Địa Lý - Hành Chánh Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh Với sưu tập bản đồ, biểu đồ, hình ảnh, hiện vật phòng trưng bày khái quát quá trình hình thành và phát triển của Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh về mặt địa lý, hành chính. Từ một đô thị được quy hoạch cho 50.000 dân đến hiện nay thành phố có trên 6 triệu dân. Các bản đồ cổ lập nên từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVII, cho thấy mạng sông rạch là yếu tố cơ bản của cấu trúc thành phố. Hiện nay, hệ thống sông rạch ấy được thay thế bằng những đại lộ (đường Hàm Nghi, Nguyễn Huệ…). Bản đồ Sài Gòn 1623 - 1679 Đây là giai đoạn hình thành, khẳng định Sài Gòn làm thủ phủ của Gia Định. Trên bản đồ có thể hiện: đường giao thông từ Sài Gòn đi miền Tây, Cao Miên, Đồng Nai cho thấy Sài Gòn lúc bấy giờ đã là một thị trấn, một đầu mối giao thông một địa điểm chiến lược khá quan trọng, với các cơ quan quân sự như Đồn dinh của quan Điều Khiển của tổng tham mư và quân trại hộ vệ, các cơ quan hành chính cho cai bộ và ký lục, có kho Quản thảo hay Đồn thu thuế lớn, đồn lũy dinh thự của phó vương Nặc Nộn, có phố chợ buôn bán, xóm làng mà lưu dân đã thành lập… dân số của Sài Gòn khi ấy có khoảng 10.000 người. Đồn thu thuế (lập năm 1623, toạ lạc ngay bên bờ sông Sài Gòn cũ, nơi giao điểm của nhiều lưu dân Việt Nam đã khai thác quanh đó. Doanh trại của phó vương Nặc Nôn: đặt ở Sài Gòn trong khoảng từ năm 1674 đến 1690, phỏng đoán gần chùa Cây Mai. Đồn dinh ở Tân Mỹ: đồn lập đầu năm 1679 gần ngã tư Cống Quỳnh – Nguyễn Trãi ngày nay, làm chỗ cho quan Tổng tham mưu cư trú. Thành Bát Quái (1790 - 1835) Thành được xây theo họa đồ của hai sĩ quan Pháp Olivier và Le Brun, sử dụng 30.000 dân phu, ngày 4 tháng 2 năm Canh Tuất (1790) bắt đầu xây dựng thành tại làng Tân Khai, hình hoa sen, mở ra 8 cửa, có 8 con đường ngang dọc, từ Đông đến Tây dài 648,55m, chiều Nam – Bắc cũng bằng vậy, tường cao 6,334m, chân tường dày 36, 554m, hào thành sâu 6,821m, hào rộng 75,525m, xây cầu ngang, ngoài đắp lũy bằng đất chu vi 3.829,118m. trên thành có trụ cờ Vọng đẩu cao 60,907m. còn gọi là thành Qui, nằm giữa 4 con đường hiện nay mang tên: Đinh Tiên Hoàng (đông), Nam Kỳ Khởi Nghĩa (tây), Lê Thánh Tôn (nam), Nguyễn Đình Chiểu (bắc). Mặt tiền hướng về hướng Đông – Nam. Xây bằng đá tảng Biên Hòa, gạch nung, đắp bằng đất tùy theo chỗ kiến trúc cần thiết. Thành nội gồm nhiều cơ quan và công thự chính yếu: Thái miếu, dinh Hành tại, kho Từ ích, cuộc Chế tạo, kho Tiền bạc, kho Đồn điền, Trại súng, kho Hoả dược, các trại lính bố trí xung quanh. Ngoài thành có Xưởng thủy, Xưởng voi, Trường thuốc súng, Sứ quán, Trường tiền… xuất phát từ thành có 3 đường thiên lý quan trọng: đường ra Bắc, đường về Tây, đường đi Cao Miên. Bản đồ Sài Gòn 1795 Bản đồ này do Le Brun, một sĩ quan người Pháp của Nguyễn Anh vẽ năm 1795. Theo bản đồ này ta thấy một hệ thống đường bộ có hình bàn cờ và nhiều cơ sở hành chính, sản xuất, tín ngưỡng nằm bao quanh thành Bát Quái. Đó là kho hàng thực phẩm (P), xưởng gạch (T), xưởng đúc tiền (O), xưởng đóng thuyền (R), chùa Cây Mai (U), Chợ Lớn (V). Ngoài khu dân cư ở Sài Gòn còn có khu dân cư khá quan trọng ở Chợ Lớn hiện nay. Quận 4 đông đúc hiện nay vẫn còn là vùng đất hoang sơ, có một đoạn đường đất nối rạch Bến Nghé đến đồn Vàm Cỏ. Ngôi thành Bát Quái được xây dựng năm 1790, bản đồ Le Brun cho thấy một con kênh khá nối liền thành Gia Định với sông Sài Gòn, tạo sự thuận lợi cho giao thông và vận tải bằng đường thủy vào trong thành. Sắc phong vua Thành Thái: (Ngày 9 tháng 10 năm Thành Thái thứ 4) (Nhằm ngày 30/11/1892) Nội dung: Theo trời dấy vận, Hoàng đế ban lời chế rằng. Trẩm nghe tôi con hết lòng với nghĩa, đem dạ thờ cha mà thờ vua, triều đình theo loại ban ơn, ngụ ý khuyên trung bằng khuyên hiếu. Tiếng là theo nghĩa thật chỉ do tình. Nay Bùi Văn Vũ đã quá cố vốn được tặng là Tín Nghĩa đô úy Phó Quản Cơ cha của vợ úy Thư chưởng vệ quyền giữ ấn triện doanh Long Vũ Bùi Văn Bằng người giữ vẹn đạo người, nối dài đức trước, hiệu tốt, để sáng đức xưa nay đặc biệt gia tăng ngươi là Minh nghĩa đô úy quản cơ, ban cho cáo mệnh. Than ôi, chức cao đã thăng, chấn hoàng tuyền vinh diệu, lòng thành nên dốc, hưởng ơn nước lâu dài, làm tỏ đức thơm, vâng theo mệnh sáng. Kính đấy. Nguyễn Hữu Cảnh với sự thiết lập nền hành chính tại Đồng Nai – Gia Định Mùa xuân tháng 2 năm Mậu dần (1698) Nguyễn Hữu Cảnh bấy giờ là trấn thủ dinh Bình Khang, được lệnh chúa Nguyễn dẫn quân lính lên đường vào Nam, kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố, lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (tức đất Gia Định ngày nay). Mỗi nơi đều đặt chức lưu thủ, cai bạ, ký lục và các cơ đội thuyền thuỷ bộ tinh binh và thuộc binh. Từ năm 1698 – 1779 (Nguyễn Vương khôi phục phần đất Nam bộ) không có sự thay đổi nào về mặt hành chính. Tuỳ theo nhân khẩu hay hộ mà gọi là thôn, phường, lân, ấp. Về cách đặt tên lúc ban đầu, Nguyễn Hữu Cảnh có dụng ý khi chọn các mỹ từ. Tên phủ Gia Định muốn nói lên vùng đất này từ nay đã được xếp đặt ổn định, tốt đẹp, không thay đổi, xáo trộn nữa, dân chúng được an cư lạc nghiệp. Khi đặt tên cho huyện Phước Long là huyện địa cầu của Nam bộ, ông mong muốn cho dân chúng ở đây được hưởng phước đầy, vĩnh viễn sống trong cảnh sung túc. Tên huyện Tân Bình nghĩa là vùng đất mới bình định xong, dân chúng từ nay được an cư lạc nghiệp. Bấy giờ Nguyễn Hữu Cảnh lấy sông Sài Gòn làm ranh giới thiên nhiên cho hai huyện Phước Long và Tân Bình lúc đó bao gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, các huyện Hóc Môn, Cần Giờ, Nhà Bè, Củ Chi, toàn tỉnh Tây Ninh, toàn tỉnh Tây Ninh, một phần tỉnh Long An ngày nay. Còn huyện Thủ Đức bấy giờ là tổng Bình An thuộc huyện Phước Long. Công việc sắp xếp hành chính đi đôi với lập bộ đinh và bộ điền. Về bộ đinh do sự kê khai của hào lý từng thôn ấp, tổng kết lại toàn phủ Gia Định có trên 40.000 hộ ước tính khoảng 200.000 nhân khẩu. Bản đồ Trần Văn Học 1815 Những hoạt động phong phú về kinh tế, văn hóa của cư dân được thể hiện rất rõ trên bản đồ này. Nhiều khu dân cứ xuất hiện, rải rác theo các con lộ và các con kênh, quan trọng nhất là bờ Bắc của rạch Bến Nghé. Ta thấy Phường Đúc chợ Quán vẫn còn hoạt động và các xóm thủ công khác như Xóm Chiếu, xóm Đệm Buồm, Xóm Cốm, Xóm Lò Rèn, Xóm Chỉ, Xóm Dầu, Xóm Lò Gốm, chợ Bến Thành. Xưởng đóng thuyền đã có một bước phát triển rất lớn. Những chiếc thuyền lớn, chở cả trăm người cùng 36 súng thần công đã được đóng tại đây. Người nước ngoài vào đến Đàng Trong vào thời ấy đã cho biết rằng chỉ trong hai năm, Nguyễn Anh cho đóng 300 chiếc thuyền có trang bị thần công và trong 10 năm, số chiến thuyền của ông lên đến 1200 chiếc. Sài Gòn - Gia Định thời ấy đã là một nơi đô hội, sầm uất. Không gian đô thị của Sài Gòn đã dần lan tỏa ra. Bản đồ này cho thấy không gian đô thị ấy có hai hạt nhân quan trọng là vùng quận 1 hiện nay và vùng Chợ Lớn. Hai hạt nhân nằm cách nhau khá xa nếu dựa các phương tiện giao thông thô sơ thời ấy, nhưng lại được nối với nhau bằng con rạch Bến Nghé huyết mạch, là con đường lúa gạo từ các tỉnh miền Tây đến cảng Sài Gòn. Bản đồ năm 1898. Trong khoảng thời gian này người ta bắt đầu gọi Sài Gòn là “Paris của Viễn Đông”, Tổng thống ra sắc lệnh lấy Sài Gòn làm thủ phủ của toàn quyền Đông Dương và thiết lập Phủ Toàn quyền tại Sài Gòn, Sài Gòn biến đổi nhanh chóng. Các bản đồ thể hiện cảnh quan sầm uất và ngăn nắp của đô thị Sài Gòn. Con kênh Lớn đã được lắp trở thành đường Charner (1889). Đây là thời kỳ có nhiều công trình xây dựng mang tính đô thị hiện đại như con đường xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho dài 71 km (chính thức khai thác ngày 20/7/1885), Nhà trưng bày sản phẩm xứ thuộc Nam Kỳ (nay là bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh 1890), đường dây thép Sài Gòn – Qui Nhơn – Đà Nẳng – Huế – Vinh – Hà Nội dài 2.000 km (22/3/1888), đường dây điện thoại, đường dây điện thoại đầu tiên ở Đông Dương (1889), đường liên lạc điện báo Sài Gòn – Băng Cốc được mở cho thương mại (16/7/1893), khởi công xây dựng Xã Tây (còn gọi là dinh Đốc Lý, tòa Đô Thành, khánh thành năm 1908). Nhóm hiện vật: Đại Nam quốc toàn đồ: Bản vỗ rập “Đại Nam Quốc toàn đồ” do ông Hường Thiết vẽ và khắc năm 1890, được ông Vĩnh Tuấn tặng Bảo tàng Cách mạng năm 1980. Bản khắc thể hiện đầy đủ lãnh thổ Việt Nam: sông núi, quần đảo, bán đảo, vịnh, cửa biển, bờ biển, kể cả một số thuộc quốc cũ của nước ta như Thuỷ xá, Hoả Xá, Thạch Bích. Nước Việt Nam phía Bắc giáp Trung Quốc phía Tây giáp Ai Lao, Cao Miên, phía Đông là Đại Đông Dương Hải; phía Tây Nam có vịnh Thái Lan. Tổ quốc Việt Nam thống nhất, liền một dãi từ cực Bắc, các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng đến cực nam; mũi Cà Mau. Tỉnh lỵ của từng tỉnh và ranh giới mỗi tỉnh được xác định rõ trên bản đồ, cùng đường bộ chạy từ Nam Quan đến thành Gia Định và tiếp về phương Nam. Cụ Hường Thiết còn tận dụng những khoảng trống trên bản đồ để khắc thêm 6 lời ghi chú nhằm làm rõ đặc điểm từng vùng, như: nước Cao Miên, Đại Đông Dương Hải, sông Cửu Long… Bản vỗ vập này được khắc năm 1890, sau khi nước Việt Nam rơi vào tay Pháp và được chia làm 3 kỳ với 3 chế độ chính trị khác nhau song bản “Đại Nam Quốc toàn đồ:” thể hiện khát vọng thống nhất của dân tộc Việt Nam. Nước Việt Nam là một mãi là chân lý tự ngàn xưa đến muôn đời sau. Ấn đồng “tả quân chi ấn” Trong lịch sử hơn 300 năm xây dựng và phát triển vùng đất Gia Định, Lê Văn Duyệt có vai trò rất to lớn. Hai lần được cử làm Tổng trấn thành Gia Định – lần thứ nhất từ năm 1813 đến năm 1816; lần thứ 2 từ năm 1820 đến khi ông mất năm 1832 – Lê Văn Duyệt rất cương trực, nghiêm minh, và cũng hết lòng chăm lo đời sống nhân dân. Những đóng góp của ông về các mặt đã được bao đời nhân dân Gia Định kính phục. Ấn được đúc năm 1802, bằng đồng nặng 1,82kg, cao 7,2cm gồm phần để cầm nắm và bệ ấn. An có chạm 4 chữ Hán “Tả quân chi ấn”. Ấn được ông Nguyễn Văn Minh phát hiện khi đào trong vườn nhà ông, ở xã Hương Vinh, huyện Hương Trà, Thành phố Huế vào năm 1981. Bản đồ tỉnh Gia Định 1918 Tỉnh Gia Định lúc bấy giờ bao gồm cả Sài Gòn – Chợ Lớn, các quận huyện Gò vấp, Bình Thạnh, Củ Chi, Cần Giờ không thuộc đô thị Sài Gòn, bản đồ không thể hiện rõ hai đô thị Sài Gòn, Chợ Lớn. Bản đồ thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn 1954 Năm 1931 thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn sát nhập thành địa phương. Thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn khi mới sát nhập có khoảng 300.000 dân, mà trong đó Chợ Lớn khoảng 140.000 người. Vùng nông thôn chia cách hai đô thị không còn nữa. Đường, phố xá xuất hiện chằng chịt. Những khu dân cứ lớn hình thành như khu Tân Định, khu Đa Kao (quận 1), Hoà Hưng (quận 3), Phú Lâm, Phú Thọ… Sài Gòn vào thời này đựoc mệnh danh Hòn Ngọc Viễn Đông. Bản đồ Sài Gòn 1965 Năm 1965, Sài Gòn được sát nhập thêm Thủ Đức, Bình Chánh và một phần quận Tân Bình. Dinh Xã Tây - Uy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Thời Pháp thuộc nơi đây gọi là dinh Xã Tây, dinh Đốc Lý là trụ sở làm việc của Hội đồng thành phố. Về sao được gọi là tòa Thị sảnh. Từ năm 1954 – 1975 gọi là Tòa đô chính sài Gòn. Sau 30/4/1975 là trụ sở UBNDTPHCM. Toà nhà được đặt viên đá đầu tiên năm 1873 khởi công năm 1898 và hoàn thành 1909 theo bản vẽ của kiến trúc sư Gardes, và trang trí nội thất do nghệ nhân Ruffier thực hiện. Ba mươi mét mặt tiền là trích dẫn của hầu hết các yếu tố tạo thành phong cách kiến trúc thời Đệ Tam Cộng Hòa Pháp (1870 - 1940): tháp chuông, cột Hy Lạp, tràng hoa, huy hiệu…. Về trang trí nội thất, ít công trình nào sánh được về tính cầu kỳy và đa dạng bởi sự kết hợp giữa kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ. Dinh Norodom – Dinh Thống Nhất Công trình toạ lạc trên khu đất rộng 15ha. Dinh Norodom hay dinh Toàn quyền Đông Dương được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư Hermite (1863 - 1875). Mặt tiền nhà rộng 80m, phòng khánh tiết có thể chứa 800 người. Kiểu nhà theo phong cách Tân Ba rốc thời Đế chính Napoléon III, với mái gãy Mansart, trang trí mắt bò, trang hoa, hình tượng. Ngày 7/9/1954 đổi thành dinh Độc Lập, là phủ Tổng thống. Tháng 2/1962, trong một vụ đảo chính bất thành, công trình bị ném bom hư hỏng nặng, toà nhà được xây dựng lại theo đồ án của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (1962 - 1966). Công trìnhc ó diện tích sàn 20.000m 2, phân bố trên 100 phòng, với hội trường lớn, hành lang rộng, lối vào uy nghi, chiều cao bằng ngôi nhà 5 tầng, có thêm tầng hầm và sân thượng, kỳ đài. Những lam đứng mặt tiền dạng lóng trúc gợi nét trang trí truyền thống Việt Nam, được nghiên cứu thu đều ánh sáng hướng đông chiếu sáng hành lang, do vị trí ngôi nhà xoay mặt hướng đông bắc thiếu ánh sáng mặt trời. Lối vào đại sảnh nâng cao với hồ nước hình bán nguyệt kiểu truyền thống Việt Nam. Công trình tiêu biểu phong cách kiến trúc hiện đại và dân tộc hiếm hoi ở Sài Gòn thời cũ. Ngày 25/6/1976 dinh Độc Lập được đổi tên là Hội trường Thống Nhất. Đường Kinh Lấp (đường Charner) Trước năm 1889 đường Kinh Lấp (Charner, nay là đại lộ Nguyễn Huệ) là kinh Chợ Vải chảy từ sông Bến Nghé (tức sông Sài Gòn) đến tận chân thành Bát Quái (chỗ Uỷ ban Nhân dân thành phố). Con kinh nằm giữa hai đường đi, bờ được kè đá. Thỉnh thoảng có những bực cấp để người đưa hàng lên bờ hay xuống ghe đò. Tại chỗ kinh đổ ra sông Bến Nghé và ở khoảng đường Ngô Đức Kế có hai chiếc cầu nối liền đôi bờ. Chính quyền Pháp cho lấp kinh và gọi tên là đường Charner nhưng dân gian thường gọi là đường Kinh Lấp, nay là đại lộ Nguyễn Huệ. Đại lộ Somme năm 1955, đường Hàm Nghi 2005. Khi người Pháp mới chiếm Sài Gòn, đường này là con rạch, hai bên bồ có hai con đường cùng mang tên số 3. sau đó, đường từ bến Bạch Đằng đến công trường, đặt tên là Canton, đường theo hướng ngược lại mang tên Ayot. Khoảng năm 1870, con rạch được lấp và hai đường mang chung tên Canton theo quyết đi6nh ngày 14/5/1877. từ ngày 24/2/1897, hai đường lại tách riêng, ở giữa có tiểu đảo. Đường thứ nhất mang tên đường Krantz và đường thứ hai là Duperré. Từ ngày 22/4/1920, hai đường nhập lại và mang tên De la Somme. Từ năm 1955 đến nay, đường đường mang tên Hàm Nghi. Sắc lệnh ngày 15/3/1874 (8/1/1874?) (16/5/1877) Ngày 15/3/1874, tổng thống Pháp đã ra sắc lệnh chính thức thành lập thành phố Sài Gòn. Thành phố Sài Gòn do một viên Đốc lý, hai viên Phó Đốc lý và một Hội đồng thành phố cai quản. Về mặt hành chính, thành phố Sài Gòn được tổ chức: Đứng đầu là môt viên Đốc lý. Đốc lý do bầu cử. Đốc lý có mọi quyền hành tương đương như Công sứ đầu tỉnh, có quyền ra nghị định về những vấn đề có liên quan đến thành phố mà mình cai quản, là chủ tọa Hội đồng thành phố. Hội đồng thành phố gồm nhiều Uy viên, đều do bầu cử, có 3 chức năng: 1. Bàn bạc lấy biểu quyết rồi ra quyết định đối với những vấn đề thuộc riêng thành phố, song những quyết định đó hcỉ được thực hiện khi đã được Thống đốc Nam Kỳ thông quan. Những quyết định quan trọng phải được Toàn quyền Đông Dương chuẩn ý. 2. Góp ý kiến về những vấn đề mà chính quyền cấp trên yêu cầu. 3. Đề bạt nguyện vọng có liên quan đến lợi ích của thành phố lên Cấp trên. Toàn quyền Đông Dương có quyền giải tán Hội đồng thành phố. Sắc lệnh năm 1931 Ngày 13/12/1880, thống đốc Nam Kỳ ra nghị định sáp nhập thành phố cấp 1 Sài Gòn với thành phố cấp 2 Chợ Lớn cùng với vùng phụ cận, gọi là khu Sài Gòn – Chợ Lớn, đặt dưới quyền cai trị của viên giám đốc Nha Nội chính (chức này tồn tại đến ngày 29/10/1887). Ngày 12/1/1888, toàn quyền Đông Dương ra nghị định xóa bỏ khu Sài Gòn – Chợ Lớn, lập lại hai thành phố như cũ. Ngày 27/4/1931, tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập trở lại khu Sài Gòn – Chợ Lớn, đặt dưới quyền cai trị của một trưởng khu. Trưởng khu kiêm luôn Chủ tịch Hội đồng quản trị khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Tác giả: Không rõ Nguồn: hcmc-museum.edu.vn . thể hiện rõ hai đô thị Sài Gòn, Chợ Lớn. Bản đồ thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn 1954 Năm 1931 thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn sát nhập thành địa phương. Thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn khi mới. lệnh chính thức thành lập thành phố Sài Gòn. Thành phố Sài Gòn do một viên Đốc lý, hai viên Phó Đốc lý và một Hội đồng thành phố cai quản. Về mặt hành chính, thành phố Sài Gòn được tổ chức:. Địa Lý - Hành Chánh Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh Với sưu tập bản đồ, biểu đồ, hình ảnh, hiện vật phòng trưng bày khái quát quá trình hình thành và phát triển của Sài Gòn – thành phố Hồ