1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Đau thắt ngực là gì? pdf

6 287 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 131,96 KB

Nội dung

Đau thắt ngực là gì? Ðau thắt ngực là một từ mà bệnh nhân và thầy thuốc hiểu khác nhau, và dùng khác nhau. Người bệnh khi nào thấy đau ở ngực, nhất là ở ngực trái, vùng trước tim, và có cảm giác 'thắt" ở đó, thì cứ tự động chẩn đoán là "đau thắt ngực". Nhưng các bác sĩ lại chỉ dùng từ 'đau thắt ngực" khi khám bệnh nhân thấy có chứng cứ của bệnh động mạch vành (xem đoạn nói về chẩn đoán ở dưới). Nếu chỉ có lời kể "đau thắt ngực" của bệnh nhân mà không có những chứng cứ trên, thì bác sĩ chỉ dùng chữ "đau ngực" chung chung, hoặc quá lắm là "nghi đau thắt ngực”. Vậy đau thắt ngực là gì? Các thầy thuốc theo định nghĩa của các bài giảng bệnh học ở trường, các sách báo y học trong và ngoài nước, theo các từ điển chuyên môn, và cả theo các bài giới thiệu thuốc; họ coi đau thắt ngực là nêu chứng của thiếu máu cục bộ cơ tim, do một trong các động mạch vành bị hẹp, tiếp tế không đủ máu cho cơ tim, cho nên còn gọi là suy vành. Thiếu máu đây là máu để nuôi dưỡng trực tiếp cơ tim, chứ máu từ các tĩnh mạch trở về tim, cũng như máu tim bơm đi nuôi các cơ quan khác vẫn đầy đủ. Vì thế mới gọi là thiế u máu cục bộ, tức là chỉ riêng cơ tim, nói đúng hơn là một vùng của cơ tim bị thiếu máu, chứ không phải thiếu máu toàn thân, người bệnh nhiều khi vẫn hồng hào béo tốt như hoặc hơn người thường! Vấn đề là ở chỗ khi bị thiếu máu cục bộ (hay suy vành) như vậy, thì ít khi người bệnh thấy đau thắt. Thường bệnh nhân chỉ thấy tức ngực, nặng ngực như có gì đè lên, đôi khi hơi tức thở, có lúc lại nóng rát, nói chung người ta có cảm giác khó chịu chứ không đau hẳn. Vị trí khó chịu là ở giữa ngực ngay sau xương ức, cũng có khi ở ngực trái vùng trước tim. Cá biệt có trường hợp đau bụng vùng thượng vị, ngang trên rốn, làm người bệnh thường bị đau do loét dạ dày, viêm dạ dày Những trường hợp điển hình, đau lại xuyên lên trên, đến vai, cổ hàm hoặc lan ra cánh tay, cẳng tay, bàn tay, bên trái hoặc cả hai bên. Như vậy, những cảm giác đau nhói, đau ê ẩm, đau xuyên, và cả cảm giác đau thắt nữa, không nhất thiết phản ánh được tình trạng thiếu máu cục bộ, nghĩa là tình trạng suy vành. Nhiều khi cảm giác đau đó do ngoại tâm thu hoặc do một bệnh ở lồng ngực bên trái như xương, sụn, cơ, dây thần kinh. Có khi lại là một bệnh của các cơ quan gần tim như phổi, màng phổi, thực quản, dạ dày. v.v Sau khi đã thống nhất được rằng đau thắt ngực là một từ "quy ước" để tả cảm giác khó chịu do bệnh động mạch vành, có thể nói thêm vài điều về bệnh này: Ðối tượng chủ yếu hay bị đau thắt ngực (theo nghĩa bệnh động mạch vành) là ai? Ðó là những nam giới, tuổi trên 40, nhiều khi nghiện thuốc lá, cân nặng quá huyết áp cao và hay ngồi một chỗ, ít vận động đi lại, ít thể dục thể thao, ít ra khỏi nhà Những người này, dù đau ngực không "thắt", cũng là đau thắt ngực và cần chữa về động mạch vành. Còn những người như nữ bệnh nhân nói trên tuổi còn trẻ, hoạt động thể lực tương đối tốt, thì dù đau có "thắt" thật, cũng ít có khả năng đau thắt ngực do mắc bệnh động mạch vành, và điều trị không nên nhằm vào động mạch vành mà nên theo hướng khác. Có đặc điểm gì nữa giúp ta chẩn đoán bệnh do động mạch vành? Ðó là đau hay xuất hiện trong những hoàn cảnh đặc biệt, như khi làm nặng, chạy, mang vác nặng, leo dốc hoặc thang gác có khi đau xuất hiện khi ăn no, uống rượu, nhiễm lạnh, hút thuốc lá, hoặc xúc động còn những bệnh nhân nữ trẻ cảm giác đau thắt không liên quan đến những hoàn cảnh đó chắc không phải mắc bệnh động mạch vành. Ðể chẩn đoán đau thắt ngực, những trường hợp điển hình thì dễ, chỉ cần hỏi bệnh kỹ lưỡng (thầy thuốc đừng tiếc thời gian!), nghe tim, đo huyết áp, xét nghiệm máu và ghi điện tim thông thường là đủ: Nhưng đa số trường hợp khó hơn, phải làm thêm các thăm dò phức tạp như ghi điện tim gắng sức hoặc điện tim 24 giờ, theo dõi tác dụng của thuốc v.v Ðặc biệt có khi phải dùng đến một khám nghiệm có độ chính xác rất cao là chụp động mạch vành. Cách chụp này phức tạp và tốn kém, cho nên chi cần làm khi thật cần thiết, hoặc khi chữa bằng thuốc không kết quả, tất nhiên là theo chỉ định của bác sĩ tim mạch. Về điều trị, hiện nay có nhiều thuốc tốt để chữa đau thắt ngực, như các thuốc chẹn beta, các thuốc giãn mạch các thuốc chống đông, các thuốc chặn kênh calci, v.v Chọn thuốc nào cho bệnh nhân nào tất nhiên phải do thầy thuốc chuyên khoa xem xét quyết định. Những trường hợp đau nhiều không đáp ứng với thuốc bác sĩ sẽ gửi đi nong động mạch vành, đặt giá đỡ (Stent), hoặc phẫu thuật bắc cầu nối vv. Những biện pháp này đòi hỏi kỹ thuật trình độ cao, trước đây vẫn phải đi nước ngoài, nay các bác sĩ ta đã thực hiện được ở Hà Nội, điều đó đang là niềm tự hào của môn Tim mạch học Việt nam. Phòng bệnh đau thắt ngực bằng cách nào? Câu hỏi này rất quan trọng vì ai cũng thấy rằng đau thắt ngực ngày càng nhiều ở nước ta. Trước kia, bệnh này chỉ hay gặp ở các nước giàu như châu Âu, châu Mỹ, ở Việt Nam rất khó tìm được một người đau thắt ngực. Nhưng ngày nay, số bệnh nhân đau thắt ngực mỗi năm mỗi tháng lại nhiều hơn, không chỉ ở nước ta, mà nói chung ở các nước đang phát triển quanh ta như ở khối ASEAN. Có phải vì ở những nước này, con người luôn luôn bị căng thẳng tinh thần, phải lo nghĩ cạnh tranh nhiều, tính toán mưu đồ rắc rối sống vội sống gấp. Ðiều đó cũng có phần đúng, nhưng vẫn không phải là nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng đau thắt ngực cũng như các bệnh động mạch vành khác. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính là sự thay đổi lối sống của người dân. Kinh tế càng phát triển, càng dễ gây ra nhiều thói quen có hại cho hệ tim mạch, vận động quá ít, dẫn đến tăng huyết áp, béo phì, tăng cholesterol trong máu Hậu quả của lối sống như vậy là các bệnh động mạch vành, chủ yếu là vữa xơ động mạch gia tăng, dẫn đến đau thắt ngực và nặng hơn nữa là nhồi máu cơ tim. Vì vậy, muốn phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, mà vẫn ngăn chặn được bệnh động mạch vành, cần cải tiến cách sống của các thành viên xã hội. Cần vận động nhân dân bỏ thuốc lá, ăn giảm mỡ giảm muối, tăng thể dục thể thao, và tất nhiên là phải điều trị tốt các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường,béo. Ðó là nội dung môn "Tim mạch học dự phòng", đang ngày càng trở nên quan trọng hơn trong xã hội. . " ;đau thắt ngực& quot; của bệnh nhân mà không có những chứng cứ trên, thì bác sĩ chỉ dùng chữ " ;đau ngực& quot; chung chung, hoặc quá lắm là "nghi đau thắt ngực . Vậy đau thắt ngực là. Đau thắt ngực là gì? Ðau thắt ngực là một từ mà bệnh nhân và thầy thuốc hiểu khác nhau, và dùng khác nhau. Người bệnh khi nào thấy đau ở ngực, nhất là ở ngực trái, vùng. vùng trước tim, và có cảm giác &apos ;thắt& quot; ở đó, thì cứ tự động chẩn đoán là " ;đau thắt ngực& quot;. Nhưng các bác sĩ lại chỉ dùng từ &apos ;đau thắt ngực& quot; khi khám bệnh nhân thấy

Ngày đăng: 10/07/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w