1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

On tập địa 12 -năm 2009-2010

33 201 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 376 KB

Nội dung

Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập 1-Công cuộc đổi mới là cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội. Công cuộc Đổi mới được manh nha từ năm 1979. Những đổi mới đầu tiên là từ lĩnh vực nông nghiệp với “khoán 100” và “khoán 10”, sau đó lan sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Đường lối Đổi mới được khẳng định từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986), đưa nền kinh tế - xã hội của nước ta phát triển theo ba xu thế :-Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội; -Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa; -Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới. * Thành tựu: -Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kềm chế ở mức một con số. -Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Trong 10 nước ASEAN, trung bình giai đoạn 1987 – 2004, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 6,9 %, chỉ đứng sau Xingapo -Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. -Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. - Ñời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân đợc cải thiện rõ rệt. 2-Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực. a-Bối cảnh : Toàn cầu hóa là một xu thế lớn, một mặt cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài, mặt khác đặt nền kinh tế nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn trong khu vực và trên thế giới b- * Thành tựu: -Nước ta đã thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài -Ngoại thương được phát triển ở tầm cao mới -Hợp tác kinh tế - khoa học kỹ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường 3-Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ. 1. Vị trí địa lý - Ở rìa phía đông của bán đảo Ðông Dương, gần trung tâm của khu vực Ðông Nam Á. - Hệ tọa độ địa lý : B: 23,23 B , N: 8,34 B, T: 102,09 D , D : 109,24 D - Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với biển Ðông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn. 2. Phạm vi lãnh thổ a. Vùng đất - Gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, có tổng diện tích là 331.212 km 2 - Có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền, phần lớn nằm trong khu vực miền núi việc thông thương với các nước láng giềng được tiến hành qua các cửa khẩu. - Ðường bờ biển cong hình chữ S, dài 3260km, chạy từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). - Có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo ngoài khơi xa trên biển Ðông là: Hoàng Sa, Trường Sa. b. Vùng biển Vùng biển với các giới hạn quy định có diện tích khoảng 1 triệu km 2 bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng biển tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. c. Vùng trời Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo. 3. Ý nghĩa của vị trí địa lý Việt Nam a. Ý nghĩa tự nhiên - Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú. - Tự nhiên có sự phân hóa đa dạng giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau. - Nằm trong vùng có nhiều thiên tai cần có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động. b. Ý nghĩa kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng 1 Về kinh tế: + Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng giao lưu thuận lợi với các nước. + Là của ngõ mở lối ra biển cho Lào, Ðông Bắc Thái Lan và Campuchia, Tây Nam Trung Quốc. Vị trí địa lý có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Về văn hóa - xã hội: Có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa - xã hội và mối giao lưu lâu đời, hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Ðông Nam Á. Về an ninh quốc phòng: Theo quan điểm địa lý chính trị và địa lý quân sự, nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Ðông Nam Á. Bài 3,4: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ VIỆT NAM. 1. Giai đoạn Tiền Cambri Hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam. a. Đây là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển của lãnh thổ Việt Nam. Thời gian: Bắt đầu cách đây 2 tỉ năm, kết thúc cách đây 542 triệu năm. b. Chỉ diễn ra trên một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay: Các mảng nền cổ như vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, khối nhô Kon Tum,,, c. Các thành phần tự nhiên rất sơ khai đơn điệu - Khí quyển rất loãng, hầu như chưa có ôxi, chỉ có chất amôniac, điôxit cacbon, nitơ, hiđrô. - Thuỷ quyển: mới xuất hiện. - Sinh vật nghèo nàn: Tảo (tảo lục, tảo đỏ), động vật thân mềm: sứa, hải quỳ, thuỷ tức, san hô, ốc… 2. Giai đoạn cổ kiến tạo và tân kiến tạo. Giai đoạn Thời gian bắt đầu và kết thúc cách đây Hoạt động địa chất Đặc điểm lãnh thổ Các khoáng sản được hình thành Đặc điểm lớp vỏ cảnh quan Cổ kiến tạo - Bắt đầu cách đây 542 triệu năm, kết thúc cách đây 65 triệu năm. - Thời gian diễn ra: 477 triệu năm Vận động uốn nếp và nâng lên ở Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, hoạt động macma mạnh ở Trường Sơn Nam Phần lớn lãnh thổ nước ta trở thành đất liền ( Trừ các khu vực đồng bằng) Đồng, sắt, thiếc, vàng, bạc, đá quý… Phát triển lớp vỏ cảnh quan nhiệt đới. Tân kiến tạo Bắt đầu cách đây 65 triệu năm, kéo dài đến ngày nay. Vận động uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma,… Vận động nâng lên không đều theo nhiều chu kì. Bồi lấp các - Địa hình đồi núi được chiếm phần lớn diện tích, địa hình phân bậc. - Các cao nguyên ba dan, các đồng bằng châu thổ Dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bôxít… Lớp vỏ cảnh quan nhiệt đới tiếp tục được hình thiện, thiên nhiên ngày càng đa dạng, phong phú 2 vùng trũng lục địa. được hình thành. như ngày nay. Bài 6,7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI 1. Đặc điểm chung của địa hình a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. - Địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, núi trung bình 14%, núi cao chỉ có 1%. - Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích đất đai. b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng. - Địa hình già trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt. - Cấu trúc gồm 2 hướng chính: tây bắc – đông nam và vòng cung + Hướng Tây bắc – Đông nam: từ hữu ngạn sông Hồng đến Bạch Mã. + Hướng vòng cung: Vùng núi Đông bắc và vùng Trường Sơn Nam. - Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. d. Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người. 2. Các khu vực địa hình a. Khu vực đồi núi * Vùng núi Đông Bắc - Giới hạn: Vùng núi phía tả ngạn sông Hồng - Chủ yếu là đồi núi thấp - Gồm các cánh cung lớn mở rộng về phía Bắc và phía Đông chụm laị ở Tam Đảo. - Cao ở Tây bắc thấp dần xuống Đông nam. * Vùng núi tây bắc - Giới hạn: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả. - Địa hình cao nhất nước ta, dãy Hoàng Liên Sơn. - Các dãy núi hướng Tây bắc – Đông nam, xen giữa là các cao nguyên đá vôi ( cao nguyên Sơn La, Mộc châu). * Vùng núi Trường Sơn Bắc - Giới hạn: Từ sông Cả tới dãy núi Bạch Mã. - Hướng Tây bắc – Đông nam. - Các dãy núi song song, so le, cao ở hai đầu ở giữa có vùng núi đá vôi. * Vùng núi Trường Sơn - Các khối núi Kon Tum, khối núi cực nam Tây bắc, sườn tây thoải, sườn đông dốc đứng. - Các cao nguyên đất đỏ ba dan: Plâyku, Đắc Lắc, Mơ Nông, Lâm Viên bề mặt bằng phẳng, độ cao xếp tầng 500-800-1000m. - Khu vực bán bình nguyên và khu vực đồi trung du: + Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng + Đông Nam Bộ + Dải đồi trung du chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằng Sông Hồng. b. Khu vực đồng bằng Chia thành hai loại: đồng bằng châu thổ sông và đồng bằng ven biển. * Đồng bằng châu thổ gồm: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Đặc điểm Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long Giống nhau - Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn nhất nước ta. - Hình thành trên các vùng sụtt lún ở hạ lưu các con sông. - Địa hình tương đối bằng phẳng. - Đất phù sa màu mỡ. Khác nhau Nguyên nhân hình thành Là đồng bằng được bồi tụ bởi phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình Là đồng bằng được bồi tụ bởi phù sa của sông Tiền và sông Hậu Diện tích 15 nghìn km 2 40 nghìn km 2 Địa hình Thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, bị chia cắt thành nhiều ô. Bằng phẳng hơn, thấp dần từ tây bắc sang đông nam. 3 Đất Phù sa trong đê, bạc màu Phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn Thuận lợi và khó khăn trong sử dụng TL: Trồng lúa, cây thực phẩm, chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm, nuôi thuỷ sản. KK: Địa hình bị chia cắt thành nhiều ô nên tạo thành các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước trong mùa mưa. TL: Trồng lúa, cây thực phẩm, chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm, nuôi thuỷ sản. KK: - Nhiều vùng trũng ngập nước quanh năm, nhất là mùa mưa. - 2/3 diện tích là đất mặn, đất phèn. * Đồng bằng ven biển - Diện tích 15.000 km 2 - Hẹp ngang và bị các nhánh núi cách thành nhiều đồng bằng nhỏ. - Chủ yếu là do phù sa biển bồi đắp. Đất nghèo chất dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa sông. - Cấu trúc: + Ven biển là những cồn cát, đầm phá + Giữa: vùng thấp trũng + Trong: đồng bằng - Các đồng bằng lớn: đồng bằng sông Mã, sông Chu, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Đà Rằng… 3. Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội. a. Khu vực đồi núi - Các thế mạnh: + Tập trung nhiều loại khoáng sản là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. + Tài nguyên rừng phong phú, đa dạng trong đó có nhiều loại quý hiếm, tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới. + Có các cao nguyên, thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi gia súc lớn. + Có tiềm năng thuỷ điện lớn. + Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng… nhất là du lịch sinh thái.( khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp) - Các mặt hạn chế + Địa hình bị chia cắt gây trở ngại cho giao thông. + Mưa nhiều, độ dốc lớn nên dễ xẩy ra các thiên tai như lũ quét, xói mòn,… b. Khu vực đồng bằng - Các thế mạnh + Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệtt đới. + Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản. + Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại. + Phát triển giao thông đường bộ, đường sông. - Hạn chế: Thường xuyên chịu nhiều thiên tai như bão, lụt, hạn hán… Bài 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN 1.Khái quát về Biển Ðông - Là một vùng biển rộng,tương đối kín, có đặc tính nóng ẩm,chịu ảnh hưởng của gió mùa. -Tính chất nhiệt đới gió Mùa ẩm và tính khép kín thể hiện qua các yếu tố: nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thủy triều, dòng hải lưu 2. Ảnh hưởng của Biển Ðông đến thiên nhiên Việt Nam a. Khí hậu - Biển Ðông đã mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa Ðông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa Hạ. - Khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương . 4 b. Ðịa hình và các Hệ Sinh Thái ven biển - Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các bãi cát, cồn cát, đầm phá, đảo ven bờ, rạn san hô. - Các hệ sinh thái ven biển rất đa dạng và giàu có; + Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Diện tích 450.000 ha (Nam Bộ 300.000 ha) +Hệ sinh thái trên đất phèn: Sú, vet, đước… + Hệ sinh thái trên các đảo c.Tài nguyên thiên nhiên vùng Biển *Khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, cát, Titan -> nguyên liệu cho ngành công nghiệp, trữ lượng muối biển lớn… *Tài nguyên hải sản: Các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng… d.Thiên tai; *Bão: Mỗi năm trung bình có 3-4 cơn bão lớn kèm sóng lừng, lũ lụt. *Sạt Lở bờ biển. *Vùng ven biển miền trung còn có hiện tượng: cát bay, cát chảy xâm lấn làng mạc, ruộng vườn… làm hoang mạc hóa đất đai. Bài 9,10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA 1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa a. Tính chất nhiệt đới: - Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến - Tổng bức xạ lớn 75 kcal/cm 2 , cán cân bức xạ dương quanh năm. - Nhiệt độ trung bình năm trên 22-27 0 C.Tổng nhiệt độ năm đạt 8000-9000 0 C. - Tổng số giờ nắng từ 1.400 - 3.000 giờ/năm b. Lượng mưa, độ ẩm lớn - Lượng mưa trung bình năm cao từ 1.500 – 2.000 mm, mưa phân bố không đều, sườn đón gió từ 3.500 – 4.000 mm. - Độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương. c. Gió mùa * Gió mùa mùa đông. - Gió mùa đông bắc + Nguồn gốc: khối không khí lạnh xuất phát từ trung tâm cao áp xi bia di chuyển qua lục địa vào nước ta. + Hướng gió: đông bắc. + Phạm vi hoạt động: từ 16 0 B trở ra. + Thời gian: tháng 11, 12, 01 thời tiết miền Bắc lạnh và khô, tháng 2, 3, 4 thời tiết lạnh ẩm và mưa phùn cho ven biển và đồng bằng ở miền Bắc. + Tính chất: hoạt động từng đợt, không liên tục. - Gió tín phong ở phía Nam + Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm cao áp trên biển TBD. + Hướng gió: đông bắc. + Phạm vi hoạt động: từ Đà Nẵng, vĩ tuyến 16 0 B trở vào. * Gió mùa mùa hạ: - Gió mùa tây Nam: + Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm áp thấp Ấn Độ - Mianma. + Hướng gió: tây nam. + Hướng di chuyển và tính chất: tháng 5, 6, 7 hướng tây nam gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, thời tiết rất nóng và khô; từ tháng 6 – 10 gây nóng và mưa nhiều cho cả nước. * Hệ quả: - Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng mưa nhiều; hai mùa chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu. - Miền Nam có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. 2. Các thành phần tự nhiên khác 5 a. Địa hình b. Sông ngòi c. Đất d. Sinh vật Các thành phần tự nhiên Biểu hiện Nguyên nhân Ðịa hình - Xâm thực mạnh ở miền núi + Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhiều nơi đất trơ sỏi đá. + Vùng núi đá vôi có nhiều hang động. + Các vùng thềm phù sa cổ bị bào mòn thanh đất sám bạc mầu - Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: ĐBSH và ĐBSCL hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến hàng trăm mét. - Nhiệt độ cao, mưa nhiều. Nhiệt độ và lượng mưa phân hóa theo mùa làm cho qúa trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển xảy ra mạnh mẽ Sông ngòi - Mạng lưới sông ngòi dày đặc. - Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa - Chế độ nước theo mùa - Khí hậu nhiệt đới nhiều mưa và phân hoá theo mùa Ðất - Quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta. - Ðất dễ suy thoái. - Nền nhiệt và độ ẩm cao làm cho phong hoá diễn ra mạnh Sinh vật - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa là cảnh quan chủ yếu của nước ta. - Có hệ sinh thái rừng nguyên sinh và sự xuất hiện của các thành phần á nhiệt đới và ôn đới vùng cao. - Trong giới sinh vật, thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhiều mưa và nhiệt độ cao. - Sự phân hóa của khí hậu tạo nên sự đa dạng thành phần sinh vật có nguồn gốc bản địa 3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống a. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp - Thuận lợi: + Nền nhiệt ẩm cao, lượng mưa nhiều => phát triển nông nghiệp lúa nước. + Khí hậu phân hoá theo mùa =>Tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình nông lâm kết hợp. - Khó khăn: lũ lụt, hạn hán, khí hậu, thời tiết không ổn định. b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống. - Thuận lợi: + Phát triển các ngành kinh tế: lâm nghiệp, thuỷ sản, giao thông vận tải, du lịch… + Ðẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng vào mùa khô. - Khó khăn: + GTVT, du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp của phân mùa khí hậu. + Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản + Bão, lũ làm tổn thất cho mọi ngành sản xuất, con người và tài sản. + Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái Bài 11,12: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG 1) Thiên nhiên phân hóa Bắc- Nam a)Nguyên nhân - Có sự gia tăng của nhiệt độ theo vĩ độ, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm cho nhiệt độ miền Bắc hạ thấp. - Sự khác nhau giữa nhiệt độ và biên độ nhiệt cũng làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hóa Bắc- Nam. 6 b) Phần lãnh thổ phía Bắc (từ Bạch Mã trở vào) - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và có mùa đông lạnh: nhiệt độ trung bình 20-25 0 C - Bị ảnh hưởng của gió mùa Đông- Bắc có khỏang từ 2-3 tháng nhiệt độ dưới 18 0 C. - Rừng chủ yếu là rừng nhiệt đới gió mùa: + Về mùa đông lạnh, ít mưa có các loại cây, rừng rụng lá. + Về mùa hè thì nóng, ẩm mưa phùn và cây cối xanh tốt. - Động, thực vật chủ yếu là động, thực vật nhiệt đới chiếm ưu thế ngòai ra còn có các loại động vật cận nhiệt đới và ôn đới. c) Phần lãnh thổ phía Nam (từ Bạch Mã trở vào) - Khí hậu cận xích đạo gió mùa. - Nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình trên 25 0 C và không có tháng nào dưới 20 0 C. - Có hai mùa mưa khô đối lập. - Rừng cận xích đạo gió mùa. - Động, thực vật cũng đặc trưng bởi vùng nhiệt đới và cận xích đạo. 2) Thiên nhiên phân hóa theo Đông - Tây a) Vùng biển và thềm lục địa - Biển có diện tích gấp hai lần lục địa. - Có khỏang 3000 đảo lớn, nhỏ. - Mang tính chất nhiệt đới gió mùa. - Các dòng hải lưu cũng thay đổi theo hướng của gió mùa. b) Các đồng bằng ven biển - Mối quan hệ chặt chẽ với các vùng núi ở phía Tây và biển phía Đông: + Vùng đồi núi lùi xa vào đất liền, đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp, bằng phẳng và thềm lục địa rộng. + Các vùng núi ăn sát ra biển thì đồng bằng nhỏ hẹp, bờ biển khúc khủyu.  thềm lục địa hẹp - Các dạng địa hình bị mài mòn, bồi tụ, các cồn cát, vũng vĩnh, đầm phá. c) Vùng đồi núi - Sự phân hóa phức tạp, chủ yếu do ảnh hưởng của gió mùa và các dãy núi. - Ở miền Bắc: + Vùng Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt mùa đông đến sớm và kết thúc muộn. + Tây Bắc mùa hè đến sớm và kết thúc muộn.  thời tiết lạnh, khô - Ở sườn Đông Trường Sơn có mưa thu đông và Tây Nguyên là mùa khô, khi Tây Nguyên có mưa thì sườn đông Trường Sơn nóng, khô. 3)Thiên nhiên phân hóa theo độ cao a) Đai nhiệt đới gió mùa chân núi (600-700m trở xuống) - Khí hậu biểu hiện: + Nhiệt độ trung bình lớn hơn 25 0 C. + Độ ẩm luôn thay đổi: từ khô sang ẩm ướt. - Đất có 2 loại: + Đất phù sa (chiếm 24%) chủ yếu ở đồng bằng. + Đất feralit (chiếm 60%) chủ yếu ở đồi núi và trung du. - Sinh vật gồm 2 hệ: + Các hệ sinh thái nhiệt đới: • rừng nhiệt đới ẩm, lá rộng thường xanh • rừng có từ ba tầng + Rừng nhiệt đới gió mùa: • rừng thường xanh • rừng rụng lá • rừng thưa + Các hệ sinh thái: phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt: đá vôi, đất ngập mặn, đất nhiễm phèn. b) Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi (600-700m=>2600m) - Khí hậu: + Mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ lớn hơn 25 0 C 7 + Có mưa nhiều và độ ẩm tăng - Độ cao: 600-700m=> 1600m + Hệ sinh thái rừng cận nhiệt lá rộng, lá kim + Chủ yếu là đất feralit + Động vật chủ yếu là động vật cận nhiệt phương Bắc. - Độ cao: 1600-1700m trở lên + Nhiệt độ thấp + Đất có mùn và có các loài chim di cư. c) Đai ôn đới gió mùa trên núi (trên 2600m) - Khí hậu: có nét khí hậu giống khí hậu ôn đới, nhiệt độ dưới 15 0 C (Hòang Liên Sơn) và mùa đông dưới 5 0 C. - Thực vật chủ yếu là các loài ôn đới: + đỗ quyên + các linh san + thiết san - Đất: mùn thô chiếm 11% diện tích. 4. Các miền địa lí tự nhiên a. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ - Phạm vi: Vùng đồi núi tả ngạn sông Hồng và đồng bằng sông Hồng. - Địa hình: + Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng vòng cung + Các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng + Bờ biển đa dạng, với nhiều vịnh đảo, quần đảo. - Khoáng sản giàu với nhiều than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm… - Khí hậu: Nhiệt đới ẳm gió mùa cá mùa đông lạnh. - Sông ngòi dày đặc - Sinh vật đa dạng với các loài nhiệt đới và cận nhiệt đới. - Khó khăn: Dòng chảy sông ngòi thất thường, thời tiết có nhiều biến động. b. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ - Phạm vi: Vùng hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã. - Địa hình: + Cao nhất nước, độ dốc lớn, hướng chính tây bắc- đông nam, trong núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo… + Đồng bằng hẹp, ven biển có nhiều cồn cát, bãi tắm đẹp. - Khoáng sản giàu: crôm, titan, sắt, thiếc… - Khí hậu: Mùa đông ngắn, Bắc Trung Bộ mùa hạ có gió phơn Tây Nam, bão hoạt động mạnh. - Sông có độ dốc lớn, tiềm năng thuỷ điện lớn nhất cả nước. - Sinh vật đa dạng phân hoá theo độ cao. - Khó khăn: Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán thường xuyên. c. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ - Phạm vi: Từ dãy núi Bạch Mã trở vào. - Địa hình: + Khối núi cổ Kontum, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan. + Đồng bằng châu thổ sông rộng lớn ở Nam Bộ và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Nam Trung Bộ. - Khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt và bôxít ở Tây Nguyên - Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt độ cao, có 2 mùa: mùa mưa, khô rõ rệt - Sông + Nam Trung Bộ; ngắn và dốc. + Nam Bộ sông ngòi chằng chịt - Sinh vật đa dạng thành phần loài. Khó khăn: Xói mòn, rửa trôi đất ở vùng núi, lũ lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các co sông trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô. Bài 14: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I . Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật 1. Tài nguyên rừng a. Hiện trạng 8 - Tài nguyên rừng vẫn đang trong tình trạng suy thoái. - Tổng diện tích rừng có tăng lên song chất lượng chưa phục hồi, phần lớn là rừng non và rừng nghèo. 1943: 14,3 tr ha rừng (70% là rừng giàu) 1983: 7,2 tr ha rừng 2005: 12,7 tr ha rừng (70% là rừng nghèo và rừng mới phục hồi) b. Nguyên nhân - Do chiến tranh, chặt phá rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy. - Do thiên tai ( cháy rừng, mưa axít….) * Ý nghĩa của việc bảo vệ taùi nguyên rừng: - Về kinh tế: Cung cấp gỗ, dược phẩm, phát triển du lịch sinh thái… - Về môi trường: Chống xói mòn đất, tăng cường lượng nước ngầm, hạn chế lũ lụt, điều hoà khí quyển… c. Biện pháp bảo vệ - Trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. nâng cao độ che phủ của cả nước. - Quy hoạch, khai thác, bảo vệ và phát triển riêng đối với từng loại rừng. - Triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng. Tiến hành giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân. - Thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến 2010. 2. Đa dạng sinh học a.Suy giảm đa dạng sinh học - Giới sinh vật nước ta có tính đa dạng sinh học cao. - Tài nguyên sinh vật nước ta đang trong tình trạng suy giảm nghiêm trọng 2004: Động vật: 407 loài có tên trong sách đỏ Thực vật: 450 loài có tên trong sách đỏ b. Nguyên nhân - Khai thác thác quá mức làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên và làm nghèo tính đa dạng của sinh vật. - Do ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước làm nguồn thuỷ sản nước ta bị giảm sút rõ rệt. c. Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học - Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. - Ban hành sách đỏ và có biện pháp bảo vệ cụ thể đối với các loài có tên trong sách đỏ. - Quy định về việc khai thác về gỗ, động vật, thuỷ sản. II. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất 1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất - 2005: có 12,7 triệu ha đất có rừng, 9,4 triệu ha sử dụng trong nông nghiệp, 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng. - Diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh nhưng diện tích đất đai bị suy thoái vẫn còn rất lớn. - Cả nước có 9,3 triệu ha đất bị đe doạ hoang mạc hóa. - Diện tích đất bình quân nông nghiệp đầu người thấp (0,1 ha/người) - Khả năng mở rộng diện tích đất ở đồng bằng thấp. 2. Nguyên nhân suy thoái đất - Canh tác không đúng cách, không hợp lí. - Do du canh du cư. - Do khai thác mà không cải tạo đất, do ô nhiễm môi trường. 3. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất a. Đối với vùng đồi núi - Áp dụng các biện pháp thủy lợi, canh tác hợp lí, nông- lâm kết hợp (làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng…) - Tổ chức định canh định cư cho dân cư miền núi. - Khai thác kèm với bón phân cho đất. b. Đối với đất nông nghiệp - Cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất bằng cách: thâm canh, canh tác hợp lí, chống bạc màu và gây nhiễm mặn. - Bón phân cải tạo đất, chống ô nhiễm đất, suy thoái đất. III. Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác - Tài nguyên nước: cần sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và chống ô nhiễm nước. -Tài nguyên khoáng sản: phải quản lí chặt chẽ, tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường. 9 -Tài nguyên du lịch: phải bảo tồn, tôn tạo và bảo vệ các cảnh quan du lịch. Phát triển du lịch sinh thái. - Khai thác, sử dụng hợp lí các loại tài nguyên khác. Bài 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI 1. Bảo vệ môi trường - Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường làm gia tăngbão, lụt, hạn hán và biến đổi thất thường về thời tiết. - Tình trạng ô nhiễm môi trường: nước, không khí, đất. 2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống a. Bão * Hoạt động ở Việt Nam - Thời gian: từ tháng 6 kết thúc vào tháng 11 là phổ biến, đặc biệt là các tháng 9,10,11. - Mùa bão chậm dần từ Bắc – Nam. - Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ, Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão. -Trung mỗi năm có 8 trận bão. *Hậu quả: - Mưa to, gió lớn trên diện rộng, gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông,,, Thuỷ triều dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển. - Gió bão, sóng to làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa, cầu cống, cột điện cao thế *Biện pháp phòng tránh: - Dự báo chính xác quá trình hình thành và đường đi của bão - Thông báo cho tàu thuyền trở về đất liền. - Củng cố công trình đê kè ven biển, sơ tán dân. - Chống ngập úng ở đồng bằng, chống lũ, xói mòn ở miền núi đ. Các thiên tai khác. - Động đất: Hoạt động mạnh nhất ở Tây Bắc, Đông Bắc. - Các thiên tai khác: lốc, mưa đá, sương muối, gió lào. Các thiên tai Ngập lụt lũ quét Hạn hán Nơi xảy ra Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng Xảy ra đột ngột ở miền núi nhiều địa phương Thời gian hoạt động Mùa mưa (tháng 5-10). Duyên hải miền Trung từ tháng 9-12. Tháng 6-10 ở miền Bắc. Tháng 10-12 ở miền Trung Mùa khô ( tháng 11-4) Hậu quả Phá huỷ mùa màng, tắc ngẽn giao thông, ô nhiễm môi trường Thiệt hại về tính mạng và tài sản của dân cư Mất mùa,cháy rừng, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt… Nguyên nhân - Địa hình thấp. -Mưa nhiều, tập trung theo mùa - Ảnh hưởng của thuỷ triều. - Địa hình dốc. - Mưa nhiều, tập trung theo mùa - Ảnh hưởng của thuỷ triều - Mưa ít, cân bằng ẩm nhỏ. Biện pháp phòng chống Xây dựng đê điều, hệ thống thuỷ lợi. - Quy hoạch điểm dân cư tránh lũ. - Trồng rừng, quản lí và sử dụng hợp lí đất đai. -Canh tác hiệu quả trên đất dốc. - Trồng rừng. - Xây dựng hệ thống thuỷ lợi. - Trồng cây chịu hạn. 3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường - Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu, có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người. 10 [...]... ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1 Các bộ phận hợp thành đồng bằng sông Cửu Long - Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh thành phố ( CầnThơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp) có diện tích gần 40 nghìn km2, chiếm khỏang 12% diện tích Dân số 17.4 triệu người (2006) và gần 20.7 % dân... cá - Tài nguyên biển hết sức phong phú, có hàng trăm bãi cá, tôm, trong đất liền có trên 500000 ha diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản - Tài nguyên khóang sản nghèo nàn, chủ yếu là đá vôi, than bùn, dầu khí mới đang trong quá trình thăm dò ở vùng thềm lục địa - Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, thiếu nước ngọt trong mùa khô, đất quá chặt, khó... Một số sông lớn ở miền Trung - Hải Phòng – TP Hồ Chí Minh - Đường bay trong nước, chủ yếu khai thác 3 đầu mối: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng - Mở rộng một số đường bay đến các nước trong khu vực và trên thế giới - Phía Bắc: tuyến đường B12 (Bãi Cháy - Hạ Long) vận chuyển xăng dầu - Phía nam: một số đường ống dẫn dầu từ thềm lục địa vào đất liền 2 Thông tin liên lạc a Bưu chính - Hiện nay: + Vẫn là... Đàn trâu : 1.7triệu con Chiếm hơn 1/2 đàn trâu cả nước + Đàn bò : 900 nghìn con Chiếm 16% đàn bò cả nước + Đàn lợn : 5.8 triệu con Chiếm 21%.đàn lợn cả nước Và một số khác như ngựa , dê - Hạn chế : + Chất lượng đồng cỏ chưa cao, vận chuyển sản phẩm gặp nhiều khó khăn + Mùa đông thời tiết lạnh giá d) Thế mạnh kinh tế biển : - Biển có vai trò quan trọng nhờ tài nguyên phong phú nằm trong vùng KT năng động... giải quyết tốt vấn đề môi trường trong khai thác , vận chuyển và chế biến dầu khí 29 _ Phát triển du lịch biển ở Vũng Tàu _ Kinh tế biển ngày càng có vai trò quan trọng trong kinh tế của vùng e/ Về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam : _ Bao gồm toàn bộ 6 tỉnh, thành phố của vùng Đông Nam Bộ và tăng cường thêm tỉnh Long An của đồng bằng sông Cửu Long _ Đây là một trong hai vùng cực phát triển của đất... trong giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống ngành công nghiệp Nó được hình thành phù hợp với các điều kiện cụ thể ở trong và ngoài nước trong mỗi giai đoạn nhất định - Cơ cấu công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với 29 ngành thuộc 3 nhóm ngành chính: + Công nghiệp khai thác: 4 ngành + Công nghiệp chế biến: 23 ngành + Công nghiệp sản xuất, phân phối điên, khí đốt, nước: 2 ngành - Trong... nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của các nhánh sông ( phần thượng và hạ châu thổ) và phần đất nằm ngòai phạm vi tác động trực tiếp của các nhánh sông ( đồng bằng rìa) + Phần thượng châu thổ địa hình tương đối cao ( 2 - 4m so với mặt nước biển), vẫn bị ngập nước trong mùa mưa, bề mặt có nhiều vùng trũng ngập sâu dưới nước trong mùa mưa, vào mùa khô là những vùng nước tù đứt đoạn + Phần hạ thổ, địa. .. nguyên, nhiên liệu * Công nghiệp khai thác than -Than Atraxit: trữ lượng khoảng 3 tỉ tấn, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh +Than nâu: trữ lượng hàng chục tỉ tấn, tập trung chủ yếu Đồng bằng sông Hồng +Than bùn: trữ lượng lớn, có ở nhiều nơi nhưng tập trung chủ yếu Đồng bằng sông Cửu Long + Than mỡ: trữ lượng nhỏ, tập trung chủ yếu ở Thái Nguyên - Tình hình sản xuất và phân bố: + Trước năm 2000 tăng với... mạng, các giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch - Các loại tài nguyên du lịch: + Tự nhiên: Địa hình, khí hậu, nước, sinh vật + Nhân văn: Di tích, lễ hội, làng nghề, phong tục tập quán, giá trị văn hoá dân gian b Tình hình phát triển - Ngành... - Dân số 12 triệu người và chiếm 14.2% số dân cả nước - Có vị trí địa lí đặc biệt + Có đường biên giới chung với Trung Quốc và Lào + Giao lưu dễ dàng với ĐBS Hồng, đường bộ và đường thủy + Cửa ngõ ra biển cảng Cái Lân Quảng ninh - Vùng có tài nguyên thiên nhiên phong phú + Đất, khí hậu, khoáng sản, Rừng, Biển, Du lịch => Nên có điều kiện xây dựng cơ cấu phát triển kinh tế theo ngành 22 - Địa bàn sinh . Trường Sơn Nam. - Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. d. Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người. 2. Các khu vực địa hình a. Khu vực. nhiên ngày càng đa dạng, phong phú 2 vùng trũng lục địa. được hình thành. như ngày nay. Bài 6,7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI 1. Đặc điểm chung của địa hình a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn. Cửu Long. Đặc điểm Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long Giống nhau - Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn nhất nước ta. - Hình thành trên các vùng sụtt lún ở hạ lưu các con sông. - Địa

Ngày đăng: 10/07/2014, 15:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam. - On tập địa 12  -năm 2009-2010
Hình th ành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w