Hydrocacbon

38 1000 0
Hydrocacbon

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ankan Định nghĩa  Ankan trong hóa hữu cơ là hydrocacbon no không tạo mạch vòng. Điều đó có nghĩa là chúng là các hydrocarbon không tạo mạch vòng, trong đó mỗi phân tử chứa số nguyên tử hiđrô cực đại và không chứa các liên kết đôi.  Ankan còn được biết đến như là parafin, hoặc nói một cách tổng thể là dãy parafin; tuy nhiên các thuật ngữ này chỉ được sử dụng để chỉ tới các ankan mà các nguyên tử cacbon của nó tạo thành mạch đơn không phân nhánh; trong trường hợp đó, các ankan mạch nhánh được gọi là isoparafin. Các ankan là các hợp chất béo.  Công thức tổng quát của ankan là C n H 2n+2 (với n là số nguyên dương); do đó ankan đơn giản nhất là mêtan, CH 4 . Tiếp theo là êtan, C 2 H 6 ; dãy này có thể kéo dài vô tận. Mỗi một nguyên tử cacbon trong ankan có cặp lai quỹ đạo sp 3 .  Bậc của cacbon: Người ta chia cacbon bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4. Bậc của cacbon bằng số gốc cacbon liên kết vào cacbon này bằng các liên kết đơn. C trong CH4 là cacbon bậc 1.  Đồng phân  Các nguyên tử cacbon trong các ankan (có chứa hơn 3 nguyên tử cacbon) có thể sắp xếp theo nhiều cách khác nhau, tạo ra các đồng phân khác nhau. Ankan "thông thường" có cấu trúc thẳng, không phân nhánh. Số lượng các đồng phân tăng nhanh theo số lượng nguyên tử cacbon; đối với các ankan có từ 1 đến 12 nguyên tử cacbon thì số các đồng phân lần lượt là 1, 1, 1, 2, 3, 5, 9, 18, 35, 75, 159, 355.  Danh pháp  Trong tiếng Việt, tên gọi của của các ankan kết thúc bằng –an  Ankan mạch thẳng  Các ankan chứa 5 hoặc nhiều hơn nguyên tử cacbon được đặt tên bằng cách bổ sung thêm hậu tố -an vào quy ước chính xác của IUPAC để đọc các số. Do đó, pentan, C 5 H 12 ; hexan, C 6 H 14 ; heptan, C 7 H 16 ; octan, C 8 H 18 ; etc. Để có danh sách hoàn chỉnh hơn, xem Danh sách các ankan.  Các ankan mạch thẳng đôi khi được bổ sung thêm tiền tố n- (ám chỉ thông thường) để phân biệt chúng với các ankan mạch nhánh có cùng số nguyên tử cacbon. Mặc dù nó không phải là cần thiết một cách tuyệt đối, nhưng việc sử dụng nó vẫn là phổ biến trong các trường hợp mà ở đó có sự khác biệt quan trọng về thuộc tính giữa ankan mạch thẳng và các đồng phân mạch nhánh: ví dụ n-hexan là một chất độc đối với hệ thần kinh trong khi các đồng phân mạch nhánh của nó thì lại không phải.   Một ankan mạch thẳng   Ankan mạch nhánh  Các ankan mạch nhánh được đặt tên như sau:  Xác định mạch các nguyên tử cacbon dài nhất.  Đánh số các nguyên tử cacbon trong mạch này, bắt đầu từ 1 tại đầu gần nhánh hơn và tiếp tục đếm cho đến khi gặp nguyên tử cacbon cuối cùng của mạch đó ở đầu kia.  Kiểm tra các nhóm đính vào mạch theo trật tự và tạo ra tên gọi cho chúng.  Tạo ra tên bằng cách nhìn vào các nhóm đính vào khác nhau, và viết tên của chúng cho từng nhóm, theo trật tự sau:  Số hay các số của nguyên tử cacbon, hay các nguyên tử, mà ở đó nó đính vào.  Các tiền tố di-, tri-, tetra- v.v nếu nhóm đính vào 2, 3, 4 v.v vị trí trong mạch, hoặc không có gì nếu nó được đính vào chỉ một chỗ duy nhất.  Tên của nhóm đính vào.  Việc tạo ra tên gọi được kết thúc khi đã viết xong tên gọi của mạch cacbon dài nhất.  Để thực hiện thuật toán này, người ta cần phải biết các nhóm thay thế được gọi như thế nào. Điều này được thực hiện bằng cùng một cách, ngoại trừ là thay vì sử dụng mạch cacbon dài nhất thì người ta sử dụng mạch dài nhất bắt đầu từ điểm đính vào; ngoài ra, việc đánh số được thực hiện sao cho nguyên tử cacbon tiếp theo điểm đính vào có giá trị số bằng 1.  Ví dụ, hợp chất (CH 3 ) 3 -CH là ankan chứa 4 nguyên tử cacbon duy nhất có thể có tính chất khác với butan CH 3 -CH 2 -CH 2 -CH 3 . Tên gọi hình thức của nó là 2-mêtylprôpan.  Tuy nhiên, pentan có hai đồng phân mạch nhánh ngoài dạng mạch thẳng thông thường là: (CH 3 ) 4 -C hay 2,2-dimêtylpropan và (CH 3 ) 2 -CH- CH 2 -CH 3 hay 2-mêtylbutan  isopentane (common name) or 2-methylbutane (IUPAC systematic name)  Tính chất vật lý  nhiệt độ sôi ,nhiệt độ nóng chảy  nhiệt độ sôi ,nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào liên kết van đe wall, liên kết hiđro và hình dạng, kích thước của phân tử. trong cùng dãy đồng đẳng, thông thường khi số nguyên tử C tăng thì nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy đều tăng theo. Các ankan cũng không nằm ngoài quy luật đó.  nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của các ankan đồng phân khác nhau rất rõ rệt và phụ thuộc vào sự phân nhánh tức là hình dạng phân tử của chúng. những đồng phân nào có hình dạng gọn gàng (gần với hình cầu) thì thường có nhiệt độ sôi thấp hơn nhưng nhiệt độ nóng chảy cao hơn so với đồng phân kém gọn gàng  khối lượng riêng và tính tan  ankan dù rắn hay lỏng đều nhẹ hơn nước. khối lượng riêng tăng chậm theo số cacbon trong phân tử.  các ankan thuộc loại hợp chất không phân cực. dầu mỡ cũng là những chất không phân cực. do tương tác khuếch tán nên ankan tan tốt trong dầu mỡ  nước là hợp chất phân cực mạnh nên không hoà tan ankan do không có liên kết điện từ  tính chất hoá học  ankan không phản ứng với các chất ôxy hóa mạnh hay khử mạnh. Ankan còn chịu đựng bền bỉ với các tác nhân bên ngoài như ánh sáng, nước, vi sinh vật. do các liên kết C-C, C-H là các liên kết bền vững nên hầu như không bị phân cực và cũng khó bị phân cực, các đặc điểm cấu tạo đó làm cho ankan tương đối trơ về mặt hoá học ở nhiệt độ thường.  trong điều kiện xúc tác hay nhiệt độ cao, ankan tham gia nhiều phản ứng thế, tách, đồng phân hóa, ôxy hoá…nhưng không bao giờ tham gia phản ứng cộng. phản ứng của ankan thường xảy ra theo cơ chế gốc và dẫn tới một hỗn hợp các chất đồng phân, đồng đẳng…  phản ứng halogen hóa  là một phản ứng dây chuyền  Halogen hóa đồng đẳng của metan luôn dẫn tới hỗn hợp các đồng phân gồm các sản phẩm thế nguyên tử hidro các bậc khác nhau.  Dẫn xuất monohalogen của ankan là một loại hợp chất hữu cơ trong đó một nguyên tử H của ankan được thay thế bởi nguyên tử halogen X. Dẫn xuất monohalogen của ankan có công thức dạng tổng quát là CnH2n + 1X.  Dẫn xuất đihalogen của ankan là một loại hợp chất hữu cơ trong đó hai nguyên tử H của ankan được thay thế bởi hai nguyên tử halogen X. Dẫn xuất đihalogen của ankan có công thức tổng quát là CnH2nX2.  Cơ chế phản ứng là diễn tiến của phản ứng. Khảo sát cơ chế phản ứng là xem từ các tác chất đầu, phản ứng trải qua các giai đoạn trung gian nào để thu được các sản phẩm sau cùng.  Phản ứng thế H của ankan bởi halogen X (của X 2 ) là một phản ứng thế dây chuyền theo cơ chế gốc tự do. Phản ứng trải qua ba giai đoạn: Khơi mạch, Phát triển mạch và Ngắt mạch.  Thí dụ: Khảo sát cơ chế của phản ứng:  CH 4 + Cl 2 askt CH 3 Cl + HCl  Giai đoạn 1 (Giai đoạn khơi mạch, khơi mào): Có sự tạo gốc tự do Cl•  Cl-Cl  2Cl•  Giai đoạn 2 (Giai đoạn phát triển mạch):  Cl• + CH 4  HCl + CH 3  • (gốc tự do metyl)  CH 3 • + Cl 2 CH 3 Cl + Cl•  (Tiếp tục lặp đi lặp lại như trên cho đến khi kết thúc phản ứng, giai đoạn ngắt mạch).  Giai đoạn 3 (Giai đoạn ngắt mạch, cắt mạch, đứt mạch, tắt mạch): Các gốc tự do kết hợp,  không còn gốc tự do, phản ứng ngừng (kết thúc):  CH 3 • + Cl• >> CH 3 Cl  Cl• + Cl• >> Cl 2  CH 3 • + CH 3 • >> CH 3 -CH 3  G.6. Nguyên tử H liên kết bậc cao của ankan dễ được thế bởi halogen X 2 (nhất là Br 2 ) hơn so với H liên kết vào cacbon bậc thấp.  mức độ hoạt động hoá của các halogen trong phản ứng với ankan giảm theo trật tự sau : F 2 >Cl 2 >Br 2 >I 2  một lí do dẫn tới trật tự đó là nhiệt phản ứng giảm từ toả nhiệt mạnh đối với sự flo hoá đến thu nhiệt ở phản ứng iot hoá.  phản ứng sunfoclo hoá  ankan tác dụng với clo và lưu huỳnh đioxit khi chiếu sáng tạo thành ankyl sunfoclorua:  R-H + SO 2 +Cl 2  RSO 2 Cl + HCl  để tránh phản ứng clo hoá người ta đã lấy lượng dư SO 2 lớn  ứng dụng của phản ứng này là để làm chất giặt rữa tổng hợp  phản ứng nitro hoá  ngày nay người ta nitro hoá ankan ở 420 – 450 o C (pha khí) bằng axit nitric đậm đặc hoặc nito đioxit. phản ứng còn bẻ gãy liên kết C-C, hỗn hợp tạo ra thường gồm các nitro ankan với số nguyên tử C nhỏ hơn hoặc bằng ở ankan ban đầu.  phản ứng nitro hoá ankan cũng xảy ra theo cơ chế gốc nhưng không hoàn toàn giống với phản ứng clo hoá. Nito đioxit sinh ra trong hỗn hợp phản ứng vốn là một phân tử với số lẻ electron NO 2 ’ đã đóng vai trò gốc tự do như Cl’ mở đầu cho sự phát triển mạch:  R-H + NO 2 ’  HNO 2 + R’  HNO 2 + HNO 3  H 2 O 2NO 2 ’  R’ + NO 2 ’  R-NO 2  NO 2 ’ là gốc tương đối bền, thời gian sống dài hơn nhiều so với Cl’, nó có mặt trong hỗn hợp phản ứng với lượng áp đảo so với gốc R’  phản ứng nhiệt phân  khi đun nóng tới 300 – 400 o C, các phân tử ankan vẫn không bị phân huỷ. ở nhiệt độ cao hơn hoặc có mặt chất xúc tác thì có thể xảy ra phản ứng tách hidro - đehidro hoá, phản ứng bẻ gãy liên kết C-C gọi là phản ứng cracking và phản ứng đồng phân hóa  phản ứng tách hidro  phản ứng chủ yếu áp dụng đối với các ankan có phân tử khối thấp. ở nhiệt độ cao, có mặt xúc tác kim loại, các ankan từ C 2 –C 4 bị tách hidro tạo thành anken  ví dụ : CH 3 -CH 3  CH 2 =CH 2 + H 2  ankan từ C 5 có thể tạo ra xicloankan, từ C 6 có thể tạo aren  ví dụ : CH 3 (CH 2 )4CH 3  C 6 H 6 + 4H 2  phản ứng thường xảy ra kèm phản ứng gẫy mạch cacbon. sản phẩm thu được là hỗn hợp nhiều hidrocacbon  phản ứng cracking  Phản ứng cracking là phản ứng làm chuyển hóa một hiđrocacbon có khối lượng phân tử lớn trong dầu mỏ thành các hiđrocacbon có khối lượng phân tử nhỏ hơn, mà chủ yếu là biến một ankan thành một ankan khác và một anken có khối lượng phân tử nhỏ hơn. Phản ứng cracking có mục đích tạo nhiều nhiên liệu xăng, dầu và xăng, dầu có chất lượng tốt hơn cho động cơ từ dầu mỏ khai thác được.  cracking nhiệt  khi đun nóng trên 500 o C, mạch cacbon của ankan bị bẻ gãy tạo thành hỗn hợp các ankan, anken với số nguyên tử cacbon nhỏ hơn ban đầu. thành phần và tỉ lệ các sản phẩm phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian phản ứng. nhiệt độ càng cao, thời gian phản ứng càng dài thì mạch cacbon của sản phẩm tạo ra càng ngắn. ở khoảng 500 – 600 o C, thời gian phản ứng ngắn thì tạo ra hỗn hợpcác hidrocacbon lỏng. ở khoảng 700 – 900 o C, thời gian phản ứng lâu hơn thì tạo ra các sản phẩm khí  ví dụ : C 16 H 34  C 16-m H 34-2m + C m H 2m m=215  cracking xúc tác  xúc tác thường dùng là aluminosilicat thiên nhiên hoặc tổng hợp, chứa khoảng 75 – 90 % SiO 2 , 10 – 25 % Al 2 O 3 , đã được tẩm axit (thường là HF) và một số chất khác. Cracking xúc tác thực hiện ở nhiệt độ 400 – 450 o C , thấp hơn so với cracking nhiệt. sản phẩm thu được chứa nhiều ankan, anken phân nhánh, và một lượng đáng kể xicloankan và aren.  phản ứng oxi hoá  phản ứng cháy  khi đựơc khơi màu ankan phản ứng mạnh với oxi, toả nhiệt, phát sáng và có thể cháy nổ. các ankan càng nhẹ càng dễ cháy nổ. nếu đủ oxi, sản phẩm là CO 2 và H 2 O. nếu thiếu oxi thì sản phẩm còn có CO và muội than  phản ứng oxi hoá tách mạch cacbon  ở nhiệt độ cao, có mặt muối coban hoặc mangan axetat xúc tác, ankan bị oxi hóa bởi oxi không khí, khi đó mạch cacbon bị cắt đứt, tạo thành một hỗn hợp các axit ankanoic.  sự phổ biến  Ankan có cả trên Trái Đất và trong hệ Mặt Trời , tuy nhiên chỉ có một tỷ lệ không lớn và chủ yếu chỉ ở dạng "có dấu vết". Các hydrocacbon nhẹ, đặc biệt là mêtan và êtan là một phần quan trọng của các thiên thể khác: ví dụ, chúng được tìm thấy trong đuôi của sao chổi Hyakutake và trong một số thiên thạch chẳng hạn như các loại chondrit cacbon. Chúng cũng tạo thành một phần quan trọng của bầu khí quyển của các hành tinh khí ngoài xa của hệ Mặt Trời như Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh. Trên Titan, vệ tinh của Thổ Tinh, người ta tin rằng đã từng có một đại dương lớn chứa các ankan mạch dài, các biển nhỏ chứa êtan lỏng được cho là vẫn còn tồn tại.  Dấu vết của mêtan (khoảng 0,0001% hay 1 ppm) có trong bầu khí quyển Trái Đất, được sản xuất chủ yếu bởi các dạng khuẩn cổ. Hàm lượng trong nước biển là không đáng kể do độ hòa tan thấp trong nước: tuy nhiên, ở áp suất cao và nhiệt độ thấp, mêtan có thể cùng kết tinh với nước để tạo ra mêtan hydrat rắn. Mặc dù chúng không thể được khai thác trong phạm vi thương mại vào thời điểm hiện tại nhưng giá trị về năng lượng của các mỏ mêtan hydrat đã biết vượt xa tổng giá trị năng lượng của tất cả các mỏ khí thiên nhiên và dầu mỏ—mêtan thu được từ mêtan hydrat vì thế được coi là ứng cử viên cho nguồn nhiên liệu trong tương lai.  Dầu mỏ là hỗn hợp của các ankan lỏng và các hydrocacbon khác. Cả hai đều được hình thành khi các động vật biển chết được che phủ bằng trầm tích để loại bỏ sự có mặt của oxy và được chuyển hóa sau nhiều triệu năm ở nhiệt độ và áp suất cao thành các chất tự nhiên tương ứng. Ví dụ dưới đây miêu tả một phản ứng hình thành ra khí thiên nhiên:  C 6 H 12 O 6 → 3CH 4 + 3CO 2  Chúng tự tập hợp lại trong các loại đá xốp, được che phủ bởi các lớp không thấm nước phía trên. Ngược lại với mêtan là hợp chất được tạo ra với khối lượng lớn, các ankan mạch dài hơn ít được tạo ra để có một khối lượng đáng kể trong tự nhiên. Các mỏ dầu hiện nay sẽ không được tái tạo một khi chúng bị cạn kiệt.  Các ankan rắn thu được như là cặn còn lại sau khi cho dầu mỏ bay hơi, được biết đến như là hắc ín. Một trong các mỏ tự nhiên lớn nhất của ankan rắn là trong hồ chứa Bitum gọi là la brea trên đảo Trinidat vùng Caribe.  điều chế  trong công nghiệp  Các nguyên liệu ban đầu là khí thiên nhiên và dầu thô . Dầu thô được tách ra tại các nhà máy lọc dầu bằng cách chưng cất phân đoạn và sau đó được chế biến thành các sản phẩm khác nhau, ví dụ : xăng. Sự "phân đoạn" khác nhau của dầu thô có các điểm sôi khác nhau và có thể cô lập và tách bóc rất dễ dàng: với các phân đoạn khác nhau thì các chất có điểm sôi gần nhau sẽ bay hơi cùng với nhau.  Trong phòng thí nghiệm  để điều chế các ankan từ C 1 –C 4 , người ta nhiệt phân hoặc điện phân muối kim loại kiềm của axit ankanoic.  nhiệt phân bằng hỗn hợp vôi tôi xút  R-COONa +NaOH  R-H + Na 2 CO 3  điện phân theo phương pháp konbo  2R-COONa + 2H 2 O  R-R + CO 2 + 2NaOH + H 2  Metan còn có thể điều chế từ nhôm cacbua  Al 4 C 3 + 12H 2 O  3CH 4 + 4Al(OH) 3  Các ankan cũng có thể được tạo thành khi hidro hoá hidrocacbon không no hoặc trong phản ứng của ankin halogenua.  ứng dụng  . Từ metan điều chế được axetilen o 2CH4 15000C ; Làm lạnh nhanh C2H2 + 3H2  Từ metan điều chế anđehit fomic (fomanđehit) o CH4 + O2 Nitơ oxit ; 6000C - 8000C H-CHO + H2O  Từ ankan điều chế anken, ankan khác (Thực hiện phản ứng cracking)  làm nhiên liệu o xăng dầu cho các động cơ hoạt động o Khí thiên nhiên để đun nấu, cung cấp nhiệt cho các nhà máy luyện kim, phân đạm, gốm sứ…. o Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và khí mỏ dầu hoá lỏng (LPG) thành phần chủ yếu là propan và butan, ngày nay là nguồn nhiên liệu phổ biến, tiện dụng trong đời sống và sản suất, là tác nhân đẩy trong các loại bình xịt. o hiện nay khí thiên nhiên và dầu mỏ cung cấp khoảng 70% năng lượng mà con người đang sử dụng o khí metan, thành phần chủ yếu của biogas, ngày nay là nguồn cung cấp năng lượng chính trong các trang trại  làm nguyên liệu o ankan là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản suất các chất hữu cơ và công nghiệp sản xuất phân đạm. nguyên nhân là do từ ankan người ta điều chế được các hợp chất có khả năng phản ứng cao hơn để tổng hợp ra các sản phẩm o nhờ cracking ankan dầu mỏ, người ta thu được etilen, propilen… dùng để tổng hợp ra những chất thiết yếu như etanol, etylenglicol,… và các chất dẻo quan trọng như polietilen, polipropilen o oxi hóa cắt mạch ankan, người ta thu được các axit ankanoic, các axit có mạch cacbon dài được dùng để sản xuất xà phòng  các ứng dụng khác o các ankan lỏng có nhiệt độ sôi thấp được dùng làm dung môi dưới dạng nguyên chất như n-hexan, hoặc dạng hỗn hợp như ete dầu hoả o các n-ankan mạch dài có độ nhớt và nhiệt độ sôi cao được dùng làm dầu gốc để pha chế dầu nhờn hoặc mỡ bôi trơn o ankan rắn (parafin) còn được dùng trong y dược và một vài lĩnh vực khác • Metan tàn phá môi trường hơn CO2 • Một nghiên cứu do Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thực hiện cho thấy khí metan gây hại cho môi trường nhiều gấp 33 lần so với CO2 trong hơn 100 năm qua và là tác nhân hàng đầu khiến toàn cầu ấm lên. • Từ trước tới nay giới khoa học luôn coi metan (CH4) là loại khí gây hiệu ứng nhà kính nguy hiểm thứ hai do con người tạo ra, sau khí CO2. Phần lớn metan được tạo ra từ phân bò, quá trình thối rữa của rau, hoạt động cày xới đất, đốt than đá và khí gas • Đối với khí quyển, một tấn metan có tác hại lớn gấp 25 lần so với một tấn CO2, nhưng do lượng CO2 trong khí quyển lớn hơn vài nghìn lần so với metan nên CO2 vẫn được coi là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính hàng đầu. • Kết quả nghiên cứu của NASA, được đăng trên tạp chí Science số ra tháng 11, chứng minh rằng những tác động của metan tăng lên nhờ sự tương tác giữa nó với các hạt nhỏ xíu lơ lửng trong không khí (aerosol). Aerosol tồn tại ở dạng rắn, lỏng hoặc cả hai. Sương mù, bụi, khói mù chính là aerosol. Chúng có khả năng phản chiếu ánh sáng mặt trời trở lại không gian nên có vai trò lớn đối với khí hậu. • Một ví dụ về ankan mà cả trên động và thực vật đều có vai trò là quan hệ sinh thái giữa ong cát (Andrena nigroaenea) và lan hình nhện (Ophrys sphegodes); trong đó hoa lan phụ thuộc vào sự thụ phấn của ong. Ngoài ra, ong cát sử dụng các pheromon để xác định bạn tình của mình; trong trường hợp của A. nigroaenea, con cái sử dụng hỗn hợp của tricosan (C23H48), pentacosan (C25H52) và heptacosan (C27H56) với tỷ lệ 3:3:1, và con đực bị hấp dẫn bởi mùi đặc trưng này. Cây hoa lan đã nắm được ưu thế này— các phần trong hoa của nó không chỉ tương tự như bề ngoài của ong cát, mà nó còn sản xuất ra một lượng lớn cả 3 ankan nói trên với cùng một tỷ lệ tương tự. Kết quả là hàng loạt ong đực bị quyến rũ bay đến và cố gắng giao hợp với bạn tình giả mạo của mình: mặc dù nỗ lực này không đem lại thành công cho ong, nhưng nó cho phép cây lan chuyển giao phấn hoa của nó, được gieo rắc sau khi con đực nản chí bay sang các bông hoa khác. Anken Định nghĩa Một mô hình 3D của etylen Trong hóa hữu cơ , anken, olefin, hoặc olefine là một hợp chất hóa học có ít nhất một hay hai nối đôi. Các anken mạch hở, với một nối đôi duy nhất và không có các nhóm chức , tạo thành một dãy đồng đẳng của hydrocacbon với công thức tổng quát C n H 2n. [...]... cha t nhiờn Do cỏc lp ỏ xp ny thng cú nc chui vo, c du m v khớ t nhiờn, vn nh hn nc v kộm dy c hn cỏc tng ỏ xung quanh nờn chỳng chuyn lờn trờn qua lp v, ụi khi cỏch xa ni chỳng c to ra Cui cựng, mt s hydrocacbon ny b by li bi cỏc lp ỏ khụng thm (ỏ khụng xp), cỏc lp ó ny c gi l ỏ "m chp" Khớ thiờn nhiờn nh hn du m, do ú nú to ra mt ln nm trờn du m Ln khớ ny c gi l "m chp khớ" Cỏc lp than ỏ cú cha lng... 1,7 t t m Phn ln tr lng khớ t nhiờn Canada nm Alberta Phõn loi Khớ thiờn nhiờn l mt loi khớ khụng mu sc v c phõn loi tựy theo thnh phn ca nú Khớ khụ cú cha t l mờtan cao cũn khớ t cú cha ỏng k khi lng hydrocacbon cú phõn t lng cao hn thuc nhúm ankan, bao gm ờtan, propan, v butan Phn cn lng ca khớ l phn cũn li sau khi cỏc ankan ó c rỳt khi khớ t Khớ chua l khớ cha nng hyrụ sulfớt cao (õy l mt cht khớ . Ankan Định nghĩa  Ankan trong hóa hữu cơ là hydrocacbon no không tạo mạch vòng. Điều đó có nghĩa là chúng là các hydrocarbon không tạo mạch. Trời , tuy nhiên chỉ có một tỷ lệ không lớn và chủ yếu chỉ ở dạng "có dấu vết". Các hydrocacbon nhẹ, đặc biệt là mêtan và êtan là một phần quan trọng của các thiên thể khác: ví dụ,. ứng cử viên cho nguồn nhiên liệu trong tương lai.  Dầu mỏ là hỗn hợp của các ankan lỏng và các hydrocacbon khác. Cả hai đều được hình thành khi các động vật biển chết được che phủ bằng trầm

Ngày đăng: 10/07/2014, 13:00

Mục lục

  • a) Đồng phân cấu tạo:

  • Anken có tên lịch sử là olefin. một số ít anken đơn giản được gọi tên bằng cách lấy tên ankan tương ứng đổi đuôi an thành ilen

  • CH2=CH=CH2 propilen

  • Theo danh pháp IUPAC, tên của anken được gọi theo các quy định sau:

  • _ mạch chính là mạch dài nhất chứa liên kết đôi

  • _ gọi tên mạch chính bằng cách dùng phần nền để chỉ số lượng nguyên tử cacbon (của mạch chính) kết hợp với đuôi en để chỉ liên kết C=C. số chỉ vị trí liên kết C=C được đặt ngay trước đuôi en

  • b) đồng phân hình học:

  • để gọi tên các đồng phân hình học của anken, người ta sử dụng hai cách kí hiệu, cis-trans và E-Z

  • Tính chất vật lý

  • Phương pháp công nghiệp

  • Tổng hợp từ các hợp chất cacbonyl

  • Dầu mỏ

    • Quá trình hình thành dầu mỏ

      • Thuyết sinh vật học

      • Tầm quan trọng kinh tế của dầu mỏ

      • Ảnh hưởng dầu mỏ đến môi trường

      • Các nguồn năng lượng khác

      • Khí thiên nhiên

        • Sử dụng

        • Sự hình thành khí thiên nhiên

        • Chế biến khí thiên nhiên

        • Vận chuyển và tàng trữ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan