Động vật Có móc vừa có nhiều đặc điểm của Giun đốt, vừa có nhiều đặc điểm của Chân khớp.. Các đặc điểm đó thể hiện như sau: Cơ thể phân đốt đồng hình, mỗi đốt có đôi chi bên không phân đ
Trang 1Ngành Có móc (Onychophora)
Ngành Có móc có khoảng 70 loài, cơ thể hình giun, kích thước nhỏ (khoảng vài cm), sống trên cạn, có móc ở phần phụ chuyển vận, di chuyển chậm chạp Phân bố rộng
ở các vùng nóng ẩm của nhiệt đới, thường sống dưới các thảm lá mục, vỏ cây khô
(hình 8.3)
Trang 2
Động vật Có móc vừa có nhiều đặc điểm của Giun đốt, vừa có nhiều đặc điểm của Chân khớp Các đặc điểm đó thể hiện như sau: Cơ thể phân đốt đồng hình, mỗi đốt có đôi chi bên không phân đốt, có móc (vuốt) ở tận cùng Đôi phần phụ thứ 2 biến đổi thành hàm, còn đôi phần phụ thứ 3 biến đổi thành nhú miệng tiết chất dính
Trang 3Đã có ống khí quản sơ khai Hiện nay chỉ mới biết có một lớp là Ống khí nguyên thuỷ
(Prototrachaeata)
Cơ thể dài tới 15cm, phân đốt đồng hình, có
khoảng 13 – 43 đốt Mỗi đốt mang một đôi chi bên không phân đốt và có móc tận dùng Đầu chưa phân hoá rõ ràng Phần phụ đầu gồm có:
1 đôi râu phân đốt giả, có đôi mắt đơn cấu tạo theo kiểu giun đốt nằm phía sau đôi râu
Trong miệng có đôi hàm kitin, hai bên đầu
có đôi nhú miệng tiết chất dính tấn công và
tự vệ Nếu bị kích thích thì đôi hàm này
có thể phóng chất dính xa tới 15m Thành cơ thể cấu tạo tương tự như giun đốt: Từ ngoài vào trong là lớp cuticum mỏng, tiếp theo là lớp biểu
mô đơn sau đó là lớp mô liên kết, rồi đến bao cơ
có lớp cơ vòng, lớp cơ dọc và lớp cơ xiên (tế
Trang 4bào cơ là cơ trơn) Trong cùng là biểu mô thể xoang Thể xoang hỗn hợp
Nội quan gồm có: Hệ tiêu hoá gồm ruột trước (có hầu, thực quản), ruột giữa và ruột sau Đổ vào khoang miệng có tuyến nước bọt Hệ thần kinh có não (phân chia thành não trước, não
giữa và não sau), có 2 dây thần kinh bụng chạy dọc và các cầu nối ngang Giác quan ngoài râu còn có các nhú cảm giác ở mặt ngoài cơ thể Hệ
hô hấp là các ống khí không phân nhánh đổ ra ngoài qua lỗ thở trên bề mặt cơ thể Hệ tuần
hoàn có ống tim dài nằm trên ruột, các lỗ tim xếp phân đốt, không có mạch máu Hệ bài tiết là các đôi ống tương đồng với đôi ống thể xoang và cấu tạo khá giống với hậu đơn
thận của giun đốt (hình 8.4)
Trang 5Có móc phân tính Cơ quan sinh dục có cấu tạo đơn giản, ống dẫn sinh dục đổ ra ngoài ở đốt áp chót Thụ tinh trong là chủ yếu nhưng cũng có trường hợp tinh trùng chui qua da như ở một số loài sán lông và đỉa Hầu hết đẻ con Phát triển trực tiếp
Trang 6Hàng loạt đặc điểm đã cho thấy động vật có
móc có quan hệ họ hàng gần gũi với giun đốt như cơ thể phân đốt đồng hình, mắt cấu tạo
giống nhau, bao cơ và phần phụ không phân đốt Bên cạnh đó lại có hàng loạt đặc điểm thể hiện lại gần gũi với động vật chân khớp như có thể xoang hỗn hợp, có cơ quan miệng (phần phụ của miệng), tim có các đôi lỗ tim, có ống khí (khí quản), di chuyển bằng chân Mặt khác cấu tạo của hệ sinh dục, quá trình phát triển phôi, lại thể hiện tính chất chuyên hoá Ngay trong một
hệ cơ quan đã thể hiện tính chất trung gian giữa hai nhóm động vật giun đốt và chân khớp như
hệ thần kinh bậc thang (giống giun đốt, còn
có não 3 phần lại là giống ghân khớp) Từ đó có thể nghĩ rằng động vật có móc được hình thành
từ giun đốt, sớm tách thành một nhóm riêng, thích nghi với điều kiện sống trên cạn, tiến hoá song song với động vật chân khớp ở cạn
Trang 7Hiện biết khoảng 100 loài, sống trong rừng nhiệt đới ẩm (các nước thuộc Trung và Nam Mỹ, Ấn
Độ, Mã Lai, Tân Đảo, Tân Tây Lan và Ôxtrâylia), dưới thảm mục, hang hốc… Có thể ăn thịt, ăn tạp và ăn cỏ Hoá thạch có từ giữa Cambri trong trầm tích biển, hình thái gần giống với các đại diện hiện sống (chỉ sai khác một số đặc điểm như chưa có ống khí, phân đốt chưa rõ ràng, tận cùng chân có tơ, hàm chưa rõ, không có
nhú tuyến dính, râu dạng lược) Đại diện có các giống như Peripatus (châu
Mỹ), Peripatopsis (châu Phi), Peripatoides (châu Úc)
Thảo Hiên (Theo giáo trình ĐVKXS)