Đau cứng khớp vai Sau một lần té chống tay, bạn đi khám bác sĩ và chụp X-quang, mọi việc bình thường nhưng cứ thấy đau vai âm ỉ. Một ngày nào đó, bạn đưa tay ra sau lưng hơi khó, giơ tay lên cao thấy vướng và đau nhói, nhức ri rỉ khi nằm đè lên vai đau Có thể bạn đã bị di chứng đau cứng khớp vai sau chấn thương. Đây là di chứng nặng nề và khó điều trị nhất trong các bệnh lý ở khớp vai. Theo thống kê trên thế giới, đau cứng khớp vai xảy ra 3-5% dân số, như ở VN có thể 2,5-4,3 triệu người bị di chứng này. Chiếm trên 70% là phụ nữ. Di chứng này nếu không điều trị chuyên khoa đúng cách sẽ dẫn đến co rút dày bao khớp vai gây mất chức năng, đau nhức kéo dài lan lên cổ hoặc xuống cả cánh tay, teo cơ, xệ vai, loãng xương vai và giảm chất lượng cuộc sống. Theo các nghiên cứu, di chứng này thường liên quan đến các tình trạng sau: 1. Chấn thương vai: bong gân, giãn dây chằng, trật khớp. 2. Bệnh lý gân chóp xoay vai: viêm, rách gân. 3. Viêm khớp vai, viêm bao hoạt dịch chu vai. 4. Gãy xương đòn, xương bả vai, cánh tay. 5. Bệnh lý cột sống cổ, chèn ép thần kinh. 6. Tiểu đường, bệnh lý tuyến giáp, các bệnh miễn dịch, nội khoa khác 7. Sau mang đai nẹp bất động hay phẫu thuật xương khớp vùng vai. Tại VN tỉ lệ bệnh nhân đau cứng khớp vai sau chấn thương chắc chắn không ít do thói quen nắn sửa khớp không đúng cách, xoa bóp dầu nóng, thuốc rượu, vận động trị liệu và theo dõi sau điều trị phẫu thuật (hoặc không phẫu thuật) của các bệnh nhân không được chú trọng và đúng cách. Điều trị chứng đau cứng khớp vai: Uống hoặc tiêm thuốc kháng viêm, bất động trong giai đoạn đau cấp tính, tập vận động trị liệu không gây đau. Đối với trường hợp nặng, mãn tính mà điều trị 2-3 tháng với các biện pháp trên không hiệu quả, nội soi khớp hoặc mổ mở giải phóng khớp vai là chọn lựa tối ưu. Nội soi khớp vai là phương pháp hiện đại, hiệu quả được ứng dụng rộng rãi trên thế giới và tại VN hơn năm năm qua trong điều trị các chứng trật khớp vai tái hồi do lỏng khớp, rách gân chóp xoay và các tổn thương vùng vai khác. Với chỉ 2-3 lỗ rạch da nhỏ thẩm mỹ, ít bóc tách cắt mô, bệnh nhân ít đau sau mổ và tập vận động trị liệu sớm là ưu điểm của phương pháp này. Sau mổ, bệnh nhân phải được theo dõi kỹ và tập phục hồi chức năng đúng cách, thời gian phục hồi 2-3 tháng. Để phòng tránh diễn tiến đau cứng khớp vai, khi bị đau hoặc chấn thương vùng vai không nên xoa bóp thuốc rượu, dầu nóng; bất động quá mức hoặc nắn sửa không đúng cách. Bệnh nhân nên đến khám và điều trị tại bác sĩ chuyên khoa khớp vai hoặc các bệnh viện chuyên khoa như Chấn thương chỉnh hình, Nhân Dân 115, Chợ Rẫy . vướng và đau nhói, nhức ri rỉ khi nằm đè lên vai đau Có thể bạn đã bị di chứng đau cứng khớp vai sau chấn thương. Đây là di chứng nặng nề và khó điều trị nhất trong các bệnh lý ở khớp vai. Theo. 1. Chấn thương vai: bong gân, giãn dây chằng, trật khớp. 2. Bệnh lý gân chóp xoay vai: viêm, rách gân. 3. Viêm khớp vai, viêm bao hoạt dịch chu vai. 4. Gãy xương đòn, xương bả vai, cánh tay đai nẹp bất động hay phẫu thuật xương khớp vùng vai. Tại VN tỉ lệ bệnh nhân đau cứng khớp vai sau chấn thương chắc chắn không ít do thói quen nắn sửa khớp không đúng cách, xoa bóp dầu nóng,