1/ Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp
- Rừng có diện tích là 2,46 triệu ha chiếm 20 % diện tích rừng của cả nuớc, độ che phủ là 47,8 % Đứng thứ hai cả nuớc sau Tây nguyên
- Rừng có nhiều gỗ quý : Lim, Lát Hoa, Táu . . . . và có nhiều chim thú quý
-Rừng sản xuất chiếm 34% diện tích, Rừng phòng hộ 50%, Rừng đặc dụng 16%.Có nhiều lâm truờng khai thác, trồng, tu bổ, bảo vệ rừng và chế biến.
- Việc phát triển và trồng rừng có vai trò quan trọng , điều hoà nuớc sông chống lũ , chống xói mòn , rừng phòng hộ ven biển chắn gió, chắn bão và di chuyển các cồn cát .
2/ Nông nghiệp
_ Vùng đồi truớc núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc và trồng cây công nghiệp, đàn trâu khoảng 750 nghìn con chiếm 25% cả nuớc , đàn bò khoảng 1,1 triệu con chiếm 20% cả nuớc
_ Cây công nghiệp : chè ( Nghệ An, Thanh Hoá ), Cao su ( Quảng Bình, Quảng Trị , Thanh Hoá ), hồ tiêu ( Quảng Trị )
Vùng đồng bằng phần lớn đất cát pha, vùng trồng lúa ( Nghệ An , Thanh Hoá ) Bình quân lương thực theo đầu người 348 kg/người.
cây công nghiệp ngắn ngày : lạc, mía, đậu tuơng, thuốc lá ( hầu hết ở các tỉnh )
3/ Ngư nghiệp :
_ Tất cả các tỉnh phát triển nghề cá đặc biệt ở Nghệ An tỉnh trọng điểm nghề cá Nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn phát triển khá nhanh.
_ Hạn chế : phuơng tiện thô sơ, năng xuất thấp
III – Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải 1/ Công nghiệp : 1/ Công nghiệp :
- Hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm
+ Vật liệu xây dựng : Xi măng (Bỉm sơn, Nghi sơn-Thanh Hoá), Hoàng Mai-Nghệ An)
+ Công nghiệp khai thác khoáng sản : Sắt (Nghệ Tỉnh), Thiếc (Nghệ An), Crôm (Thanh Hóa), Ti Tan, Cát Trắng(Hà Tĩnh)
+ Thuỷ điện : Bản vẽ: 320 MW, Cửa Đạt: 97 MW, Rào Quán: 64 MW. + Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản : hầu hết ở các tỉnh, các trung tâm công nghiệp : Thanh Hoá - Bỉm Sơn , Vinh , Huế
2/ Giao Thông Vận Tải
- Quốc lộ 1A , đường sắt thống nhất Bắc – Nam, đuờng Hồ Chí Minh, quốc lộ 7 – 8 – 9
- Các hải cảng : Nghi Sơn (Thanh hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Chân Mây (Thừa Thiên Huế)
-Sân bay : Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình), Phú bài (Huế)
Bài 36: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
1.Khái quát chung:
a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, và Bình Thuận).
- Diện tích tự nhiên 44,4 nghìn km2, chiếm 13.4 % diện tích. Dân số 8,9 triệu người (2005) và 10.5% dân số cả nước.
- Lãnh thổ hẹp ngang, phía Tây là dãy Trường Sơn sườn dốc đứng về phía Đông, có nhiều dãy núi lấn sát ra biển chia cắt dải đất ven biển thành các đồng bằng nhỏ hẹp, đồng thời tạo nên nhiều vũng vịnh và bãi tắm đẹp. Ngoài khơi có hai quần đảo xa bờ là: Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa( Khánh Hoà).
- Về khí hậu: Có khí hậu Đồng Trường Sơn, mưa thu đông, mùa khô kéo dài thiếu nước nghiêm trọng( đặc biệt là ở các tỉnh cực Nam), có hiện tượng gió phơn về mùa hạ.
- Sông ngòi ngắn dốc, mực nước chênh nhau nhiều giữa hai mùa, dễ lũ lụt.
- Đất ở đồng bằng chủ yếu là đẩt cát và cát pha, cũng có một số đồng bằng rất màu mỡ (đồng bằng Phú Yên), vùng gò đối thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu. Nhìn chung tiềm năng phát triển nông nghiệo hạn chế hơn vùng Bắc Trung Bộ nhưng bug lại tiềm năng về nuôi trồng và đánh bắt hải sản lại lớn hơn rất nhiều.
- Rừng liền khối với rừng của Tây Nguyên, có nhiều gỗ quý, chim thú quý, rừng giàu tập trung ở vùng núi cao, khai thác khó khăn.
- Khoáng sản không nhiều, có Titan (Bình Định), cát trắng (Khánh Hoà, Phú Yên), than, vàng (Quảng Nam), dầu khí trên vùng thềm lục địa ở Cực Nam Trung Bộ, nguồn thuỷ năng không lớn chỉ có thể xây dựng các nhà máy thuỷ điện có công suất trung bình và nhỏ.
b. Về kinh tế - xã hội
- Vùng bị tàn phá nhiều trong chiến tranh, nên cơ sở hạ tầng còn yếu.
Có các đô thị ( Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang…) và các trung tâm công nghiệp (Đà Nẵng, Khu kinh tế mở Chu Lại, khu kinh tế Dung Quất)
Vùng đang thu hút mạnh các dự án đầu tư nước ngoài.
2.Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển:
a.Nghề cá
- Biển miền Trung có nhiều bãi cá, tôm và cá hải sản khác, bãi cá lớn nhất ở biển cực Nam Trung Bộ. - Năm 2005, sản lượng khai thác đạt 624 nghìn tấn ( cá biển 420 nghìn tấn)
- Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng. Việc nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển ở Phú Yên, Khánh Hoà.
Hoạt động chế biến hải sản đa dạng ( nước mắm Phan Thiết, Nha Trang..)
b.Du lịch biển
- Ven biển có hàng loạt bãi tắm đẹp như Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quãng Ngãi), Quy Nhơn ( Bình Định), Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná ( Ninh Thuận), Mũi Né ( Bình Thuận). Nha Trang là trung tâm du lịch lớn của cả nước.
Phát triển du lịch gắn với du lịch biển - đảo cùng với các hoạt động nghỉ dưỡng, thể thao khác nhau là thế mạnh của vùng.
c.Dịch vụ hàng hải
- Có điều kiện thuận lợi nhất cả nước để xây dựng các cảng nước sâu. - Vùng có một số cảng biển lớn như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
- Đang xây dựng cảng nước sâu Dung Quất, Vân Phong (riêng vinh Vân Phong sẽ xây dựng cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta).
d.Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối
- Hiện nay đang khai thác dầu khí ở phía Đông đảo Phú Quý (Bình Thuận), khai thác muối ở Sa Huỳnh (Quãng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).
3.Vấn đề phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng
- Vùng có một số trung tâm công nghiệp (Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết). Các ngành công nghiệp chủ yếu là chế biến nông – lâm - thuỷ sản, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng. - - Vùng đang thu hút mạnh đầu tư nước ngoài đã xây dựng nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất công nghiệp của vùng nhờ vậy đang phát triển khởi sắc.
- Cơ sở năng lượng của vùng hạn chế, chỉ có một số nhà máy thuỷ điện có quy mô vừa và nhỏ như thuỷ điện Sông Hinh: 70 MW, Vĩnh Sơn: 66MW, Hàm Thuận – Đa Mi: 360 MW, trước mắt vẫn đang sử dụng nguồn điện từ Hoà Bình và Yaly tải về qua đường dây siêu cao áp 500kv. Đang xây dựng thuỷ điện A Vuơng (Thu Bồn, Quảng Nam: 300 MW), dự kiến xây dựng nhà máy điện nguyên tử ở Ninh Thuận.
- Vùng kinh tế trọng điêrm miền Trung ( từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định) đang đựoc đầu tư xây dựng. Khu kinh tế mở Chu Lai và khu kinh tế Dung Quất được xây dựng tạo điều kiện cho công nghiệp của vùng khỏi sắc trong thời gian tới.
- Việc phát trỉên cơ sỏ hạ tầng giao thông vận tải tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và sự phân công lao động mới.
+ Việc nâng cấp quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất không chỉ làm tăng vai trò trung chuyển của vùng mà còn đẩy mạnh giao lưu của vùng với hai thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
+ Hệ thống các sân bay đã được khôi phục hiện đại hoá : sân bay quốc tế Đà Nẵng, Chu Lai, Quy Nhơn, Tuy Hoà, Cam Ranh…
+ Đang xây dựng cảng nước sâu Dung Quất, Vân Phong (riêng Văn Phong sẽ là cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta).
+ Các tuyến đường ngang ( quốc lộ 19,21,27,25..) giúp mở rộng hậu phương cho các cảng biển, tăng cường quan hệ với Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia và Thái Lan.
1/ Khái quát chung
-Tây nguyên bao gồm 5 tỉnh ( Kom Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng và Đắc Nông )
-Diện tích tự nhiên 54,7nghìn km2, dân số 4,9 triệu nguời ( 2006 ), chiếm 16,5 % diện tích và 5,8 % dân số cả nước
+ Vùng có vị trí đặc biệt quan trọng cả về kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng.
+ Là vùng duy nhất của nuớc ta không giáp biển , địa hình gồm những cao nguyên xếp tầng , diện tích rộng , khá bằng phẳng
+ Đất ba dan màu mỡ cộng với sự đa dạng về tài nguyên khí hậu là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
+ Rừng của Tây Nguyên rất phong phú, đuợc coi là “ kho vàng xanh “ của cả nước
+ Khoáng sản không nhiều, chỉ có bô xít là có trữ luợng lớn nhất cả nuớc nhưng vẫn còn ở dạng tiềm năng, chưa đuợc khai thác .
+ Trữ lượng thuỷ năng khá lớn trên các sông Xê Xan, Xrê pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai
+ Đây là vùng thưa dân nhất cả nước ( mật độ 87 nguời / km2), là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít nguời ( Xơ Đăng, Gia Rai, Ê Đê, K’Ho, Mạ, M’ Nông ,… ) với truyền thống văn hoá độc đáo .
+ Khó khăn lớn nhất của vùng là mùa khô kéo dài thiếu nước nghiêm trọng , cơ sở hạ tầng còn yếu , thiếu lao động đặc biệt là lao động có tay nghề.
2/ Những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội :
a.Vấn đề phát triển cây công nghiệp
- Tây nguyên có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp và trong thực tế đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai của cả nước :
+ Đất ba dan với tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, nằm tập trung trên các cao nguyên khá rộng lớn thuận lợi cho việc xây dựng các nông trường, các vùng chuyên canh .
+ Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo thích hợp cho các cây công nghiệp nhiệt đới , khí hậu lại phân hoá theo độ cao nên có thể phát triển các cây cận nhiệt, mùa khô kéo dài thuận lợi cho việc phơi sấy các sản phẩm xuất khẩu .
-Các cây công nghiệp chính
+ Cà phê : Là cây công nghiệp số 1 của vùng, diện tích 450 nghìn ha chiếm hơn 80 % diện tích cà phê cả nuớc, trồng nhiều ở Đắc Lắc, Lâm Đồng, Gia Lai. Đắc Lắc là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất nuớc 259 nghìn ha .
+ Cao Su : Là vùng trồng cao su thứ 2 cả nước, trồng nhiều ở Gia Lai, Đắc Lắc . + Chè : Đuợc trồng chủ yếu ở Lâm Đồng, Gia Lai, nơi có khí hậu mát mẻ . + Dâu tầm : trồng nhiều ở Lâm Đồng .
+ Tiêu : trồng nhiều ở Gia Lai, Đắc Nông, Lâm Đồng.
-Việc phát triển cây công nghiệp đã thu hút về đây hàng vạn lao động , tạo tập quán canh tác mới cho đồng bào dân tộc, tạo nguồn hàng xuất khẩu và khai thác tốt tài nguyên
-Để đẩy mạnh phát triển , nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp ở đây cần phải :
+ Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh , mở rộng diện tích đi đôi với bảo vệ rừng và phát triển thuỷ lợi .
+ Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp .
+ Đẩy mạnh khâu chế biến , tăng cuờng xuất khẩu .
b.Vấn đề khai thác và chế biến lâm sản :
- Tây nguyên là “ kho vàng xanh “ của cả nuớc . Rừng Tây Nguyên chiếm 36 % đất có rừng và 52 % sản lượng gỗ cả nước. Độ che phủ rừng khoảng 60 % diện tích lãnh thổ , rừng có nhiều gỗ quý và chim thú quý .
-Tây nguyên hiện có 107 lâm truờng quản lý hơn 2 triệu ha rừng có nhiệm vụ trồng, bảo vệ, khai thác và chế biến gỗ . Mỗi năm khai thác khoảng 200 đến 300 nghìn m3 gỗ .
_ Những năm gần đây nạn phá rừng gia tăng, sản lượng gỗ còn một nữa , vì vậy việc bảo vệ rừng có tầm quan trọng đặc biệt .
c.Vấn đề khai thác thuỷ năng kết hợp với làm thuỷ lợi :
- Tây Nguyên có tiềm năng thuỷ điện lớn , tập trung trên hệ thống các sông Xê Xan , Xrê pôk , Đồng Nai… - Các công trình thuỷ điện đã đưa vào hoạt động và đang xây dựng :
+ Trên sông Xê Xan có thuỷ điện Yaly ( hoạt động tháng 4 - 2002 ), ở phía dưới thuỷ điện Yaly là Xê Xan 3 và Xê Xan 4 ; ở thượng lưu của Yaly là thuỷ điện Plây Krông và thượng Komtum . Như vậy dòng Xê Xan cho công xuất tổng cộng lên tới 1500 MW
+ Trên dòng Xrê pôk đã có thuỷ điện Drây H’ling ( 12 MW ) , hiện đang xây dựng có 6 bậc thang thuỷ điện là thuỷ điện Kuôp ( 280 MW , khởi công 12/2003 ) , Buôn Tua Srah ( 85 MW , khởi công cuối năm 2004 ), Xrê pôk 3 ( 137 MW ) , Xrê pôk 4 ( 33 MW ) , Đức Xuyên ( 58 MW ) , Đ’rây H’Ling đã nâng cấp lên 28 MW . Tổng công xuất của dòng Xre pôk lên tới 600 MW.
+ Trên hệ thống sông Đồng Nai trước đây đã có thuỷ điện Đa Nhim ( 165 MW ), hiện đang xây dựng thuỷ điện Đại Ninh ( 300 MW ), Đồng Nai 3 ( 180 MW ) , Đồng Nai 4 ( 340 MW, khởi công 12/2004 ) . _ Xây dựng các công trình thuỷ điện sẽ thúc đẩy các ngành công nghiệp khác như khai thác bô xít , dự trữ nguồn nước tưới trong mùa khô (đặc biệt là cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp ) , cho nuôi trồng thuỷ sản , du lịch …
Bài 39 : VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔTHEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ I/ Khái quát chung : Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh, thành phố ( Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Duơng, Bình Phuớc, Tây Ninh, Bà rịa – Vũng Tàu ) . Diện tích tự nhiên 23,5 nghìn km2. Dân số 12 triệu nguời (2006).
Đây là vùng có diện tích nhỏ, dân số thuộc loại trung bình so với các vùng khác, nhưng là vùng dẫn đầu cả nước về tổng sản phẩm (GDP) , giá trị sản lượng công nghiệp , giá trị kim ngạch xuất khẩu và thu hút mạnh nhất đầu tư nước ngoài .
Là vùng có nền kinh tế hàng hoá sớm phát triển : cơ cấu kinh tế công nghiệp , nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn hẳn các vùng khác trong cả nước