Công văn số 1535/SGD&ĐT-GDTH của Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế

9 1.1K 1
Công văn số 1535/SGD&ĐT-GDTH của Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _ Số: 1535/SGD&ĐT-GDTH Huế, ngày 31 tháng 8 năm 2009 V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 đối với Giáo dục Tiểu học Kính gửi: Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố Căn cứ Chỉ thị số 4899/CT-BGDĐT ngày 4/8/2009 của Bộ trưởng Bộ GD – ĐT Về nhiệm vụ trọng tâm của Giáo dục Mầm non, Giáo dục Phổ thông, Giáo dục Thường xuyên, Giáo dục Chuyên nghiệp năm học 2009 – 2010; Căn cứ Công văn số 7312/BGDĐT-GDTH ngày 21/8/2009 của Bộ GD – ĐT về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 đối với Giáo dục Tiểu học; Căn cứ Quyết định số 1435/QĐ-UBND ngày 17/7/2009 của UBND Tỉnh về Kế hoạch thời gian năm học 2009 – 2010 của Giáo dục Mầm non, Giáo dục Phổ thông và Giáo dục Thường xuyên; Căn cứ công văn số 1114/BC-SGDĐT của Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế về báo cáo Tổng kết năm học 2008 – 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2009 – 2010; Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế hướng dẫn các Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 đối với cấp Tiểu học như sau: A. NHIỆM VỤ CHUNG Thực hiện chủ đề năm học mới “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, Giáo dục Tiểu học tập trung những nhiệm vụ trọng tâm sau: - Tiếp tục triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” lồng ghép với các cuộc vận động khác của ngành đang thực hiện. - Chỉ đạo việc quản lý, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở tiểu học. - Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá xếp loại học sinh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý, chú trọng giáo dục đạo đức kỹ năng lối sống cho học sinh, giảng dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. - Đẩy mạnh thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ I. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành 1. Tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và cuộc vận động hai không với 4 nội dung. Chú trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, nhân cách nhà giáo hướng đến mục tiêu mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức và sáng tạo. Học sinh hoàn thành được các nhiệm vụ trong 1 trường học , được hình thành và phát triển nhân cách qua việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy và lời dạy trong thư của Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường. Lồng ghép những mẩu chuyện, lời dạy của Bác Hồ trong giảng dạy các các môn Đạo đức, Lịch sử, Tiếng Việt và câu chuyện dưới cờ đầu tuần. Thực hiện những quy định đối với giáo viên và học sinh theo Điều lệ trường tiểu học. Biểu dương gương người tốt việc tốt trong giáo viên và học sinh. Ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi xúc phạm danh dự và thân thể học sinh. 2. Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đẩy mạnh việc xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn, đảm bảo đủ nhà vệ sinh cho học sinh và giáo viên, từng bước trang trí tạo hình thẩm mỹ để giúp học sinh biết sử dụng và giữ sạch. Trang trí cầu thang, hành lang, lớp học bằng các hình ảnh, lời hay ý đẹp để góp phần cung cấp cho học sinh kiến thức khoa học và giáo dục thái độ, hành vi ứng xử tốt đẹp. Chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, kỹ năng sống: biết giữ gìn vệ sinh trường lớp, tự chăm sóc bản thân và thói quen vệ sinh cá nhân; biết tự chuẩn bị sách vở đồ dùng học tập, biết tự học và từng bước thực hiện kỹ năng làm việc nhóm, đặt và trả lời câu hỏi trong học tập và các hoạt động giáo dục ngoại khoá; mạnh dạn tự tin trong giao tiếp ứng xử hàng ngày. Chuẩn bị các điều kiện dụng cụ thể dục thể thao tại sân trường để tạo thuận lợi cho học sinh tham gia sinh hoạt thể dục thể thao. Tổ chức các trò chơi dân gian và hoạt động tập thể một cách thường xuyên, vui tươi, hấp dẫn. Đánh giá công nhận trường đạt danh hiệu “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và nhân rộng điển hình. Thực hiện hiệu quả chuyên đề “Đổi mới quản lý lớp học bằng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực” và “Tăng cường sự tham gia của trẻ”. II. Thực hiện kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian năm học 1. Thực hiện kế hoạch giáo dục - Đối với các trường, lớp dạy học 1buổi/ngày: Năm học 2009 – 2010, Giáo dục Tiểu học tiếp tục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo Quyết đinh số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng) có thể tổ chức thực hiện tích hợp vào các môn Ân nhạc, Mỹ thuật, Thủ công/Kỹ thuật theo hướng dạy học phù hợp điều kiện thực tế địa phương và nhà trường (truyền thống văn hoá, nghề nghiệp địa phương; năng lực giáo viên và thiết bị dạy học của nhà trường). - Đối với các trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày: Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch dạy học dạy học 2buổi/ngày trên cơ sở đảm bảo: Dạy học theo kế hoạch giáo dục và thực hiện chương trình, sách quy định cho mỗi lớp được nêu ở điểm 1 mục II và điểm 1, điểm 2 mục III của công văn này, cần tập trung vào các nội dung thực hành kiến thức đã học và tổ chức học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương nhằm hỗ trợ cho việc học tập; giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập hoặc bồi dưỡng học sinh năng khiếu; dạy học các môn tự chọn; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo mọi điều kiện để học sinh hoàn thành bài tập ngay tại lớp. Đối với những trường ở vùng khó khăn, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không thêm nội dung dạy học, chủ yếu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng. Các trường, lớp tổ chức bán trú cho học sinh cần tăng cường kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm ở các bếp ăn, phòng chống dịch bệnh bảo đảm sức khoẻ học sinh. 2. Về kế hoạch thời gian năm học a. Ngày bắt đầu năm học 2009 – 2010 ở cấp Tiểu học: 15/08/2009 - Ngày kết thúc năm học 2009 – 2010 ở cấp Tiểu học: 31/05/2010 - Học kỳ I: từ 17/08/2009 đến 05/01/2010 2 - Học kỳ II: kết thúc ngày 31/05/2010 b. Ngày khai giảng năm học 2009 – 2010: 05/09/2009 - Thời gian thực học: Đảm bảo thời gian học tối thiểu theo quy định của Bộ trong năm học là 35 tuần, trong đó học kỳ I là 18 tuần và học kỳ II là 17 tuần. c. Thời gian nghỉ giữa học kỳ, giữa năm học và nghỉ Tết Âm lịch - Nghỉ giữa học kỳ I: 1 tuần - Nghỉ cuối học kỳ I: 3 ngày - Nghỉ Tết Âm lịch: 2 tuần (trước Tết 1 tuần và sau Tết 1 tuần) - Nghỉ giữa học kỳ II: 1 tuần * Các ngày nghỉ lễ thực hiện theo quy định chung. Thời điểm nghỉ cụ thể giữa học kỳ do Phòng Giáo dục quy định thống nhất cho các trường tiểu học trên địa bàn huyện, thành phố. - Trong trường hợp đặc biệt như: thời tiết khắc nghiệt, thiên tai,…Trưởng phòng Giáo dục báo cáo huyện, thành phố để quyết định cho học sinh nghỉ học và bố trí dạy bù vào thời gian phù hợp ở các trường. 3. Chuẩn bị cho ngày 05/09 a. Phần Lễ khai giảng: tổ chức theo quy định b. Phần Hội: - Tổ chức các tiết mục văn nghệ, múa hát tập thể, trò chơi dân gian trong sân trường và lớp học, đặc biệt quan tâm học sinh mới vào lớp 1 với những trò chơi, bài hát mà các em đã được hình thành ở mầm non. - Kết hợp biểu dương khen thưởng học sinh và giáo viên có thành tích tiêu biểu trong năm học vừa qua; trao quà và học bổng cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn. - Phần Hội cần được tổ chức vui tươi, nhẹ nhàng, thân thiện; chú ý không để ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ các em trong quá trình tham gia phần Lễ và Hội. III. Thực hiện chương trình, sách, thiết bị dạy học 1. Chương trình - Thực hiện chương trình các môn học một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn giáo dục địa phương theo hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở tiểu học. Tăng cường tích hợp các nội dung giáo dục: bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; an toàn giao thông; dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở các môn học và hoạt động giáo dục. - Về dạy học Tiếng Anh: Thực hiện dạy học Tiếng Anh tự chọn từ lớp 3, thời lượng 2tiết/tuần theo chương trình của Bộ; các trường có điều kiện có thể dạy với thời lượng nhiều hơn 2tiết/tuần. Các trường có thể lựa chon các bộ sách phù hợp để giảng dạy: bộ sách “Let’s Learn English” quyển 1, quyển 2, quyển 3 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, bộ sách “Let’s Go” của Nhà xuất bản trường Đại học Oxford. Nhằm chuẩn bị cho việc triển khai đề án dạy học ngoại ngữ trong năm học tiếp theo; các trường tiểu học nên có lớp học tiếng Anh tự chọn, chú trọng rà soát đánh giá chất lượng đội ngũ, dự kiến số lượng bổ sung; mỗi Phòng Giáo dục cần có chuyên viên chỉ đạo Tiếng Anh tiểu học. - Về dạy tin học: Tiếp tục tổ chức dạy môn tin học cho học sinh ở những trường có điều kiện; có nhiều giải pháp tích cực để tăng thêm số lượng máy vi tính nhằm tăng số lớp và số học sinh tham gia học tin học. Sử dụng các tài liệu” Cùng học tin học” quyển 1,quyển 2, quyển 3 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hoặc tài liệu do Phòng Giáo dục và trường lựa chọn phù hợp với nội dung chương trình giáo dục phổ thông để giảng dạy. 3 2. Sách - Sách quy định tối thiểu đối với mỗi học sinh: Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 1. Tiếng Việt 1 (tập 1) 2. Tiếng Việt 1 (tập 2) 3. Vở Tập viết 1 (tập 1) 4. Vở Tập viết 1 (tập 2) 5. Toán 1 6. Tự nhiên và Xã hội 1 1. Tiếng Việt 2 (tập 1) 2. Tiếng Việt 2 (tập 2) 3. Vở Tập viết 2 (tập 1) 4. Vở Tập viết 2 (tập 2) 5. Toán 2 6. Tự nhiên và Xã hội 2 1. Tiếng Việt 3 (tập 1) 2. Tiếng Việt 3 (tập 2) 3. Vở Tập viết 3 (tập 1) 4. Vở Tập viết 3 (tập 2) 5. Toán 3 6. Tự nhiên và Xã hội 3 1. Tiếng Việt 4 (tập 1) 2. Tiếng Việt 4 (tập 2) 3. Toán 4 4. Đạo đức 4 5. Khoa học 4 6. Lịch sử và Địa lí 4 7. Âm nhạc 4 8. Mĩ thuật 4 9. Kĩ thuật 4 1. Tiếng Việt 5 (tập 1) 2. Tiếng Việt 5 (tập 2) 3. Toán 5 4. Đạo đức 5 5. Khoa học 5 6. Lịch sử và Địa lí 5 7. Âm nhạc 5 8. Mĩ thuật 5 9. Kĩ thuật 5 - Các Phòng Giáo dục và trường tiểu học thực hiện nghiêm túc chủ trương cấp sách giáo khoa không thu tiền đối với học sinh ở địa bàn đặc biệt khó khăn, học sinh là con liệt sĩ, con thương binh; mỗi trường tiểu học cần có tủ sách dùng chung, đảm bảo tất cả học sinh có đủ sách giáo khoa để học tập trong suốt năm học; hướng dẫn học sinh biết sử dụng hợp lý sách vở để hàng ngày không mang quá nhiều sách vở khi đến trường và để sách vở, đồ dùng học tập tại lớp đối với lớp học 2 buổi/ngày. 3. Thiết bị dạy học - Phòng và các trường thực hiện Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009 của Bộ GD&ĐT, từng đơn vị có kế hoạch bổ sung thay thế kịp thời các thiết bị dạy học đã bị hư hỏng hoặc còn thiếu. Tiếp tục xây dựng tủ đồ dùng dạy học tại lớp với sự sắp xếp khoa học, sư phạm và danh mục cụ thể theo 2 loại gồm bộ dạy học đồng bộ của Bộ và đồ dùng dạy học tự làm. Hiệu trưởng kiểm tra đánh giá cụ thể, thường xuyên đồ dùng thiết bị dạy học của giáo viên. Phát hiện và nhân rộng những sáng kiến của giáo viên về tự làm và sử dụng sáng tạo, hiệu quả thiết bị dạy học trong các môn học. Mỗi trường cần trang bị một máy ép nhựa để phục vụ cho giáo viên làm đồ dùng dạy học. IV. Đổi mới công tác chỉ đạo dạy học 1. Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình và đổi mới phương pháp dạy học: Thực hiện việc soạn giảng theo tinh thần CV 896/BGDĐT-GDTH ngày13/2/2006 của Bộ, đảm bảo dạy học phù hợp đối tượng học sinh và mục tiêu yêu cầu bài dạy theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học, tổ chức hoạt động và trò chơi trong giờ học để giáo viên thực sự là người tổ chức hướng dẫn, học sinh không bị áp đặt và tiếp thu bài nhẹ nhàng, hiệu quả. Phát huy tác dụng và công suất của các phòng chức năng cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Mỗi trường cần đảm bảo đầy đủ tài liệu về dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng theo môn học cho giáo viên. Sử dụng hiệu quả tài liệu Tổ chức hoạt động và trò chơi môn Toán, Tiếng Việt và Tự nhiên xã hội. 4 2. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo nguyên tắc: căn cứ vào chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình; coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện; đảm bảo tính phân hoá, cá thể hoá đến từng đối tượng, từng mặt hoạt động của học sinh; động viên, khuyến khích, nhẹ nhàng, không tạo ra áp lực trong đánh giá. Tạo thuận lợi và nâng cao trách nhiệm cho giáo viên trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh và từng bước thực hiện học sinh tự đánh giá kết quả học tập của chính các em. Đổi mới theo hướng khuyến khích tinh thần tự học và ý thức sáng tạo của học sinh, tránh yêu cầu ghi nhớ một cách máy móc, không tư duy và không bền vững. Sở cùng Phòng Giáo dục tổ chức tập huấn thực hiện thông tư mới về kiểm tra đánh giá và xây dựng các bộ phiếu mẫu kiểm tra đánh giá các môn học để giáo viên tham khảo thực hiện. 3. Thực hiện bàn giao chất lượng học tập của học sinh lớp dưới lên lớp trên: Thực hiện bàn giao giữa các lớp trong cấp học và bàn giao học sinh lớp 5 cho lớp 6 THCS để nâng cao trách nhiệm của giáo viên, đảm bảo không có học sinh lên lớp không đạt yêu cầu. Các việc cần làm: từng trường thực hiện một cách khách quan về khảo sát chất lượng đầu năm, tổ chức kiểm tra định kỳ nghiêm túc khách quan có sự quan sát đánh giá lẫn nhau giữa giáo viên các lớp, thực hiện đầy đủ việc lưu giữ hồ sơ bàn giao. 4. Từng trường có những giải pháp phù hợp, đặc biệt là việc phụ đạo cho học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học nhằm giảm tỉ lệ học sinh yếu, học sinh lưu ban bỏ học. Chú ý khảo sát đánh giá chất lượng học sinh khối 2 và khối 5 để giải quyết cơ bản vững chắc chất lượng cho toàn cấp học. Tiếp tục thực hiện công văn số 1963/SGDĐT-GDTH ngày 8/12/2006 của Sở để đảm bảo không còn tình trạng học sinh ngồi sai lớp. 5. Dạy học cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt - Dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số: Đảm bảo cho học sinh được thực sự nâng cao vốn Tiếng Việt để hoàn thành được nhiệm vụ học tập. Kết hợp giữa trường tiểu học và mầm non chuẩn bị tốt cho học sinh vào lớp 1. Huyện Nam Đông, A Lưới và một số trường ở Phú Lộc, Hương Trà, Phong Điền thực hiện điều chỉnh kế hoạch dạy học Tiếng Việt lớp 1 từ 350 tiết thành 500 tiết. Cung cấp cho giáo viên tài liệu liên quan dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Tổ chức các câu lạc bộ, giao lưu văn hoá văn nghệ nhằm nâng cao khả năng Tiếng Việt cho học sinh trong mỗi trường và giữa các trường trong địa bàn huyện. - Dạy học cho trẻ em lang thang cơ nhỡ: Giúp học sinh đạt được những kiến thức và kỹ năng cơ bản về đọc viết, tính toán và hứng thú ham thích đến trường. Biện pháp thực hiện: Các trường chủ động xây dựng và điều chỉnh chương trình thời khoá biểu, chú trọng 2 môn Tiếng Việt và Toán, có thể tổ chức lớp học linh hoạt, lớp ghép nhưng không quá 2 trình độ. Hiệu trưởng chỉ đạo việc đánh giá học sinh theo mức độ đạt được so với nội dung chương trình đã được điều chỉnh. - Giáo dục học sinh khuyết tật: Thực hiện theo quyết định 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 của Bộ, triển khai đến tận giáo viên các chuyên đề của Sở đã tập huấn. Từng trường điều tra nắm chắc số liệu trẻ khuyết tật theo từng loại tật và mức độ nặng nhẹ để sắp xếp theo 2 hình thức học hoà nhập và bán hoà nhập. Hỗ trợ vật chất tinh thần cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật và học sinh khuyết tật. Nâng cao tinh thần cộng đồng trách nhiệm trong hội đồng sư phạm về giáo dục hoà nhập. Tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ thể thao cho hoc sinh khuyết tật giữa các trường. Đánh giá học sinh khuyết tật theo sự nỗ lực và sự tiến bộ của học sinh là chính; đảm bảo quyền được chăm sóc và giáo dục của tất cả học sinh. Tiếp tục phát triển câu lạc bộ bóng đá học sinh khuyết tật tại Trung tâm Văn Thể Mỹ của Sở. V. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và xây dựng trường Chuẩn quốc gia 5 1. Tất cả các trường tiểu học sử dụng kết quả kiểm kê để hoàn thiện mức chất lượng tối thiểu trường tiểu học theo quyết định 55/2007/QĐ-BGDĐT ngày 28/9/2007 của Bộ. Huy đông tối đa trẻ chưa đi học và học sinh bỏ học đến trường. Giữ vững thành quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, từng bước phấn đấu đạt chuẩn mức độ cao hơn. Chú trọng mở rộng dạy học 2 buổi/ngày và từng đơn vị huyện, thành phố phấn đấu đạt tỉ lệ tối thiểu 65% số lớp học 2buổi/ngày; các Phòng Giáo dục tham mưu với UBND huyện, thành phố thực hiện Thông tư liên tịch số 35/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 23/8/2006 của liên Bộ để bố trí nhân lực và kinh phí phù hợp với điều kiện và nhu cầu địa phương. Từ năm học này, từng trường cần xây dựng được lộ trình lớp học 2 buổi/ngày đến năm 2012 đạt tỉ lệ 100%; Phòng Giáo dục xây dựng kế hoạch tổng thể trình lãnh đạo huyện, thành phố chỉ đạo, phê duyệt và báo cáo kế hoạch, lộ trình này cho Sở vào cuối năm học. Phòng Giáo dục và các trường triển khai thực hiện phần mềm quản lý số liệu phổ cấp giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Thực hiện lưu trữ nghiêm túc, khoa học bộ hồ sơ kiểm tra đánh giá. Kiểm tra định kỳ cuối năm học môn Toán, Tiếng Việt lớp 5 theo đề chung của Sở. Phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu từng mặt. Sở tổ chức thi học sinh giỏi Tiếng Việt, Toán lớp 5 theo hình thức Olympic; Phòng Giáo dục và các trường tổ chức thi với hình thức phong phú, linh hoạt để tạo cơ hội cho học sinh vươn lên học giỏi và phát huy năng khiếu của các em. Đẩy mạnh phong trào rèn chữ giữ vở trong học sinh và tổ chức các hội thi vở sạch-chữ đẹp cấp trường, huyện thành phố và cấp tỉnh. 2. Xây dựng trường Chuẩn quốc gia Các trường chưa đạt chuẩn quốc gia cần sớm hoàn thiện mức chất lượng tối thiểu để tiến đến đạt chuẩn quốc gia một cách vững chắc. Ngoài 3 đơn vị Huế, Phong Điền, Phú Lộc tiếp tục tăng thêm trường đạt chuẩn mức độ 2, các đơn vị còn lại cần phấn đấu có trường đạt chuẩn mức độ 2 trong năm học này. Tất cả các huyện thành phố đảm bảo tối thiểu có thêm 1 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Sở và Phòng Giáo dục kiểm tra đánh giá lại các trường đã đạt chuẩn quốc gia sau 5 năm và đề nghị UBND tỉnh cấp bằng công nhận đạt chuẩn. Các trường đạt chuẩn quốc gia cần phải đi đầu trong việc đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh để tạo được những nét mới cho nhà trường trong năm học. VI. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục - Mỗi cán bộ quản lý và giáo viên cần có ý thức và trách nhiệm về việc nâng cao năng lực chuyên môn quản lý và phẩm chất đạo đức nhà giáo nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục đào tạo. Sở sẽ triển khai bồi dưỡng công tác quản lý cho 100% hiệu trưởng trường tiểu học. Hiệu trưởng các trường quan tâm nâng cao năng lực chỉ đạo và quản lý việc dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, việc đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý. Phòng Giáo dục tiếp tục tạo điều kiện và cơ hội để hiệu trưởng và giáo viên các trường chủ động trong việc thực hiện chương trình, điều chỉnh nội dung dạy học cho phù hợp đối tượng học sinh và sự phát triển của mỗi nhà trường. - Đảm bảo thực hiện “3 công khai” và “4 kiểm tra” theo chỉ thị của Bộ. Đổi mới sinh hoạt tổ, khối chuyên môn theo hình thức chuyên đề, đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục ngoại khoá, hoạt động tập thể cho học sinh một cách tự nhiên, thiết thực, hấp dẫn, phù hợp yêu cầu phát triển thể chất, sở thích, kỹ năng sống, thật sự lôi cuốn các em một cách tự giác, lý thú. VII. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học Mỗi trường tiểu học cần có kế hoạch cụ thể về nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho cán bộ quản lý giáo viên và nhân viên. Các trường tiểu học phấn đấu có nối mạng internet để giáo viên có điều kiện thu thập thông tin phục vụ công tác giảng dạy. Tăng cường sử dụng các phần mềm quản lý đội ngũ, quản lý thư viện, quản lý học sinh. Tổ chức bằng nhiều hình thức 6 linh hoạt, sáng tạo trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học đối với giáo viên. Xây dựng tư liệu giáo án điện tử và khuyến khích giáo viên soạn giáo án trên máy vi tính. Thực hiện thí điểm lớp học tương tác ở một vài trường tiểu học nếu có điều kiện. VIII. Một số hoạt động khác 1. Đẩy mạnh phong trào thi đua Dạy tốt - Học tốt; thi thiết bị dạy học tự làm; thi giáo án điện tử; thi giáo viên dạy giỏi và giao lưu cán bộ quản lý giỏi cấp huyện, thành phố; thi và giao lưu học sinh giỏi, Olympic môn học và cấp học phù hợp đặc điểm tâm sinh lý và nội dung học tập của học sinh. 2. Thực hiện giáo dục an toàn giao thông, giáo dục quyền và bổn phận trẻ em, giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích, bom mìn; tích hợp giáo dục môi trường vào các môn học, chăm sóc sức khoẻ học sinh. 3. Chỉ đạo hoạt động dự án “Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn”, “Thúc đẩy sử dụng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực ở trường tiểu học”. 4. Tham mưu với chính quyền địa phương tìm nguồn kinh phí từ ngân sách kết hợp đẩy mạnh công tác xã hội hoá để hỗ trợ các hoạt động giáo dục (dạy học 2buổi/ngày, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh yếu, các hoạt động văn nghệ thể thao, tham quan ngoại khoá, xây dựng sân chơi ngoài trời,…). 5. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Nhi đồng Hồ Chí Minh với công tác giáo dục của nhà trường. 6. Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tham quan học tập trường học thân thiện và trường chuẩn quốc gia. 7. Chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống đại dịch cúm A/H1N1; giáo dục, phổ biến và tăng cường các biện pháp vệ sinh phòng dịch trong trường học; tuyên truyền hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch trong toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh để tự phòng trong gia đình và cộng đồng. C. LỊCH HOẠT ĐỘNG CÁC THÁNG TRONG NĂM HỌC - Tháng 8/2009 + Tập huấn cấp tỉnh cho cán bộ giáo viên cốt cán Phòng Giáo dục các chuyên đề “Giảng dạy hoà nhập trẻ khiếm thị”, “Tăng cường sự tham gia của trẻ”, “Đổi mới quản lý lớp học bằng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực”. + Hội nghị Hiệu trưởng triển khai nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 ở bậc tiểu học. + Kiểm tra nắm tình hình chuẩn bị năm học mới một số trường tiểu học ở các huyện và thành phố. + Tổ chức trao bằng công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và thư viện đạt chuẩn. + Chỉ đạo khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học. + Kiểm tra các lớp tập huấn chuẩn kiến thức kỹ năng ở các huyện, thành phố. + Tập huấn sử dụng phần mềm phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. - Tháng 9/2009 + Tập huấn giáo viên về tích hợp giáo dục môi trường vào các môn học ở tiểu học. + Hội đồng chuyên môn tiểu học Sở kiểm tra việc triển khai chuyên đề “Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học” ở các trường tiểu học. + Triển khai tháng giáo dục an toàn giao thông. + Các Phòng giáo dục nộp báo cáo (mẫu 1, 2, 3) cho Phòng Giáo dục Tiểu học Sở. + Hội thảo tập huấn về tổ chức hoạt động tập thể và trò chơi dân gian cho học sinh. 7 + Các tổ bộ môn hoàn thành bản thảo chính thức về biên soạn tài liệu giáo dục địa phương ở tiểu học. - Tháng 10/2009 + Hội thi vẽ tranh học sinh tiểu học cấp tỉnh. + Hoàn thành hồ sơ kiểm tra đánh giá công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi cấp phường xã. + Hội đồng chuyên môn Tiểu học Sở kiểm tra việc triển khai chuyên đề “Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học” ở các trường tiểu học. + Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực hiện chuyên đề “Tăng cường sự tham gia của trẻ”. + Hội thảo đánh giá, đúc rút kinh nghiệm đợt 1 về “Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học”. - Tháng 11/2009 + Hội đồng chuyên môn tiểu học Sở kiểm tra chuyên đề “Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học” ở các trường tiểu học. + Phòng Giáo dục nộp hồ sơ đề nghị kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đợt 1. + Họp hội đồng chuyên môn tiểu học của Sở + Triển khai giáo dục phòng tránh bom mìn và vật nổ. + Hoàn thành hồ sơ kiểm tra đánh giá công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi cấp huyện, thành phố. + Kiểm tra thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở một số trường tiểu học. - Tháng 12/2009 + Kiểm tra trường đạt chuẩn quốc gia ở các huyện, thành phố. + Hội đồng chuyên môn tiểu học Sở kiểm tra chuyên đề“Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học” ở các trường tiểu học. + Tổng kết, đánh giá công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. + Hội thảo, tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học luyện từ và câu lớp 2, 3. + Thi giáo án điện tử cấp tỉnh. + Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực hiện chuyên đề “ Đổi mới quản lý lớp học bằng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực “. - Tháng 1/2010 + Phòng Giáo dục báo cáo sơ kết học kỳ I( Mẫu 4). + Kiểm tra trường đạt chuẩn quốc gia ở các huyện, thành phố. + Kiểm tra thư viện đạt chuẩn ở một số đơn vị. + Hội thảo đánh giá, đúc rút kinh nghiệm đợt 2 về “Dạy học theo Chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học”. - Tháng 2/2010 + Kiểm tra một số đơn vị có nhiều học sinh chưa đạt yêu cầu về 2 môn Tiếng Việt và Toán sau kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I. + Hội thi “Vở sạch - Chữ đẹp” học sinh tiểu học cấp Tỉnh. + Hội thảo, tập huấn về đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh tiểu học. - Tháng 3/2010 + Hội thi Olympic tiếng Anh học sinh tiểu học cấp tỉnh. + Kiểm tra thực hiện “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở một số trường tiểu học. + Kiểm tra thư viện đạt chuẩn ở một số đơn vị. 8 - Tháng 4/2010 + Thi Olympic Toán, Tiếng Việt lớp 5 cấp tỉnh. + Kiểm tra và phúc tra trường đạt chuẩn quốc gia ở một số đơn vị. + Thi Violympic cấp tỉnh. + Kiểm tra thực hiện “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở một số trường tiểu học. + Báo cáo thi đua theo Cụm và Bộ GD&ĐT. - Tháng 5/2010 + Kiểm tra định kỳ học kỳ II khối 5 môn Tiếng Việt và Toán theo đề chung của Sở . + Kiểm tra trường đạt chuẩn quốc gia ở các đơn vị. Kiểm tra thư viện đạt chuẩn. + Phòng Giáo dục nộp về Phòng Giáo dục Tiểu học Sở báo cáo tổng kết năm học của tiểu học kèm các biểu mẫu 5, 6, 7. + Báo cáo tổng kết năm học cho Vụ Giáo dục Tiểu học. - Tháng 6, 7/2010 + Chuẩn bị nội dung bồi dưỡng hè 2010. + Chỉ đạo ôn tập trong hè cho các học sinh yếu kém và chưa hoàn thành bậc tiểu học lần 1. + Tham gia các lớp tập huấn chuyên môn của Bộ. + Xây dựng kế hoạch năm học mới. D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Căn cứ vào hướng dẫn trên, các Phòng Giáo dục chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể của năm học đối với cấp Tiểu học và triển khai tới các trường tiểu học của địa phương. Thực hiện báo cáo định kỳ đúng thời gian, đúng quy định; các thông tin, số liệu yêu cầu chính xác. Quá trình chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, nếu có những vấn đề khó khăn cần giải quyết, các Phòng Giáo dục phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo (Phòng Giáo dục Tiểu học) để chỉ đạo xử lý kịp thời. KT Giám đốc Phó Giám đốc Nơi nhận: - Như trên (để thực hiện) (Đã ký) - Website Sở Hoàng Đức Bình - Lưu VT, Phòng GDTH 9 . hoạch thời gian năm học 2009 – 2010 của Giáo dục Mầm non, Giáo dục Phổ thông và Giáo dục Thường xuyên; Căn cứ công văn số 1114/BC-SGDĐT của Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế về báo cáo Tổng kết năm. cứ Công văn số 7312/BGDĐT-GDTH ngày 21/8/2009 của Bộ GD – ĐT về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 đối với Giáo dục Tiểu học; Căn cứ Quyết định số 1435/QĐ-UBND ngày 17/7/2009 của. NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _ Số: 1535/SGD&ĐT-GDTH Huế, ngày 31 tháng 8 năm 2009 V/v Hướng dẫn thực

Ngày đăng: 10/07/2014, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan