, Truyện Kiều cứ nghe êm êm, ngân nga ngân nga, du dương du dương, lắng sâu lắng sâu trong lòng mãi mãi, và như thấy bút đang muốn múa và mực đang muốn bay chính là vì vậy!

Ngày đăng: 10/07/2014, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w