1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

2007_ VĂN - De&Da-lần1-Pb_TN THPT-1

7 130 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 32,7 KB

Nội dung

2007_ VĂN - De&Da-lần1-Pb-TN THPT_giai de :Ts. TRẦN HỒNG ĐƯƠNG Thí sinh dự thi tại Hội đồng thi Trường THPT Hùng Vương (quận 5, TP.HCM) sau khi làm bài thi môn Vật lý chiều MÔN VĂN - PHÂN BAN _sáng 30-5-2007 I. PHẦN CHUNG CHO THÍ SINH CẢ HAI BAN (5,0 điểm) Câu 1 (2 điểm): Anh, chị hãy tóm tắt ngắn gọn truyện Thuốc của Lỗ Tấn. Câu 2 (3 điểm): Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. II. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH TỪNG BAN (5,0 điểm) A. Thí sinh Ban KHTN chọn câu 3a hoặc 3b Câu 3a (5 điểm): Cảm nhận của anh, chị về cảnh thiên nhiên Tây Bắc qua đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khủyu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. (Theo Ngữ văn 12-tập một, Sách giáo khoa thí điểm, Ban KHTN, Bộ 2, tr.80, NXB Giáo dục, 2005). Câu 3b (5 điểm): Cảm nhận của anh, chị về nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. B. Thí sinh Ban KHTN&NV chọn câu 4a hoặc 4b Câu 4a (5 điểm): Anh, chị hãy phân tích cảm xúc của nhà thơ Nguyễn Đình Thi trong đoạn thơ sau: Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha. (Trích Đất nước-Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 12-tập một, SGK thí điểm Ban KHXH&NV, Bộ 2, tr.202, NXB Giáo dục, 2005) Câu 4b (5 điểm): Anh, chị hãy phân tích hình ảnh con người Tây Nguyên trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. GỢI Ý LÀM BÀI I. PHẦN CHUNG CHO THÍ SINH CẢ HAI BAN (5,0 điểm) Câu 1 (2 điểm): Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn Truyện ngắn Thuốc được Lỗ Tấn sáng tác năm 1919, in trong tập “Gào Thét”: Vợ chồng chủ quán Hoa Thuyên có người con trai bị bệnh lao và họ tin tưởng rằng bánh bao có tẩm máu người chết sẽ chữa khỏi. Ông Thuyên lén lút mang tiền đến pháp trường và hí hửng mang về cái bánh bao tẩm máu của người bị chém. Đó là máu của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du. Bánh bao tẩm máu không chữa được bệnh lao phổi và thằng Thuyên chết. Qua đó, tác giả phê phán thói mê tin dị đoan, ấu trỉ hững hờ với cách mạng của người dân và cần thuốc để chữa cho tình trạng xa rồi quần chúng của các chiến sĩ cách mạng lúc bấy giờ. Câu 2 (3 điểm): Ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt” của Kim Lân: Câu hỏi yêu cầu thí sinh thể hiện sự cảm nhận sâu sắc về ý nghĩa của thiên truyện ngắn qua nhan đề của tác phẩm. Học sinh trả lời các ý sau đây: + Ý 1: Trước khi cuộc Cách mạng tháng Tám nổ ra, nhân dân ta phải sống một kiếp sống lầm than dưới ba tròng áp bức bóc lột (thực dân Pháp, phát xít Nhật và phong kiến tay sai) một trận đói khủng khiếp kinh hòang xảy ra ở Miền Bắc làm chết trên 2 triệu người. Nhà văn Kim Lân, một cây bút viết truyện ngắn vững vàng chuyên tả chân đã thể hiện số phận bi thảm của những người nông dân ấy trong truyện Vợ nhặt - ngay từ nhan đề “Vợ nhặt” tác giả đã thể hiện ý nghĩa nội dung của tác phẩm. + Ý 2: Với một tình huống truyện độc đáo: giữa cảnh đói, Tràng thô kệch, nhà nghèo kiết xác ở xóm ngụ cư, bị người làng khinh, xưa nay con gái không ai thèm để ý tới, vậy mà, Tràng lại nhặt được vợ. Người ta nói nhặt cái ví, nhặt của rơi chứ có ai đời “nhặt vợ”. Những ngày đói ai mà nghĩ đến chuyện đèo bòng vợ con. Một anh chàng nhà nghèo xấu xí, tính dở hơi, ai cũng chê, làm gì có chuyện vợ theo không? Sở dĩ có chuyện vợ nhặt xảy ra vì con người trong hoàn cảnh này không còn là con người nữa, xã hội tàn bạo đó đã tha hóa, đã biến cuộc sống họ trở thành phi nhân loại. Hình ảnh vợ Tràng một cô gái “ngồi vêu” không tên không tuổi, không lai lịch nguồn gốc như một vật bỏ rơi là thế. + Ý 3: Nhưng cũng do “nhặt vợ” mà những con người trong hoàn cảnh ấy đã hồi sinh, Tràng trở “nên người” hơn, vợ tràng thay đổi tính nết, trở thành cô dâu hiền thảo và bà cụ Tứ, mẹ Tràng càng phơi lộ phẩm chất giàu thương yêu, vị tha, tin tưởng ở ngày mai. Giữa những ngày chết đói bi thảm, vẫn “nhặt vợ”, họ không nghĩ đến cái chết, vẫn lạc quan tin tưởng nghĩ đến cái sống, nghĩ đến ngày mai tươi sáng. II. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH TỪNG BAN (5,0 điểm) A. Thí sinh Ban KHTN chọn câu 3a hoặc 3b Câu 3a (5 điểm): Quang Dũng viết “Tây Tiến” vào năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, một làng ven con sông Đáy hiền hòa. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ: nhớ đồng đội thân yêu, nhớ đoàn binh Tây Tiến, nhớ bản mường và núi rừng miền Tây, nhớ kỉ niệm đẹp một thời trận mạc… Hai câu thơ đầu nói lên nỗi nhớ, nhớ miền Tây, nhớ núi rừng, nhớ dòng sông Mã thương yêu: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi” Đã “xa rồi” nên nỗi nhớ không thể nào nguôi được, nhớ da diết đến quặn lòng, đó là nỗi nhớ “chơi vơi”. Tiếng gọi “Tây Tiến ơi” vang lên tha thiết như tiếng gọi người thân yêu. Từ cảm “ơi!” bắt vần với từ láy “chơi vơi” tạo nên âm hưởng câu thơ sâu lắng, bồi hồi, ngân dài, từ lòng người vọng vào thời gian năm tháng, lan rộng lan xa trong không gian. Hai chữ “xa rồi” như một tiếng thở dài đầy thương nhớ, hô ứng với điệp từ “nhớ” trong câu thơ thứ hai thể hiện một tâm tình đẹp của người chiến binh Tây Tiến đối với dòng sông Mã và núi rừng miền Tây. Sau tiếng gọi ấy, biết bao hoài niệm về một thời gian khổ hiện về trong tâm tưởng. Những câu thơ tiếp theo nói về chặng đường hành quân đầy thử thách gian nan mà đoàn binh Tây Tiến từng nếm trải. Các tên bản, tên mường: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu… được nhắc đến không chỉ gợi lên bao thương nhớ vơi đầy mà còn để lại nhiều ấn tượng về sự xa xôi, heo hút, hoang dã, thâm sơn cùng cốc,… Nó gợi trí tò mò và háo hức của những chàng trai “Từ thuở mang gươm đi giữ nước – Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long”. Đoàn binh hành quân trong sương mù giữa núi rừng trùng điệp: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi, Mường Lát hoa về trong đêm hơi” Bao núi cao, đèo cao, dốc thẳng dựng thành phía trước mà các chiến sĩ Tây Tiến phải vượt qua. Dốc lên thì “khúc khuỷu” gập ghềnh, dốc xuống thì “thăm thẳm” như dẫn đến vực sâu. Các từ láy: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” đặc tả gian khổ, gian truân của nẻo đường hành quân chiến đấu: “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm – Heo hút cồn mây súng ngửi trời!”. Đỉnh núi mù sương cao vút. Mũi súng của người chiến binh được nhân hóa tạo nên một hình ảnh: “súng ngửi trời” giàu chất thơ, mang vẻ đẹp cảm hứng lãng mạn, cho ta nhiều thi vị. Nó khẳng định chí khí và quyết tâm của người chiến sĩ chiếm lĩnh mọi tầm cao mà đi tới “Khó khăn nào cũng vượt qua - Kẻ thù nào cũng đánh thắng!”. Thiên nhiên núi đèo xuất hiện như để thử thách lòng người: “ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”. Hết lên lại xuống, xuống thấp lại lên cao, đèo nối đèo, dốc tiếp dốc, không dứt. Câu thơ được tạo thành hai vế tiểu đối: “Ngàn thước lên cao”và “ ngàn thước xuống”, hình tượng thơ cân xứng hài hòa, cảnh tượng núi rừng hùng vĩ được đặc tả, thể hiện một ngòi bút đầy chất hào khí của nhà thơ – chiến sĩ. Có cảnh đoàn quân đi trong mưa: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Câu thơ được dệt bằng những thanh bằng liên tiếp, gợi tả, sự êm dịu, tươi mát của tâm hồn những người lính trẻ, trong gian khổ vẫn lạc quan yêu đời. Trong màn mưa rừng, tầm nhìn của người chiến binh Tây Tiến vẫn hướng về những bản mường, những mái nhà dân hiền lành và yêu thương, nơi mà các anh sẽ đến, đem xương máu và lòng dũng cảm để bảo vệ và giữ gìn. Tám câu thơ trên đây là phần đầu bài “Tây Tiến”, một trong những bài thơ hay nhất viết về người lính trong 9 năm kháng chiến chống Pháp. Bức tranh thiên nhiên hoành tráng, trên đó nổi bật lên hình ảnh chiến sĩ can trường và lạc quan, đang dấn thân vào máu lửa với niềm kiêu hãnh “ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh…”. Đoạn thơ để lại một dấu ấn đẹp đẽ về thơ ca kháng chiến mà sự thành công, là kết hợp hài hoà giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Nửa thế hệ đã trôi qua, bài thơ “ Tây Tiến” của Quang Dũng vẫn còn chỗ đứng trong lòng độc giả. Câu 3b (5 điểm): Cảm nhận của anh chị về nhân vật Việt trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình“ của Nguyễn Thi. Đây là dạng câu hỏi tương đối tự do, thí sinh có thể chủ động bày tỏ những suy nghĩ, cảm nhận của riêng mình về nhân vật. Tuy nhiên cũng phải trình bày thành một bài viết mạch lạc và những cảm nhận của bản thân phải phù hợp với nhân vật. Gợi ý trả lời: I. Đặt vấn đề: - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Thi và tác phẩm Những đứa con trong gia đình. - Việt là một trong những hình tượng trung tâm trong tác phẩm đã để lại trong lòng độc giả những ấn tượng khó quên. II. Giải quyết vấn đề: 1. Việt là một nhân vật đáng yêu- rất vô tư và dường như chưa bao giờ hết thơ ngây. - Có dáng vẻ vụng về, lộc ngộc của một câu bé mới lớn, chỉ thích bắt ếch, bắt cá, bắn chim… - Trước ngày lên đường, Chiến bàn việc gia đình, Việt không mấy quan tâm mà chỉ mải chụp đom đóm, rồi ngủ lúc nào không hay - Vào bộ đội còn mang theo cây súng cao su - Ra trận không sợ chết nhưng lại sợ ma. - Gặp lại đồng đội mừng quá, khóc òa. 2. Việt còn là một nhân vật rất đáng phục vì phẩm chất gan dạ, anh hùng. - Từ nhỏ đã dám xông vào đá cái thằng đã giết cha mình. - Việt cùng với chị mình đã đã chủ động tìm giặc để đánh : bắn tàu giặc trên sông, phá xe tăng địch - Giành nhau với chị đi tòng quân để trả thù cho gia đình. - Khi chỉ còn một mình trên chiến trường, mình đầy thương tích nhưng Việt vẫn quyết sống mái với quân thù. Dường như Việt là khúc sông đi xa hơn cả trong dòng sông truyền thống của một gia đình cách mạng. III. Kết thúc vấn đề: - Sự vô tư, ngây thơ của Việt càng làm cho phẩm chất anh hùng của Việt thêm đẹp. - Trong người anh hùng luôn có sự kết hợp giữa cái đời thường và cái phi thường - đó là hình mẫu về người anh hùng chúng ta thường gặp trong tác phẩm của Nguyễn Thi. B. Thí sinh Ban KHTN&NV chọn câu 4a hoặc 4b Câu 4a (5 điểm): Đối với mảnh đất quê hương của mình, ai mà chẳng có những kỉ niệm, sự gắn bó, thân thương. Đoạn thơ trên trong bài “Đất nước” ra đời với tất cả sự nâng niu, ấp ủ của tác giả trong một thời gian dài (1948-1955). Mặc dù dựa trên những suy ngẫm của tác giả về đất nước và con người Việt Nam từ “Sáng mát trong như sáng năm xưa”. “Đất nước” vẫn có được tính chỉnh thể của một tác phẩm nghệ thuật và người đọc vẫn cảm nhận được nó một cách sâu sắc. Khơi nguồn cho những cảm xúc và suy ngẫm về đất nước là những cảm giác trực tiếp trong một buổi sáng mùa thu gợi lên nỗi nhớ về đất nước: “Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những mùa thu đã xa” Hà Nội hiện lên trong tâm tưởng người thanh niên trí thức đi theo tiếng gọi cách mạng với tất cả những hình ảnh thân thuộc ngày nào: buổi sáng mùa thu trong lành, gió nhẹ thổi và đặc trong gió thoang thoảng mùi hương cốm mới - một mùi hương rất đỗi quen thuộc của Hà Nội - đã gợi lên trong tâm trí nhà thơ một nỗi nhớ da diết, bồi hồi. Chỉ bằng vài nét phác họa tác giả đã gợi lên cả không gian và thời gian, cả màu sắc và hương vị. Một điều gây thắc mắc cho ta là tại sao giữa vùng rừng núi Việt Bắc lại có được mùi “hương cốm mới” ấy. Nhưng nếu liên hệ đến hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, có lẽ mùi hương cốm ấy là có thật và điều này cũng có thể được hiểu: các chiến sĩ hoạt động ở vùng rừng núi rất ít khi có điều kiện về Hà Nội thăm gia đình, do đó mỗi lần về Hà Nội họ đều nhớ mang theo đặc sản của quê hương - cốm. Khi trở lại Việt Bắc và mùi hương cốm vào buổi sớm tinh mơ có lẽ bắt nguồn từ đó. Ắt phải là một người yêu quê hương ghê gớm lắm tác giả mới cảm nhận được mùi hương ấy. Và có lẽ mùi hương cốm mới đã dẫn nhà thơ ngược dòng thời gian, sống lại những kỉ niệm xưa: “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” Mùa thu Hà Nội với những cảnh vật thiên nhiên và con người hiện ra trong hoài niệm thật cụ thể, sinh động và gợi cảm. Sự nhạy cảm, tinh tế đã giúp nhà thơ nhận ra cái “chớm lạnh” của buổi sáng mùa thu, cảm giác thật cụ thể cái “xao xác hơi may trên những phố dài”. Câu thơ rất gợi cảm, đầy ấn tượng, một phần là nhờ cách đảo ngữ: “Những phố dài xao xác hơi may”. Cả Hà Nội dường như trở thành một thành phố trống không, chỉ có những chiếc lá vàng bị những đợt gió heo may cuốn bay. Nhân vật người ra đi - có lẽ là người duy nhất và cuối cùng giã biệt Hà Nội để lên chiến khu Việt Bắc để lại thềm nắng đầy lá vàng rơi cho nên “đầu không ngoảnh lại” nhưng là cả một sự xao xuyến, bâng khuâng trong tâm tưởng. Hình ảnh người ra đi giữa không gian đầy màu sắc ánh sáng, tạo một ấn tượng sâu đậm, chất chứa những nỗi niềm, những tâm trạng. Với bảy chữ “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” tác giả đã vẽ nên một bức tranh cực kì gợi cảm: Một người đang bước đi, sau lưng là thềm nhà đầy nắng vàng và lá rụng. Có thể nói bốn câu thơ viết về mùa thu Hà Nội trong niềm hoài niệm của nhà thơ là những câu thơ hay nhất, đẹp nhất của bài thơ. Quả là một mùa thu buồn. Mùa thu thường buồn nhưng mùa thu ở đây có một nét buồn khó hiểu hơn. Đó là cái buồn của người công dân trong cảnh nước nhà đang rơi vào vòng máu lửa, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, mọi người rời lên chiến khu để tham gia kháng chiến, phố phường trở nên hoang vắng và hiu hắt buồn. Nhưng cái buồn ấy là cái đà, cái cần thiết cho mùa thu vui. Người ra đi buồn tha thiết với lí tưởng đất nước, và theo Tố Hữu: “Dẫu chưa trọn vẹn đã bay cờ hồng”. Đó là đất trời giải phóng ở chiến khu Việt Bắc. Có lẽ chính tình người đã đổi thay nên niềm vui đã hát lên thành lời trong bức tranh mùa thu: “Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trong biếc nói cười thiết tha” Đầu tiên là xác định điểm nhìn hiện tại “mùa thu nay” và rõ ràng là “mùa thu nay” và “mùa thu quá khứ” đã “khác rồi”. Tư thế ở đây không phải là tư thế người ra đi mà là tư thế đứng giữa đất trời của người làm chủ đất nước. Tâm trạng ở đây là tâm trạng đứng giữa đất trời của người làm chủ đất nước. Tâm trạng ở đây không buồn mà được xác định là “vui giữa đất trời”. Thiên nhiên đã được nhân hóa, nó không im lặng mà như đang lên tiếng nói từ “rừng tre phấp phới” cho đến trời thu “trong biếc nói cười thiết tha”. Giọng điệu thơ biến đổi hẳn: khỏe khoắn với những câu thơ ngắn gọn. Khổ thơ không hề xuất hiện những hình ảnh ước lệ sen tàn, cúc nở như mùa thu trong thơ cổ, cũng không có “áo mơ phai dệt lá vàng” đài các như mùa thu trong thơ mới mà hiện diện bằng những hình ảnh bình dị, dân dã, khỏe khoắn và tươi vui hơn. Cảnh sắc thiên nhiên vừa tươi sáng vừa trong trẻo hòa hợp với tâm trạng vui hồ hởi của con người tạo nên một vẻ đẹp mới của mùa thu đất nước. Nếu mùa thu ở trên với những chiếc lá vàng bay đem theo cái se lạnh cả lòng người thì ở đây cảnh vật đã hoàn toàn đổi khác. Thiên nhiên đang trở mình và cùng con người đón mùa thu mới, một mùa thu với những thắng lợi vẻ vang - làm lạc quan, xao xuyến lòng người. Rõ ràng cảm hứng công dân đã tạo cho bài thơ một cảnh thu và tình thu rất khác so với những bài thơ mùa thu khác. Nguyễn Đình Thi đã đem đến một nét mới cho những bài thơ viết về mùa thu. Ở đây cảm hứng thời đại được kết hợp hài hòa với cảm hứng lịch sử. Câu thơ tạo không khí trang trọng, thiêng liêng vì đã khơi đúng mạch truyền thống tinh thần ngàn đời của dân tộc. Câu 4b (5 điểm): Anh (chị) hãy phân tích hình ảnh con người Tây Nguyên trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. (5 điểm) 1. Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trung Thành và tác phẩm Rừng xà nu (0,5đ) 1.1. Tác giả Nguyễn Trung Thành: - Là một trong những nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam, có nhiều tác phẩm nổi tiếng phản ánh sinh động thực tế đấu tranh hào hùng của đồng bào miền Nam. - Nhiều năm gắn bó với chiến trường – mảnh đất Tây nguyên, am hiểu và viết rất hay về đề tài Tây Nguyên. 1.2. Tác phẩm Rừng xà nu - Ra đời năm 1965, tái hiện bối cảnh miền Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng trong phong trào Đồng Khởi 1955-1959. - Là bản anh hùng ca giàu chất sử thi và cảm hứng lãng mạn ca ngợi ý chí kiên cường, sức mạnh đoàn kết và tinh thần anh dũng đấu tranh giành độc lập của người dân Tây Nguyên trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. 2. Hình ảnh con người Tây Nguyên được thể hiện trong tác phẩm 2.1. Hình ảnh con người Tây Nguyên gắn bó với hình tượng thiên nhiên - cây xà nu Quán xuyên toàn bộ câu chuyện là hình ảnh rừng xà nu, cây xà nu – hình ảnh mang giá trị biểu trưng cho tinh thần, khí chất con người Tây Nguyên: ham ánh sáng, sống mãnh liệt, kết tụ thành một khối thống nhất, là sự kế tục không ngừng của mạch sống từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, giống như các thế hệ dân làng Xô Man từ già Mết, Mai, Tnú đến Dít, Heng. 2.2. Vẻ đẹp của con người Tây Nguyên Cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, Heng là những hình tượng nhân vật đẹp đẽ, biểu tượng của Tây Nguyên bất khuất, hào hùng, đầy không khí sử thi. Mỗi nhân vật có một vẻ đẹp riêng và đều mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc. 2.2.1. Cụ Mết: - Gợi liên tuởng đến cây xà nu cổ thụ trên đại ngàn Tây Nguyên, là nhân vật gạch nối giữa quá khứ và hiện tại, là biểu tượng cho truyền thống đấu tranh từ cuộc kháng chiến trước (chống Pháp), nay là điểm tựa vững chắc cho thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến này (chống Mỹ). - Đó là một ông già quắc thước, ngực chắc như một cây xà nu lớn, giọng ồ ồ vang rộ, có uy tín nhất làng. Linh hồn của cuộc chiến đấu là anh Quyết - “người Đảng” , nhưng người cổ động, tổ chức, điều hành phong trào đấu tranh là cụ. - Những điều trên được thể hiện qua hàng loạt hành động, và nhất là những lời nói sâu sắc, cô đúc chân lý của cụ Mết : “Cán bộ là Đảng, cán bộ còn thì Đảng còn”, “Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo”, “Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên ! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác…”… 2.2.2. Tnú: Gợi liên tưởng đến những cây xà nu đã trưởng thành, là thế hệ tiếp nối của cha anh, là lực lượng nòng cốt của cuộc chiến đấu hôm nay với sự lớn mạnh nhanh chóng, vững chắc, tiêu biểu cho số phận và con đường của các dân tộc Tây Nguyên. - Gan góc, dũng cảm, trung thực và trước sau trung thành với lý tưởng cách mạng. - Biết vuợt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân. Anh đem nỗi đau riêng nhập vào nỗi đau chung của quê hương, của dân tộc, trưởng thành trong đội ngũ những người cầm vũ khí giải phóng đất nước. - Có tính kỉ luật cao: tuy nhớ nhà, nhớ làng, nhưng phải được cấp trên cho phép mới về và trả phép đúng hạn. 1.2.3. Dít: - Là hiện thân và sự tiếp nối của Mai, là một kiểu cán bộ nòng cốt mới: - Gan góc, kiên trung: từ bé đã đi nuôi cán bộ, giặc bắt được, doạ bắn vẫn không khóc, không khai; chứng kiến cái chết của chi gái và cháu với một bản lĩnh phi thường, biến đau thương thành hành động cụ thể. - Trưởng thành rất nhanh: sau 3 năm gặp lại, Tnú phải ngỡ ngàng trước sự biến đổi của Dít. Cô đã trở thành người lãnh đạo cao nhất ở làng Xô Man, tổ chức làng thành một làng chiến đấu, tổ chức cuộc sống sinh hoạt cho dân làng (rửa chân sạch trước khi lên sàn nhà, uống nước đun sôi…). - Là người giữ nguyên tắc khi làm việc, nhưng lại rất tình cảm với mọi người. 1.2.4. Heng: Là cây xà nu non vừa nhú khỏi mặt đất đã hứa hẹn vòm lá xanh rờn lao vút lên trời như mũi tên nhọn hoắt – đó là thế hệ măng non của núi rừng Tây Nguyên, lớp người kế tục thế hệ hiện tại trong cuộc chiến tranh dài lâu với kẻ thù. 2. Nhận xét chung: Hình ảnh con người Tây Nguyên đủ các thế hệ ấy gợi cho chúng ta một sức mạnh dào dạt vô tận, phẩm chất, khí phách của nhân dân anh hùng, tập thể anh hùng trong thời đại mới – thời đại đánh Mỹ. Hình ảnh những con người ấy để lại ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc vì vừa mang dấu ấn thời đại, vừa đậm đà phong cách Tây Nguyên. TRẦN HỒNG ĐƯƠNG . 2007_ VĂN - De&Da-lần1-Pb -TN THPT_giai de :Ts. TRẦN HỒNG ĐƯƠNG Thí sinh dự thi tại Hội đồng thi Trường THPT Hùng Vương (quận 5, TP.HCM) sau khi làm bài thi môn Vật lý chiều MÔN VĂN -. Trung Thành: - Là một trong những nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam, có nhiều tác phẩm nổi tiếng phản ánh sinh động thực tế đấu tranh hào hùng của đồng bào miền Nam. - Nhiều năm gắn. thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. (Theo Ngữ văn 12-tập một, Sách giáo khoa thí điểm, Ban KHTN, Bộ 2, tr.80, NXB Giáo dục, 2005). Câu 3b (5 điểm): Cảm nhận của anh,

Ngày đăng: 10/07/2014, 11:00

w