1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Dinh dưỡng với bệnh của răng pdf

10 281 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 111,96 KB

Nội dung

100 DINH DƯỢNG VỚI BỆNH CỦA RĂNG T ừ thời cổ La Mã, Hy Lạp, các thầy thuốc đã nhận thấy có sự liên hệ giữa thức ăn và các bệnh của răng. Vào thế kỷ 3 trước Công nguyên, Aristotle đã quả quyết rằng việc ăn quả vả là một trong những nguyên nhân làm hư răng. Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự ăn uống và thức ăn có vai trò lớn đối với quá trình mọc răng, sự vững chắc của răng cũng như các bệnh răng-miệng. Thành phần dinh dưỡng của một món ăn, cách tiêu thụ món ăn đó cũng có thể ngăn ngừa hoặc gây ra bệnh cho răng. Ngược lại, tình trạng tốt xấu của răng – miệng cũng có ảnh hưởng lớn tới dinh dưỡng của cơ thể. Quá trình mọc răng và nhu cầu dinh dưỡng Con người có hai thời kỳ tạo răng. Ngay từ khi bào thai mới được hai, ba tháng, răng đã bắt đầu hình thành. Sau khi sinh, từ 6 tháng tới 30 tháng tuổi, răng nhú ra và tăng trưởng. Đây là lớp răng sữa gồm có mười chiếc hàm trên và hàm dưới. Rồi tới khoảng 6 tuổi thì răng vónh viễn lần lượt mọc đủ, cả thảy từ 28 tới 32 chiếc, tùy theo 4 răng khôn có mọc ra hay không. Các chất dinh dưỡng mà người mẹ tiêu thụ cần đầy đủ cho sự cấu tạo và tăng trưởng của thai nhi. Dinh dưỡng và điều trò 102 Và sau khi đứa trẻ chào đời cho đến suốt quá trình lớn lên và phát triển, sự vững chắc và toàn vẹn của răng tùy thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng. Răng có thể bò sâu răng, rụng; nha chu có thể bò viêm làm hư hao tới răng Sâu răng Năm 1986, khi khai quật một ngôi mộ cổ Ai Cập, người ta đã thấy một hàm răng có chiếc răng được nhét một mẩu kim loại vào thân răng. Các nhà khảo cổ suy luận rằng, vò cổ nhân này nhét mẩu kim loại vào răng để ngăn sâu khỏi vào nằm trong đó mà phá răng. Như vậy thì bệnh sâu răng không phải là mới lạ, mà vốn đã có tự ngàn xưa. Ngày nay, khoa học đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến bệnh sâu răng, chỉ rõ những nguyên nhân gây sâu răng cũng như có nhiều phương thức phòng ngừa hữu hiệu. 1. Diễn tiến của quá trình sâu răng Sâu răng là một loại bệnh nhiễm khuẩn. Quan sát các động vật không có vi khuẩn trong miệng đều cho thấy chúng không bò sâu răng. Trong bệnh này, các sản phẩm chuyển hóa acid hữu cơ sinh ra do tác dụng của vi khuẩn trên thực phẩm dính kẹt trong răng miệng, làm mất dần khoáng chất calci ở men răng. Từ đó răng bò phá hủy dần dần. Sâu răng có thể xảy ra ở bất cứ răng nào trong miệng cũng như bất cứ phần nào của răng. Răng mới mọc dễ bò hư hơn răng đã có lâu, vì thế khi mới mọc răng sữa hoặc răng thường phải chăm sóc kỹ hơn. Vi sinh vật trong miệng làm hư răng nhiều nhất là loại Dinh dưỡng và điều trò 104 Chất đạm trong thòt, trứng, cá; chất béo, vài loại pho mát có tác dụng bảo vệ răng khỏi sâu. Chất béo tạo ra một lớp dầu mỏng che răng nên có tác dụng làm giảm tác dụng của đường, làm giảm độ dính của thực phẩm vào răng miệng. Thực phẩm có nhiều xơ như dưa gang, rau riếp giúp làm sạch răng và loại bỏ mảng bựa vôi. Thực phẩm không gây sâu răng là loại khi ăn không làm tăng nồng độ acid của nước bọt. Ăn uống nhiều lần (ăn vặt) trong ngày cũng làm thay đổi độ acid/kiềm của nước bọt và ảnh hưởng tới sự sâu răng. Thí dụ ăn năm cái kẹo một lúc rồi súc miệng thì ít có hại hơn là lai rai ăn số kẹo đó trong ngày. Ăn quà vặt cũng là một nguy cơ gây sâu răng vì độ acid trong miệng lên cao nhiều lần trong ngày. Cần nhớ là mỗi lần có một lượng nhỏ carbohydrat dễ lên men được đưa vào miệng thì độ acid trong nước bọt lại tăng cao và ăn mòn men răng. Thực phẩm ăn xen kẽ cũng có ảnh hưởng tới khả năng gây sâu răng. Thực phẩm gây sâu răng mà ăn xen kẽ với thực phẩm không gây sâu răng thì sẽ tốt hơn. Chuối thường hay dính răng, dễ đưa đến sâu răng, nhưng khi ăn kèm theo uống sữa thì tác dụng xấu giảm đi. Tráng miệng với miếng bánh ga-tô dính răng mà sau đó lại nhai miếng pho mát Thụy Só thì miệng sạch mau hơn. Sữa có nhiều calci, phosphor nên có tác dụng trung hòa với thực phẩm dễ gây sâu răng như đường. Dạng lỏng hay đặc của thực phẩm cũng là một yếu tố quan trọng. Dinh dưỡng và điều trò 106 Về dinh dưỡng thì nên cẩn thận với thực phẩm có nhiều đường ngọt. Mặc dù đường ngọt đã được chứng minh là nguy cơ số một gây sâu răng, nhưng khuynh hướng chung của chúng ta vẫn là thích các món ăn ngọt. Khuynh hướng này đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em đang độ tuổi phát triển, khi chưa có được ý thức tự bảo vệ trong việc chọn lựa món ăn tốt cho sức khỏe. Nhiều bà mẹ dùng kẹo ngọt để khen thưởng con. Nhiều người cho con bú bình nước pha với đường, thay cho sữa. Có bà mẹ lại nhúng núm vú cao su vào mật ong rồi cho con ngậm. Tất cả đều là nguyên nhân dễ dàng làm hỏng những chiếc răng non. Khi ngủ, không nên cho ngậm bình sữa, vì có thể trẻ không nuốt hết, sữa đọng trong miệng và là môi trường tốt cho vi khuẩn. Có thể cho bé ngậm núm vú giả hoặc ngậm bình nước lã. Ngoài việc sữa mẹ có nhiều bổ dưỡng, con mút núm vú mẹ còn giúp hàm răng ngay ngắn hơn. Trẻ em cần chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng với đầy đủ calci, phosphor để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của răng. Fluor, một hóa chất ngăn ngừa sâu răng rất công hiệu, cũng cần được hiện diện trong thực phẩm hoặc nước uống. Cha mẹ cần hướng dẫn con trẻ trong việc giữ gìn vệ sinh răng, cách dùng bàn chải, dây cọ răng ( flossing). Bàn chải răng nên thay mới khi không còn đảm bảo làm sạch răng, và cần được thường xuyên rửa kỹ để loại bỏ thực phẩm cũng như vi khuẩn dính vào. Vệ sinh răng miệng nói chung gồm có: Dinh dưỡng và điều trò 108 răng (periodontitis). Viêm nướu răng có thể điều trò được và cần được điều trò ngay để tránh nhiều trầm trọng hơn cho mô nâng đỡ và sự rụng răng. Khởi đầu của bệnh nha chu là mảng bựa ( plaque) bám trên ranh giới răng và nướu mà thành phần cấu tạo có vi khuẩn với chất hữu cơ. Vi khuẩn tiết ra chất độc làm nướu sưng, viêm, chảy máu. Nếu không chữa sẽ có những túi nhỏ chứa đầy vi khuẩn xuất hiện chung quanh răng. Nha chu, và đôi khi cả xương hàm, sẽ bò nhiễm độc. Các mảng bựa bám chặt cần được nha só giúp lấy đi, vì dùng bàn chải đánh răng không đủ để làm sạch chúng. Trong bệnh nha chu, ngoài vệ sinh răng miệng, sự dinh dưỡng cũng có vai trò đáng kể. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ làm nướu khỏe mạnh để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và các chất độc hại. Thiếu vitamin C, folacin làm yếu nướu. Thiếu vitamin C trầm trọng khi chế độ ăn uống không có rau tươi và trái cây sẽ gây ra bệnh scurvy trong đó nướu răng sưng và chảy máu. Thiếu chất đạm, vitamin A và B cũng đều đưa tới bệnh nha chu. Ngoài ra, người bò bệnh tiểu đường, bệnh tuyến cận giáp ( parathyroid gland), bệnh thiếu hồng cầu, khô miệng, hoặc đang điều trò bằng phóng xạ cũng có nguy cơ mắc bệnh nha chu. Dinh dưỡng và điều trò 110 Nhưng cho đến năm 1983, tại Australia, bác só Barry J. Marshall chuyên về bệnh dạ dày và ruột đã tìm ra thêm một nguyên nhân của bệnh, đó là vi khuẩn Helicobacter pylori . Khám phá này đã thay đổi hẳn phương thức điều trò và cũng như cách đònh bệnh loét dạ dày. Sau nhiều nghiên cứu, các bác só đều cho là có đến 90% các trường hợp loét dạ dày do vi khuẩn gây ra, vì khi trò với thuốc kháng sinh thì dứt bệnh. Tuy nhiên, nguyên nhân đầu tiên đưa đến nhiễm vi khuẩn cũng như cơ chế lây lan của bệnh vẫn chưa được hiểu rõ. Trong dạ dày luôn luôn có dòch vò và nước acid rất mạnh do dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Bình thường, nước acid không gây ra vấn đề gì cho dạ dày, bởi vì dạ dày có một lớp niêm mạc che chở và vì luôn luôn có một sự cân bằng giữa acid và dòch vò. Khi vì một lý do nào đó mà sự cân bằng này bò xáo trộn thì niêm mạc dạ dày bò ăn mòn và tạo ra những vết loét. Có giải thích cho là vi khuẩn Helicobacter pylori và thuốc giảm đau nhức làm rối loạn sức đề kháng của niêm dòch, mở đường cho acid làm mòn niêm mạc dạ dày. Ngoài phần trên của dạ dày, bệnh có thể xảy ra ở đoạn đầu của ruột tá ( duodenum) hay phần dưới của dạ dày. Triệu chứng Người bò loét dạ dày thường thấy đau ngầm ngầm ở bụng trên hay dưới ngực. Cảm giác đau này như đang bò gặm nhấm, nóng rát rất khó chòu. Nhưng khi uống một chút sữa, ăn một ít thức ăn hay uống viên thuốc chống acid là giảm liền. Nhưng với một số người, thức ăn lại làm tăng cơn đau. Dinh dưỡng và điều trò 112 Những trường hợp loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra (chiếm đến 90%) thường được trò dứt bằng thuốc kháng sinh và hiếm khi tái phát. Còn nếu xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter pylori cho kết quả âm tính thì vẫn phải áp dụng các phương pháp điều trò truyền thống liên quan đến độ acid trong dạ dày. Trong những trường hợp này, bệnh nhân thường ít có khả năng dứt hẳn bệnh, cũng như nguy cơ tái phát rất cao. Dưới đây nói qua về các thuốc thường dùng trong điều trò bệnh loét dạ dày. a. Cimetidine, Ranitidine, Famotidine Nhóm thuốc này chặn không cho acid tiết ra từ các tế bào trong dạ dày. Thuốc không được dùng trong đau dạ dày nhẹ như no hơi, ợ chua, khó chòu dạ dày vì không có công hiệu. Khi uống các thuốc này, cần lưu ý một số điểm sau đây: – Thông báo ngay với bác só nếu dò ứng với thuốc hay đang có các bệnh về thận, gan. – Không uống rượu hay hút thuốc lá. – Uống thuốc khi ăn và trước khi đi ngủ. Nếu quên một lần uống thì khi nào nhớ ra cần uống ngay; nhưng nếu đã gần đến giờ uống lần kế tiếp thì bỏ qua chứ đừng “uống bù” hai liều thuốc cùng một lúc. – Giữ thuốc nơi nhiệt độ vừa phải, không ẩm thấp, tránh ánh sáng. – Tham khảo ý kiến bác só trước khi muốn uống các loại thuốc giảm đau nhức như aspirin, ibuprofen hay các thuốc chống viêm không steroid khác. Dinh dưỡng và điều trò 114 Dinh dưỡng với bệnh loét dạ dày – tá tràng Người bò loét dạ dày – tá tràng thường hay thiếu dinh dưỡng. Lý do là họ ăn không thấy ngon, thường hay buồn nôn, ói mửa. Khi ăn thức ăn hơi cứng là đau bụng nên họ giảm ăn uống. Theo nhiều bác só, trong khi điều trò bệnh này thì một chế độ ăn uống giới hạn loại thực phẩm nào đó là không cần thiết, giúp ích rất ít cho sự lành bệnh. Hơn thế nữa, kiến thức về dinh dưỡng thay đổi cũng làm người ta nghó khác đi về một số loại thực phẩm. Chẳng hạn như trước đây có ý kiến cho rằng sữa làm giảm cơn đau thì ngày nay có người lại nói sữa kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid hơn; trước đây nhiều người thường khuyên không nên uống nước cam thì ngày nay lại nói là uống được; các thực phẩm có vò cay trước đây thường tránh, ngày nay cũng cho là dùng được, ngoại trừ ớt quá cay. Thuốc lá được cho là tác nhân làm bệnh khó chữa hoặc dễ tái phát. Vì thế bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng tốt nhất là nên nói lời từ giã với thuốc lá. Về thời điểm ăn của người bệnh cũng có nhiều ý kiến thay đổi. Trước đây bệnh nhân được khuyên ăn làm nhiều bữa nhỏ để giảm đau. Ngày nay, các nghiên cứu mới cho rằng cách ăn như vậy sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid hơn. Cho nên bệnh nhân được khuyên là nên ăn đều đặn vào các bữa chính trong ngày với lượng thực phẩm vừa phải. Về các loại thực phẩm nên dùng và nên tránh thì sau đây là một số ý kiến chung: Dinh dưỡng và điều trò 116 Bệnh nhân có một số triệu chứng như đi tiêu chảy; phân có chất béo vì không được hấp thụ đôi khi mùi rất hôi; sút cân; các bắp thòt teo dần; bụng căng phồng nhiều hơi; hậu quả của thiếu vitamin như hồng cầu thấp, to nhỏ bất thường Kém hấp thụ chất béo là trường hợp thường xảy ra. Khi chất béo bò thải ra ngoài thì các vitamin hòa tan trong chất béo như A, D, E và K cũng mất theo. Nói chung bệnh nhân có nguy cơ thiếu dinh dưỡng vì họ ăn ít đi. Dinh dưỡng với hội chứng kém hấp thụ Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc điều trò. Trước hết là phải phát hiện và điều trò nguyên nhân gây ra hội chứng kém hấp thụ. Vitamin và khoáng chất cần được bổ sung. Chế độ dinh dưỡng cần được thay đổi tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh. Nói chung, chế độ ăn của người bệnh cần được tăng thêm nhiều chất đạm và năng lượng. Trong một vài trường hợp có thể cần phải giới hạn carbohydrat, acid amin . Nếu bò tiêu chảy nhiều thì cần giới hạn chất xơ. Bệnh viêm loét đại tràng Viêm loét đại tràng (ulcerative colitis) là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là từ 15 tới 35 tuổi và thường thấy ở những người trong cùng một gia đình. Dinh dưỡng và điều trò 118 Hội chứng ruột dễ kích thích Theo nhiều kết quả quan sát, hội chứng ruột dễ kích thích ( irritable bowel syndrome) rất thường gặp và chiếm đến 70% trong số những người mắc các bệnh đường tiêu hóa. Bệnh thường gặp ở độ tuổi thiếu niên và ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Bệnh nhân thường hay đau bụng với các thay đổi về đại tiện. Đau có thể ở bất cứ nơi nào trên bụng, xảy ra sau khi ăn và giảm đau sau khi đại tiện. Đầy hơi cũng thường xảy ra, và nếu hơi thoát ra được thì bệnh nhân thấy dễ chòu. Bệnh nhân thường hay bò táo bón nhiều hơn là tiêu chảy. Phân ra thành những viên nhỏ và khô. Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác đònh. Có thể là do nhu động các cơ thành ruột bò rối loạn hoặc do thay đổi chức năng các hormon . Bệnh thường bộc phát dưới tác dụng của một vài loại thực phẩm cũng như khi người bệnh có những căng thẳng, lo âu, buồn phiền Khi thấy có các triệu chứng bệnh, nên đi khám bác só để được chẩn đoán và điều trò đúng đắn. Nhiều người bệnh lạm dụng thuốc nhuận trường vì thường xuyên bò táo bón. Đây là điểm cần xét lại vì hậu quả sự lạm dụng sẽ làm bệnh trầm trọng hơn cũng như thất thoát chất điện giải trong cơ thể vì tiêu chảy kinh niên. Nhiều người cũng áp dụng chế độ ăn uống khác thường, loại bỏ món này, món nọ chỉ vì nghi ngờ chúng gây ra bệnh. Kết quả là thiếu dinh dưỡng. . hư răng. Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự ăn uống và thức ăn có vai trò lớn đối với quá trình mọc răng, sự vững chắc của răng cũng như các bệnh răng- miệng. Thành phần dinh dưỡng. nào của răng. Răng mới mọc dễ bò hư hơn răng đã có lâu, vì thế khi mới mọc răng sữa hoặc răng thường phải chăm sóc kỹ hơn. Vi sinh vật trong miệng làm hư răng nhiều nhất là loại Dinh dưỡng. dinh dưỡng của một món ăn, cách tiêu thụ món ăn đó cũng có thể ngăn ngừa hoặc gây ra bệnh cho răng. Ngược lại, tình trạng tốt xấu của răng – miệng cũng có ảnh hưởng lớn tới dinh dưỡng của cơ thể. Quá

Ngày đăng: 10/07/2014, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w