1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tiểu Máu (Kỳ 3) docx

7 223 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 108,23 KB

Nội dung

Tiểu Máu (Kỳ 3) Chẩn đoán hình ảnh: có vài cách để quan sát được hệ niệu, bao gồm siêu âm thận, chụp bể thận qua đường tĩnh mạch (IVP) và CT scan.  Siêu âm là cách dùng sóng âm có tần số cao để "nhìn" thấy được những cấu trúc bên trong cơ thể.  Thường đây sẽ là một trong những phương tiện chẩn đoán hình ảnh được sử dụng đầu tiên vì nó đơn giản và phổ biến.  Siêu âm được dùng cho phụ nữ có thai vì nó không có những sóng bức xạ có thể làm tổn thương đến thai nhi.  Nó có ích trong việc quan sát sự phì đại của thận do những tắc nghẽn như sỏi, ung thư, phì đại tiền liệt tuyến hoặc bị nghẽn.  IPV là phương pháp chụp X quang đường niệu  Một loại thuốc nhuộm vô hại sẽ được đưa vào tĩnh mạch bệnh nhân, thuốc này sẽ được thận lọc và tạo ra hình ảnh tương phản, do đó sẽ dễ dàng nhìn thấy thận hơn.  Một chuỗi phim X-quang sẽ được chụp trong vòng 30 phút để xem xét sự tắc nghẽn hoặc những vấn đề khác.  Phương pháp này rất hữu ích để đánh giá thận và niệu quản nhưng lại kém hiệu quả khi dùng để đánh giá bàng quang, tiền liệt tuyến hoặc niệu đạo.  Nó có thể xác định được vị trí chỗ tắc, sỏi hoặc khối u.  Cần phải cẩn thận khi sử dụng trên người lớn tuổi và những người bị tiểu đường hoặc đã có bệnh thận từ trước vì thuốc nhuộm cản quang có thể gây ra hội chứng thận hư.  CT scan cũng tương tự như X-quang nhưng cho kết quả chi tiết hơn  Rất tốt để khảo sát sỏi trong hệ niệu  Có thể thực hiện mà không cần sử dụng thuốc cản quang, do đó nó đặc biệt hữu ích đối với những người đã có bệnh thận từ trước. Nếu sỏi và nhiễm trùng được loại trừ, cần phải thực hiện những xét nghiệm khác để tìm những nguyên nhân gây tiểu máu hiếm gặp hơn. Có sự gia tăng nguy cơ bị những nguyên nhân gây tiểu máu nguy hiểm đặc biệt ở những người lớn tuổi. Những người trên 40 tuổi cần phải xác định xem có phải ung thư đang hiện diện ở hệ niệu hay không. Thường được thực hiện ở những bệnh nhân điều trị ngoại trú. Soi bàng quang: thường được các bác sĩ chuyên khoa niệu thực hiện  Một ống nhỏ với camera ở đầu ống được đưa vào thông qua niệu đạo để quan sát bàng quang, tiền liệt tuyến (ở nam) và niệu quản. Đầu tiên bạn sẽ được cho thuốc để thư giãn và giảm sự khó chịu của thủ thuật.  Thủ thuật này thường kéo dài trong khoảng 10 phút.  Soi bàng quang có thể xác định được hầu hết những nguyên nhân ở đường tiểu dưới, đặc biệt là ung thư bàng quang và tiền liệt tuyến. Tế bào học: ở xét nghiệm này, người ta sẽ nghiên cứu một mẫu tế bào lấy từ đường tiểu dưới.  Nếu bạn bị ung thư thì sẽ thấy xuất hiện những tế bào ung thư ác tính.  Các tế bào này sẽ được nghiên cứu dưới kính hiển vi và so sánh với những tế bào hệ niệu bình thường. Điều trị Tại nhà: Nếu bạn thấy máu trong nước tiểu, đừng có gắng tự điều trị bằng thuốc tại nhà mà hãy đến bác sĩ ngay lập tức. Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiểu, bạn sẽ được cho kháng sinh trong vòng 3 đến 14 ngày, tùy thuộc vào phần nào của đường niệu bị nhiễm trùng. Nếu bạn bị sỏi niệu, cố gắng uống nhiều nước để giúp sỏi trôi đi và phòng ngừa sự tạo sỏi. Có thể bạn cũng sẽ cần thuốc giảm đau. Tại bệnh viện: Có nhiều nguyên nhân gây tiểu máu. Một số không quan trọng và không cần điều trị và thường tự khỏi. Một số khác có thể rất nghiêm trọng và cần phải điều trị tức thời. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân ẩn đằng sau. Sỏi niệu: trong hầu hết các case sỏi niệu, bạn sẽ được yêu cầu uống nhiều nước và các loại thức uống khác và sử dụng thuốc giảm đau.  Hầu hết sỏi sẽ tự trôi khỏi hệ niệu.  Một trong những phương pháp điều trị là dùng sóng âm để tán sỏi thành những mảnh nhỏ hơn và có thể dễ dàng trôi ra ngoài, có thể sẽ đau một chút ít.  Một phương pháp khác là dùng ống soi bàng quang để tìm sỏi trong niệu quản và gắp chúng rồi lấy ra ngoài bằng đồ nạo. Nhiễm trùng niệu: mục tiêu điều trị là tìm cách loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng, nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây tiểu máu. Nếu bạn không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác, bạn sẽ được cho uống kháng sinh trong vòng từ 3 đến 14 ngày, tùy thuộc vào nguồn gốc nhiễm trùng. Phì đại tiền liệt tuyến lành tính: đôi khi tránh những loại thức ăn hoặc thuốc kích thích tiền liệt tuyến có thể giúp tiền liệt tuyến thu nhỏ lại. Đôi khi cũng cần phải sử dụng thuốc. Tác dụng của thuốc: nếu thuốc là nguyên nhân gây tiểu máu thì nên ngưng sử dụng chúng. Nhưng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ngừng thuốc. Bị tắc nghẽn đường niệu: cần phải phẫu thuật hoặc dùng những thủ thuật khác để sửa chữa hoặc giải phóng đường niệu khỏi sự tắc nghẽn. Tổn thương: nó có thể lành theo thời gian hoặc cần phải phẫu thuật hoặc dùng những thủ thuật khác để sửa chữa tổn thương và loại bỏ những mô bị tổn thương. Theo dõi Theo dõi rất quan trọng đối với tiểu máu  Trong trường hợp lý tưởng, bạn sẽ phải tái khám sau 1 - 2 tuần để được đánh giá lại hệ niệu để chắc chắn là đã hết tiểu máu.  Nếu vẫn còn tiếp tục tiểu máu, đến gặp bác sĩ niệu khoa ngay lập tức.  Bạn cũng cần uống nhiều nước, sử dụng những loại thuốc được yêu cầu. Nam giới trên 50 tuổi và không tìm được nguyên nhân tiểu máu nên kiểm tra hằng năm để tầm soát ung thư tiền liệt tuyến. Tiên lượng Tiên lượng tùy thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu. Tiên lượng đối với hầu hết trường hợp là tốt, vì hầu hết những trường hợp tiểu máu đều có thể trị được. Những bệnh nhân còn khỏe có thể được điều trị ngoại trú. . trọng đối với tiểu máu  Trong trường hợp lý tưởng, bạn sẽ phải tái khám sau 1 - 2 tuần để được đánh giá lại hệ niệu để chắc chắn là đã hết tiểu máu.  Nếu vẫn còn tiếp tục tiểu máu, đến gặp. hiện những xét nghiệm khác để tìm những nguyên nhân gây tiểu máu hiếm gặp hơn. Có sự gia tăng nguy cơ bị những nguyên nhân gây tiểu máu nguy hiểm đặc biệt ở những người lớn tuổi. Những người. Tiểu Máu (Kỳ 3) Chẩn đoán hình ảnh: có vài cách để quan sát được hệ niệu, bao gồm siêu âm thận, chụp

Ngày đăng: 10/07/2014, 07:20