Thủy tức tập đoàn và sứa ống a. Cấu tạo của dạng thủy tức tập đoàn: Dạng tập đoàn khá phổ biến trong lớp Thủy tức. Tập đoàn được bọc trong một màng mỏng. Thành của tập đoàn cũng có các lớp tế bào thành ngoài bao bọc, lớp tế bào thành trong và tầng trung giao như cấu trúc cơ thể của thủy tức đơn độc và đặc biệt là xoang vị của các cá thể trong tập đoàn thông với nhau. Giữa các cá thể trong tập đoàn có sự phân hoá về hình thái và chức năng. Cá thể dinh dưỡng có cấu tạo điển hình của thủy tức (dạng polyp) giữ chức năng bắt mồi, tiêu hoá, còn cá thể đã biến đổi thành trụ sứa (dạng medusa) thì đảm nhận chức năng sinh sản hứu tính. Quá trình hình thành dạng medusa như sau: Các cá thể thủy tức trong tập đoàn giữ chức năng sinh sản sẽ được hình thành từ một chồi sinh sản. Chồi sinh sản là một cuống dài, bên trong rỗng (được gọi là trụ thủy mẫu - blastostyl). Từ trụ thủy mẫu hình thành nên thủy mẫu. Thủy mẫu có cơ thể hình dù, lỗ miệng nằm trên cuống miệng. Xung quanh bờ dù có các tua dù với số lượng là 4 hay bội số của 4, viền quanh bờ dù về phía dưới là rèm dù. Khi thủy mẫu bơi thì rèm dù sẽ hoạt động như một cái van đóng mở và tống nước ra vào. Xoang vị của thủy mẫu phức tạp hơn nhiều so với thủy tức. Ngoài ra còn có các xoang vị trong tua bắt mồi thông với xoang trung tâm của cơ thể. Tầng trung giao đầy nước, mạng thần kinh tập trung thành vòng bao quanh hay hạch và có cơ quan cảm giác phức tạp hơn nhiều so với thủy tức như có cơ quan thị giác (điểm mắt) và cơ quan thăng bằng (bình nang, bên trong có bình thạch) là những đặc điểm thích nghi với đời sống trôi nổi của thủy mẫu. Cấu tạo cơ quan thị giác: Đơn giản nhất là điểm mắt, chỉ có các tế bào sắc tố cảm nhận được sáng và tối. Mức độ cao hơn là hố mắt hay túi mắt gồm nhiều tế bào cảm quang tập trung lại trong một túi hay hố nên có thể phân biệt được cường độ chiếu sáng. Cơ quan thăng bằng dựa trên một nguyên lý hoạt động là lấy lại cảm giác ban đầu khi có sức ép của một hạt nặng lên các tế bào cảm giác bị thay đổi do cơ thể không ở trạng thái thằng bằng. Cấu tạo gồm có bình nang là một túi rỗng, thành túi lát tế bào cảm giác ở mặt trong, bên trong chứa bình thạch. Bình nang hoạt động có thể đảm nhận các chức năng cảm giác thăng bằng, vừa kích thích chức năng hoạt động của bờ dù. b. Cấu tạo cơ thể sứa ống: Nhóm động vật này sống trôi nổi, có hình dạng, kích thước rất thay đổi và đa dạng nhưng chúng có chung một sơ đồ cấu tạo. Tất cả các cơ thể đều xếp xung quanh một dây trụ, trên cùng ở đỉnh trụ là phao nổi do thuỷ mẫu biến đổi thành. Quanh miệng phao nổi có tơ cơ vòng có thể đóng hay mở xoang vị. Đáy xoang vị có tế bào tuyến tiết khí giống với thành phần không khí. Nhờ các cấu tạo này và hoạt động của phao nổi mà tập đoàn sứa ống có thể nổi hay chìm tùy theo việc điều chỉnh lượng khí tiết ra. Dưới các phao nổi là các chuông bơi cũng là một dạng biến đổi của thuỷ mẫu. Chuông bơi giúp cho sứa ống di chuyển được. Dọc theo các dây trụ là các cơ thể dinh dưỡng và sinh sản xếp thành nhóm. Mỗi cơ thể dinh dưỡng có cấu tạo gồm tấm che, tua săn mồi (có thể phân nhánh hay không), cơ thể tiêu hoá thức ăn do tua săn mồi chuyển đến, cơ thể bài tiết. Tất cả các cơ thể dinh dưỡng đều là sự biến đổi của dạng cơ thể thuỷ tức, còn các cơ thể sinh sản thì là sự biến đổi của dạng thuỷ mẫu. c. Sinh sản và phát triển của thủy tức tập đoàn và sứa ống: Các cá thể dạng thủy tức (polyp) của thủy tức tập đoàn chỉ có thể sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi. Còn các cơ thể sinh sản hữu tính có khác nhau hình thành các mầm sứa, có nghĩa là sự sinh sản chỉ xảy ra ở dạng thủy mẫu. Thủy mẫu phân tính, tuyến sinh dục nằm trong lòng dù, ngay dưới các ống vị, hay trên cuống miệng ở giữa lớp tế bào thành ngoài và tầng trung giao. Hình 3.5 Cấu tạo sứa ống (theo Khelodlkosky) 1. Phao nổi; 2. Chuông bơi; 3.Cá thể sinh dục; 4. Cá thể dinh dưỡng; 5. Dây bắt mồi; 6 và 8. Nắp che; 7. Cá thể tiết Các tế bào sinh dục đực và cái tập trung ở dưới các ống vị phóng xạ, sau khi chín được giải phóng ra ngoài qua các vết nứt thành cơ thể. Quá trình thụ tinh và phát triển xảy ra trong nước (thụ tinh và phát triển ngoài). Trứng phân cắt đều, phôi vị hình thành theo lối di nhập, tức là các tế bào ở cực dinh dưỡng di chuyển vào xoang phôi, dần dần lấp đầy, sau đó chia thành 2 lớp tế bào được gọi là lá phôi trong và lá phôi ngoài. Sau đó phát triển thành ấu trùng planula. Ấu trùng planula có lông bơi phủ mặt ngoài, bơi lội trong nước một thời gian, sau đó ấu trùng bám vào giá thể. Trong cơ thể ấu trùng bắt đầu hình thành xoang vị, đầu kia sẽ hình thành tua miệng để cho cá thể dạng thủy tức. Cá thể này tiếp tục mọc chồi để cho tập đoàn thủy tức Ở tập đoàn sứa ống, trứng và tinh trùng được hình thành trong các cá thể sinh sản đực và cái. Sau khi thụ tinh sẽ hình thành hợp tử và phát triển thành ấu trùng planula bơi lội tự do trong nước. Sau đó ấu trùng planula sẽ biến đổi thành dạng ấu trùng phức tạp hơn để mọc chồi cho tập đoàn sứa ống mới. Hiện tượng xen kẽ thế hệ: Lối sinh sản của tập đoàn thủy tức cho thấy hình ảnh đặc sắc về hiện tượng xen kẽ thế hệ của động vật. Đây là kiểu sinh sản có xen kẽ 2 hình thái polyp và medusa tương ứng với sinh sản vô tính và hữu tính. Tuy nhiên nếu nhìn rộng ra thì thấy có xu thế tiêu giảm một trong hai giai đoạn (không bằng nhau), thậm chí tiêu giảm hẳn một giai đoạn. Ví dụ thủy tức nước ngọt thì không có dạng thủy mẫu, còn thủy tức nước mặn thì dạng thủy mẫu ưu thế. Hiện tượng xen kẽ thế hệ có ý nghĩa quan trọng giúp loài mở rộng vùng phân bố và đổi mới vốn di truyền. . Thủy tức tập đoàn và sứa ống a. Cấu tạo của dạng thủy tức tập đoàn: Dạng tập đoàn khá phổ biến trong lớp Thủy tức. Tập đoàn được bọc trong một màng mỏng. Thành của tập đoàn cũng. thuỷ tức, còn các cơ thể sinh sản thì là sự biến đổi của dạng thuỷ mẫu. c. Sinh sản và phát triển của thủy tức tập đoàn và sứa ống: Các cá thể dạng thủy tức (polyp) của thủy tức tập đoàn. bào thành trong và tầng trung giao như cấu trúc cơ thể của thủy tức đơn độc và đặc biệt là xoang vị của các cá thể trong tập đoàn thông với nhau. Giữa các cá thể trong tập đoàn có sự phân