Ống tiêu hoá Có cấu tạo điển hình gồm các phần sau: Khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột chia làm 3 phần khác nhau và hậu môn.. Do thành phần thức ăn của thú rất khác nhau nên cấu
Trang 1Hệ tiêu hoá của lớp Thú (Mammalia)
1 Ống tiêu hoá
Có cấu tạo điển hình gồm các phần sau:
Khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột (chia làm 3 phần khác nhau) và hậu môn Do thành phần thức ăn của thú rất khác nhau nên cấu tạo ống tiêu hoá (nhất là khoang miệng) và tuyến tiêu hoá cũng rất khác nhau ở các nhóm thú
Khoang miệng
Trang 2Chia thành khoang miệng trước và khoang
miệng chính thức: Khoang miệng trước hình
thành do có môi và má Đặc biệt vòi voi do môi trên và mũi hình thành Khoang miệng sau là phần nằm sau hàm răng thông với 3 đôi tuyến nước bọt - Tuyến nước bọt lớn, nằm dưới lưỡi, sau lưỡi và mang tai
- Răng: Ở thú răng dị hình, có 4 loại là răng cửa, răng nanh, răng trước hàm và hàm Răng thú cắm vào lỗ chân răng của xương hàm, chất
xương bên trong được hình thành từ trung bì, bọc ngoài là một lớp men có nguồn gốc ngoại bì, có một khoang rỗng chứa tủy răng, mạch máu và dây thần kinh Răng thú gồm răng cửa, răng nanh, răng trước hàm và răng hàm Vai trò của các loại răng khác nhau: Răng cửa cắt thức ăn, răng nanh để cắn, xé mồi, răng
trước hàm và răng hàm chính thức nghiền thức
Trang 3ăn Nha thức (hay công thức răng) được ký hiệu bằng một phân số mà tử số là số răng mỗi loại của nửa hàm trên, còn mẫu số là số răng của nửa hàm dưới Các chữ cái ký hiệu là I (răng cửa), C (răng nanh), P (trước hàm) và M (răng hàm) Ví dụ ở trâu bò: I 0/3; C 0/1; P 3/3; M 3/3 hay viết 0033/3133 =32 răng Nha thực của
chuột (Rattus) I 1/1; C 0/0; PM 0/0; M 3/3 = 16 răng Răng có thể mọc dài liên tục, gọi là răng cao (ngà voi nặng tới 80kg/đôi, răng chuột nếu không mài liên tục thì có thể dài tới 1 mét), hay phát triển chỉ có giới hạn (răng ngắn)
Trang 4- Lưỡi thú ở trong xoang miệng chính thức,
thường có bản rộng dùng để lấy thức ăn và đưa thức ăn vào răng lúc nhai Một số loài lưỡi có chất dính để bắt mồi (tê, thú ăn kiến)…
Hầu
Trang 5Hầu ở sau khẩu cái, mềm, ngắn, thông với khí quản, ống eustachi và lỗ mũi trong
Thực quản
Thực quản của thú là một ống cơ, chủ yếu là cơ trơn đàn hồi, xuyên qua cơ hoành đến dạ dày
Ở động vật nhai lại, thành thực quản có nhiều
cơ vân nên chúng có thể chủ động ợ thức ăn lên để nhai lại
Dạ dày
Dạ dày thú phân biệt rõ với thực quản, gồm
thượng và hạ vị Một số loài thú có dạ dày chia thành 3 phần (cá voi) hay 4 phần (trâu bò )
Nhóm thú ăn thực vật, trong dạ dày có trùng roi,
vi khuẩn sống cộng sinh giúp cho quá trình tiêu hoá
Trang 6Dạ dày của nhóm nhai lại (theo Raven)
1 Ruột non; 2 Dạ cỏ; 3 Hầu; 4 Dạ tổ ong; 5
Dạ lá sách; 6 Dạ múi khế
Ruột và hậu môn
Ruột thú phân hóa phức tạp: Manh tràng ở thú
ăn thực vật rất phát triển, có nhiều vi sinh vật cộng sinh như dạ cỏ của nhóm động vật nhai lại Một số loài có ruột thừa, đó là một đoạn ngắn hình giun nằm ở đáy ruột tịt, trên thành ruột
thừa có nhiều bạch huyết Ruột già hấp thụ
nước và các chất dinh dưỡng đã tiêu hoá
Trang 7Thành ruột sau có nhiều tuyến chất nhầy, hấp thụ nước Ống tiêu hoá của thú thay đổi tùy thuộc vào loại thức ăn
2 Tuyến tiêu hoá
Trang 8Tuyến tiêu hoá của thú hoàn chỉnh:
- Gan lớn, có túi mật, một số loài như chuột nhắt, lạc đà, cá voi, ngựa không có
túi mật Gan tham gia đồng hóa đạm, béo,
đường…
- Tụy của thú tập trung thành tuyến, màu trắng đục gần hạ vị, tiết nhiều men tiêu hóa quan trọng và hormôn insulin
Trang 9Cấu tạo tuỵ ở thú (theo Raven)
1 Túi mật; 2 Ống dẫn mật chung; 3 Ống dẫn tuỵ; 4 Ruột non; 5 Tuỵ ; 6 Tế bào bêta; 7 Tế bào anpha ở đảo Langerhans
Quỳnh Hoa