1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề thi thử tốt nghiệp hóa 12 2010 đề 4

3 336 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 58,5 KB

Nội dung

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN HÓA (2009 – 2010) Thời gian: 90 phút Họ và tên:………………………………………………. (Cho H = 1; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40, Fe = 56, Ni = 58,7; Cu = 64; Zn = 65, Ag = 108; Ba = 137, Pb = 207) Câu 1: Đun nóng Xenlulozơ với hỗn hợp HNO 3 và H 2 SO 4 đặc, thu được chất dễ cháy, nổ mạnh không có khói nên được dùng làm thuốc súng không khói. Sản phẩm đó có tên gọi là: A. Trinitro xenlulozơ B. Trinitrat xenlulozơ C. Đinitro xenlulozơ D. Nitro xenlulozơ Câu 2: Sục 3,36 lít CO 2 (đktc) vào dung dịch có chứa 0,125 mol Ca(OH) 2 . Khối lượng kết tủa thu được là A. 10 gam. B. 15 gam. C. 20 gam. D. 25 gam. Câu 3: Hỗn hợp rắn X gồm Al, Cu, Fe 2 O 3 có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch A. NaOH dư. B. HCl dư. C. AgNO 3 dư. D. NH 3 dư Câu 4: Cho x gam hỗn hợp bột các kim loại Ni và Cu vào dung dịch AgNO 3 dư, khuấy kỹ cho đến khi phản ứng kết thúc thu được 54 gam kim loại. Mặt khác, cũng cho x gam hỗn hợp bột kim loại trên vào dung dịch CuSO 4 dư, khuấy kỹ cho đến khi phản ứng kết thúc thu được (x + 0,5) gam kim loại. Giá trị x là A. 15,5 B. 32,4 C. 9,6 D. 5,9 Câu 5: Chỉ dùng một thuốc thử nào trong số các chất dưới đây để phân biệt ba dung dịch không màu riêng biệt: NaAlO 2 hoặc Na[Al(OH) 4 ], Na 2 CO 3 , CH 3 COONa? A. dd HCl loãng. B. dd NaOH. C. Khí CO 2 . D. dd BaCl 2 . Câu 6: Từ 1 tấn quặng hematit chứa 60% Fe 2 O 3 sẽ điều chế được bao nhiêu tấn Fe kim loại? (Giả thiết hiệu suất phản ứng 95%) A. 0,7 B. 0,42 C. 0,399 D. 3,99 Câu 7: Cho một mẫu quì tím vào ống nghiệm chứa dung dịch amino axit có công thức tổng quát (H 2 N) x R(COOH) y . Quì tím hóa đỏ khi: A. x > y B. x < y C. x = y D. x = 2y Câu 8: Saccarozơ và fructozơ đều thuộc loại A. Monosaccarit B. Polisaccarit C. Đisaccarit D. Cacbohiđrat Câu 9: Trong phương trình phản ứng của nhôm với oxit sắt từ (phản ứng nhiệt nhôm), tổng hệ số các chất tham gia phản ứng (các hệ số là những số nguyên, tối giản) là A. 12. B. 9. C. 11. D. 10. Câu 10: Cấu hình electron của Cr( Z= 24 ) trên các phân lớp là : A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 6 B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 3d 4 C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 3d 5 D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 5 4s 1 Câu 11: Cho 7,8 gam kali kim loại vào 192,4 gam nước, thu được m gam dung dịch và một lượng khí thoát ra. Giá trị của m là( cho H =1, O =16, K =39) A. 200,2 gam. B. 303,6 gam. C. 198 gam. D. 200 gam. Câu 12: Cho 5,5 gam hỗn hợp gồm hai kim loại Al và Fe vào dung dịch HCl (dư), thu được 4,48 lít khí H 2 (đktc). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp lần lượt là A. 2,8 gam và 2,7 gam. B. 2,7 gam và 2,8 gam. C. 2,5 gam và 3,0 gam. D. 3,5 gam và 2,0 gam. Câu 13: Cho 6,85 gam kim loại X thuộc nhóm II A vào nước, thu được 1,12 lít khí H 2 (đktc). Kim loại X là A. Ba. B. Sr. C. Ca. D. Mg. Câu 14: Công thức phân tử của cao su thiên nhiên A. ( C 5 H 8 )n B. ( C 4 H 8 )n C. ( C 4 H 6 )n D. ( C 2 H 4 )n Câu 15: Những tính chất vật lí chung của kim loại như tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có ánh kim được gây nên chủ yếu bởi A. cả proton và electron. B. proton. C. nơtron. D. electron tự do. Câu 16: Kim loại X có thể khử được Fe 3+ trong dung dịch FeCl 3 thành Fe 2+ nhưng không khử được H + trong dung dịch HCl thành H 2 . Kim loại X là A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Cu. Câu 17: Cấu hình electron của cation R 2+ có phân lớp ngoài cùng là 2p 6 . Nguyên tử R là A. K. B. Na. C. Mg. D. Li. Câu 18: Khi thủy phân hoàn toàn 8,8g este đơn chức mạch hở X tác dụng 100ml dd KOH 1M (vừa đủ) thu được 4,6g một ancol Y. Tên gọi của X là: A. Etyl axetat B. Etyl propionat C. Etyl fomat D. Propyl axetat Câu 19: Kim loại có các tính chất vật lí chung là: A. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim B. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim. Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch cacbon dài, không phân nhánh. B. Chất béo chứa chủ yếu các gốc không nocủa axit thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu. C. Chất béo chứa chủ yếu các gốc no của axit thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng. D. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch Câu 21: So sánh tinh bột và Xenlolozơ thì kết luận nào sau đây không đúng: A. Công thức chung là (C 6 H 10 O 5 )n và có khối lượng mol rất lớn. B. Cùng có cấu tạo mạch không phân nhánh. C. Cùng không có phản ứng tráng gương. D. Tinh bột làm xanh Iot còn Xenlulozơ không có tính chất này. Câu 22: Có các hợp kim của nhôm với thành phần như sau: (1): 94% Al, 4% Cu, còn lại là Mn, Mg, Si (2): 90 – 86% Al, từ 10 đến 14% Si (3): 98,5% Al, còn lại Mg, Si, Fe (4): 10,5% Al, 83,3% Mg, còn lại là Zn, Mn Hợp kim gọi là Đuyra là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 23: Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là A. 184 gam. B. 276 gam. C. 92 gam. D. 138 gam. Câu 24: Để trung hòa 20 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 22,5% cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là (Cho H = 1; C = 12; N = 14) A. C 2 H 7 N B. CH 5 N C. C 3 H 5 N D. C 3 H 7 N Câu 25: Thể tích nước brom 3% (d = 1,3g/ml) cần dùng để điều chế 4,4 gam kết tủa 2,4,6 – tribrom anilin là A. 164,1ml. B. 49,23ml. C 146,1ml. D. 16,41ml. Câu 26: Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C 3 H 7 O 2 N A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 27: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là A. α-aminoaxit. B. β-aminoaxit. C. axit cacboxylic. D. este. Câu 28: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là: A. I, II và III. B. I, II và IV. C. I, III và IV. D. II, III và IV. Câu 29: Cho dòng khí CO dư đi qua hỗn hợp (X) chứa 31,9 gam gồm Al 2 O 3 , ZnO, FeO và CaO thì thu được 28,7 gam hỗn hợp chất rắn (Y). Cho toàn bộ hỗn hợp chất rắn (Y) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít H 2 (đkc). Giá trị V là A. 5,60 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít. D. 2,24 lít. Câu 30: Điện phân bằng điện cực trơ dung dịch muối sunfat của kim loại hoá trị II với dòng điện có cường độ 6A. Sau 29 phút điện phân thấy khối lượng catot tăng lên 3,45 gam. Kim loại đó là: A. Zn B. Cu C. Fe D. Ni Câu 31: Những đặc điểm nào sau đây không là chung cho các kim loại kiềm? A. số oxihoá của nguyên tố trong hợp chất. B. số lớp electron. C. số electron ngoài cùng của nguyên tử. D. cấu tạo đơn chất kim loại. Câu 32: Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít khí (đktc) ở anot và 6,24 gam kim loại ở catot. Công thức hoá học của muối đem điện phân là A. LiCl. B. NaCl. C. KCl. D. RbCl. Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin đơn chức no mạch hở đồng đẳng kế tiếp bằng oxi, thu được 16,72 gam CO 2 và 2,8 lít khí nitơ (đktc). Công thức hai amin đó là : A. C 2 H 5 NH 2 ; C 3 H 7 NH 2 B. CH 3 NH 2 , C 2 H 5 NH 2 C. C 3 H 9 N; C 4 H 11 N D. C 4 H 11 N; C 5 H 13 N Câu 34: Trùng ngưng m gam glixin (axit aminoetanoic), hiệu suất 80%, thu được 68,4 gam polime và 21,6 gam nước. Trị số của m là : A. 112,5 gam B. 72 gam C. 90 gam D. 85,5 gam Câu 35: Thực hiện phản ứng tráng gương 36 gam dung dịch glucozơ 10% với lượng dư dung dịch bạc nitrat trong amoniac, nếu hiệu suất phản ứng 100% thì khối lượng bạc kim loại thu được là : A. 33,33 gam B. 4,32 gam C. 8,64 gam D. 2,16 gam Câu 36: A là một α-amino axit. Cho biết 1 mol A phản ứng vừa đủ với 1 mol HCl, hàm lượng Clo có trong muối thu được là 19,346%. Công thức của A là : A. CH 3 CH(NH 2 )COOH C. CH 3 (NH 2 )CH 2 COOH B. HOOCCH 2 CH 2 CH(NH 2 )COOH D. HOOCCH 2 CH(NH 2 )CH 2 COOH Câu 37: Xét các chất (1) Amoniac; (2) Metylamin; (3) Đimetylamin; (4) Anilin; (5) Điphenylamin Độ mạnh tính bazơ các chất trên tăng dần như sau : A. (1) < (2) < (3) < (4) < (5) C. (5) < (4) < (3) < (2) < (1) B. (4) < (1) < (2) < (5) < (3) D. (5) < (4) < (1) < (2) < (3) Câu 38: Clorin là một loại tơ sợi tổng hợp được tạo ra do sự Clo hóa PVC. Một loại tơ Clorin có hàm lượng Clo là 63,964% (phần trăm khối lượng). Bao nhiêu đơn vị mắt xích PVC đã phản ứng được với 1 phân tử Cl 2 để tạo ra loại tơ này ? A. 1 đơn vị mắt xích B. 2 đơn vị mắt xích C. 3 đơn vị mắt xích D. 4 đơn vị mắt xích Câu 39: Để bảo quản các kim loại kiềm người ta thường ngâm chúng trong hóa chất nào sau đây: A. C 2 H 5 OH B. C 4 H 9 OH C. NH 3 loãng D. Dầu hỏa Câu 40: Trong phân tử các chất Glucozơ, Fructozơ, Saccarozơ, Mantozơ, Tinh bột, Xenlulozơ đều : A. Có chứa nhóm anđehit (-CHO) C. Có chứa nhóm chức xeton (-CO-) B. Có chứa nhóm chức rượu (-OH) D. Cả A và B Hết . ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN HÓA (2009 – 2010) Thời gian: 90 phút Họ và tên:………………………………………………. (Cho H = 1; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S =. = 12; N = 14) A. C 2 H 7 N B. CH 5 N C. C 3 H 5 N D. C 3 H 7 N Câu 25: Thể tích nước brom 3% (d = 1,3g/ml) cần dùng để điều chế 4, 4 gam kết tủa 2 ,4, 6 – tribrom anilin là A. 1 64, 1ml. B. 49 ,23ml được 1 ,12 lít khí H 2 (đktc). Kim loại X là A. Ba. B. Sr. C. Ca. D. Mg. Câu 14: Công thức phân tử của cao su thi n nhiên A. ( C 5 H 8 )n B. ( C 4 H 8 )n C. ( C 4 H 6 )n D. ( C 2 H 4 )n Câu

Ngày đăng: 10/07/2014, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w