1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tăng đường huyết và hạ đường huyết pps

5 502 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 226,58 KB

Nội dung

Tăng đường huyết và hạ đường huyết GS. PHẠM GIA CƯỜNG A. TĂNG ÐƯỜNG HUYẾT 1. Tăng đường huyết là gì ? Tăng đường huyết (TÐH) là có quá nhiều glucose trong máu, phản ánh sự dư thừa glucose tại các mô của cơ thể. Nếu TÐH nặng và kéo dài sẽ gây tổn thương các mạch máu và mô cơ thể. 2. Ðường huyết bao nhiêu thì gọi là tăng đường huyết ? Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu đường huyết lúc đói >= 1,26g/l (7mmol/l) là có TÐH. Nếu đường huyết thử vào bất cứ lúc nào trong ngày >= 2g/l (11 mmol/l) là TÐH sau bữa ăn. 3. Tại sao bệnh nhân lại tiểu nhiều khi bị tăng đường huyết ? Khi thận đào thải đường, đồng thời cũng đào thải luôn cả nước. Bởi vậy càng mất đường bao nhiêu thì càng mất nước bấy nhiêu (tiểu nhiều). 4. Người đái tháo đường (ÐTÐ) có biết là mình đang bị tăng đường huyết không ? Người ÐTÐ phụ thuộc insulin (typ 1) có biết (vì thấy khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi, buồn ngủ ); Nhưng người ÐTÐ không phụ thuộc insulin (typ 2) thì không biết trong một thời gian dài. 5. Tăng đường huyết có dẫn đến hôn mê không ? TÐH có thể gây 2 loại hôn mê: - Hôn mê "tăng thẩm thấu" (áp lực thẩm thấu trong mạch máu tăng rất cao vì có quá nhiều đường): do đường huyết tăng quá cao và tăng đơn độc. - Hôn mê toan - ceton: do TÐH kèm theo các thể cetonic gây toan hóa môi trường cơ thể. 6. Sau bao nhiêu lâu thì các biến chứng của TÐH mới bắt đầu xuất hiện ? Sau khoảng 10 năm. 7. Phát hiện TÐH bằng cách nào ? Chỉ có định lượng đường trong máu mới có thể phát hiện được TÐH. Có thể làm xét nghiệm này tại phòng xét nghiệm (thử đường huyết bằng máu tĩnh mạch) hoặc bệnh nhân có thể tự thử máu tại nhà bằng máy thử máu cá nhân (thử đường huyết bằng một giọt máu lấy ở đầu ngón tay). 8. Khi bị TÐH mà bệnh nhân không uống nước sẽ gây hậu quả gì ? Bệnh nhân sẽ bị mất nước vì họ thải trừ cả glucose và nước. Mất nước có thể dẫn đến hôn mê. 9. Nếu đường huyết vẫn cứ tăng mặc dù đã dùng tăng liều insulin thì điều này có ý nghĩa gì ? Ðiều này chứng tỏ đã có một vấn đề khác (ngoài ÐTÐ) xuất hiện (nhiễm khuẩn, vấn đề tiết niệu ), phải hỏi ý kiến thầy thuốc. 10. Tăng đường huyết có phải do ăn quá nhiều glucid (đường) không ? TÐH chỉ liên quan rất ít đến việc ăn, uống, vấn đề chủ yếu là ở chỗ cơ thể sản xuất ra quá ít insulin nên đã làm TÐH. 11. Có cần phải điều trị ngay tăng đường huyết không ? Nếu TÐH quá cao, cần phải điều trị ngay bằng insulin nhanh. Nếu TÐH vừa phải ở người ÐTÐ typ 1, chỉ cần điều chỉnh các liều insulin cho thích hợp. Ở người ÐTÐ typ 2, dùng các sulfamid hạ đường huyết để cân bằng đường huyết. 12. Người không bị ÐTÐ có khi nào bị TÐH không ? Có. Nhiều trường hợp đường huyết tăng trên mức bình thường nhưng chưa đủ cao để kết luận là ÐTÐ: đấy là giai đoạn trung gian giữa tình trạng bình thường và bệnh lý (ÐTÐ), gọi là TÐH khi đói. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu đường huyết khi đói ở giữa 1,01 và 1,25g/l (5,6 và 6,93 mmol/l) thì gọi là TÐH khi đói và nên làm thêm nghiệm pháp gây tăng đường huyết bằng đường uống. B. HẠ ÐƯỜNG HUYẾT 1. Những biểu hiện của hạ đường huyết là gì ? Ðấy là cơn đói cồn cào, sợ thức ăn, buồn nôn, nôn, ngáp, buồn ngủ, run, tim đập nhanh, ra mồ hôi lạnh, đau vùng tim, tái tím, cảm giác như say rượu, kích động hay trầm cảm vô cớ, mất định hướng, hôn mê. Tuy nhiên đây không phải là những biểu hiện riêng của hạ đường huyết (HÐH) mà còn của nhiều bệnh khác nữa. 2. Hậu quả của HÐH là gì ? - HÐH vừa phải sẽ làm bệnh nhân mệt mỏi cả về thể xác lẫn tâm lý, kéo dài từ vài phút đến 20-30 phút, tùy theo từng người. - Ða số các trường hợp HÐH có thể tự hồi phục được sau vài giờ dù không được điều trị gì. - HÐH có thể gây tai biến tim mạch ở một số người cao tuổi. - Ít khi HÐH gây tử vong mà nguyên nhân tử vong thường là bệnh nhân đã tiêm quá liều insulin hoặc uống quá liều sulfamid hạ đường huyết. 3. Người không bị ÐTÐ có khi nào bị hạ đường huyết không ? Có. Phần lớn những trường hợp HÐH chức năng đều có liên quan đến việc ăn quá nhiều đường, làm cơ thể phải sản xuất ra nhiều insulin gây nên HÐH phản ứng. Tình trạng này xuất hiện sau khi ăn khoảng 2 giờ. Nhịn đói lâu cũng gây HÐH. 4. Tiêm glucagon (thuốc làm tăng đường huyết) có nguy hiểm cho bệnh nhân không ? Glucagon không bao giờ gây tai biến cho bệnh nhân, ngay cả khi họ đã có mức đường máu gần bình thường. 5. Hôn mê hạ đường huyết ở người ÐTÐ sẽ hồi phục sau bao lâu ? Nếu được điều trị đúng cách, bệnh nhân sẽ ra khỏi hôn mê sau khoảng 10 phút. Ðường máu sẽ trở về bình thường sau 30 phút hoặc 1 giờ sau điều trị. 6. Sau khi tiêm glucagon, bệnh nhân HÐH có phải ăn uống gì thêm không ? Khi tiêm Glucagon, đường huyết sẽ tăng vì dự trữ glucose ở gan đã được giải phóng để đi vào máu. Nhưng lượng glucose cũng không có nhiều nên chỉ đủ làm cho bệnh nhân hồi tỉnh được trong vài phút, bởi vậy để duy trì kết quả lâu dài, vẫn cần phải cho bệnh nhân ăn thêm đường. 7. Nếu không xử trí HÐH sẽ gây hậu quả gì ? Nếu HÐH vừa phải, cơ thể sẽ nhanh chóng sản xuất ra glucose. Nếu HÐH nặng thì thời gian để đường huyết trở về bình thường sẽ lâu hơn, tuy vậy bệnh nhân vẫn có thể hồi phục mà không có di chứng gì. Nếu bệnh nhân bị hôn mê do HÐH, cần phải tiêm glucagon để cho họ tỉnh lại. . Tăng đường huyết và hạ đường huyết GS. PHẠM GIA CƯỜNG A. TĂNG ÐƯỜNG HUYẾT 1. Tăng đường huyết là gì ? Tăng đường huyết (TÐH) là có quá nhiều glucose trong. gọi là TÐH khi đói và nên làm thêm nghiệm pháp gây tăng đường huyết bằng đường uống. B. HẠ ÐƯỜNG HUYẾT 1. Những biểu hiện của hạ đường huyết là gì ? Ðấy là cơn đói cồn cào, sợ thức ăn, buồn. người ÐTÐ typ 2, dùng các sulfamid hạ đường huyết để cân bằng đường huyết. 12. Người không bị ÐTÐ có khi nào bị TÐH không ? Có. Nhiều trường hợp đường huyết tăng trên mức bình thường nhưng chưa

Ngày đăng: 10/07/2014, 05:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w