1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tủ thuốc gia đình pps

5 288 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 207,7 KB

Nội dung

Tủ thuốc gia đình Một giờ sáng, chị Ngọc choàng tỉnh khi nghe chồng kêu: "Không biết con mình bị sao mà đầu nóng như lửa, chân lạnh ngắt!". Hai vợ chồng vội vã bồng con vào bệnh viên Nhi đồng 1, TP.HCM cấp cứu. Đến nơi, bé được nhét một viên hạ nhiệt và lau mát. Sau lần đi cấp cứu này, chị Ngọc liền lập tủ thuốc gia đình, "thủ" sẵn một số loại thuốc để xử trí kịp thời những chứng bệnh đơn giản như cảm, sổ mũi, nóng sốt, để không phải vừa khóc, vừa bế con, chạy kiếm xe nhập viện lúc nửa đêm. Tủ thuốc trong nhà là rất cần thiết cho mỗi gia đình Hiện nay, tủ thuốc nhỏ trong nhà đã được nhiều gia đình chú ý. Tuy nhiên, chọn và sử dụng thuốc như thế nào không phải là chuyện đơn giản. Bỏ gì vào tủ thuốc? Theo TS-DS Nguyễn Hữu Đức – Đại học Y dược TP.HCM, tủ thuốc gia đình nên chia làm hai phần: phần lưu giữ thuốc của những người đang được bác sĩ điều trị và phần dùng chung cho các thành viên trong gia đình. Phần dùng chung có các loại thuốc trị các rối loạn thông thường như: sốt (paracetamol, Asperin), ho, thuốc đau bụng tiêu chảy (oresol uống bù mất nước, thuốc Antibio, carbophos…) và một số dụng cụ y tế như: bông, băng, cồn, gạc, thuốc sát trùng Povidine, Betadine, nước oxy già, cồn 70 độ, thuốc mỡ trị phỏng, kéo, kẹp, băng buộc, băng cá nhân, dầu gió, nước muối sinh lý để nhỏ mũi, nhỏ mắt (nhỏ sau khi đi bơi, đi ngoài đường nhiều khói bụi…). Nếu trong gia đình có trẻ dưới năm tuổi, tủ thuốc cần có một ngăn riêng. Độ tuổi này trẻ hay bị sốt, nên tủ thuốc cần có: nhiệt kế, năm chiếc khăn (loại nhỏ, mềm, để lau mát hạ nhiệt cho bé), thuốc hạ sốt, rơ lưỡi, dụng cụ hút mũi. Gia đình có người thường xuyên chơi thể thao cần có thêm túi chườm, kem thoa giảm đau, phòng khi bị chấn thương, đau khớp. Gia đình có người lớn tuổi cần trang bị thêm máy thử đường huyết, máy đo huyết áp… Những gia đình ít ăn cơm nhà cần để sẵn một số thuốc tiêu chảy, đau bụng vì nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao. Trường hợp là "một thân, một mình", chỉ cần hộp thuốc nhỏ gọn (dầu gió, bông băng, thuốc cảm, đau bụng, nhỏ mắt…) là đủ. Những điều cần biết Nên đặt tủ thuốc ở vị trí cao, có khóa (chìa khóa để một chỗ nhất định, trên nóc tủ thuốc chẳng hạn), xa tầm tay các "tí quậy" để tránh sự cố đáng tiếc (Bệnh viện Nhi đồng 1, 2 TP.HCM đã tiếp nhận không ít trường hợp bệnh nhi nhập viện cấp cứu do tưởng thuốc là… kẹo!). Không nên tự dùng thuốc khi bị táo bón, vì đây là bệnh có nhiều nguyên nhân, cần điều trị kịp thời trước khi quá muộn. Nếu ở khu vực hay cúp điện, cần để thêm đèn pin trong tủ, sắp xếp thuốc đúng chỗ, phòng khi có sự cố, không phải tìm kiếm lâu. Các loại thuốc viên nên cho vào lọ, ghi nhãn, tên thuốc, hàm lượng, cách dùng. Ví dụ Chlopheramin trị: sổ mũi, nổi mề đay, ngứa ngoài da. Cách dùng: viên 4mg, dùng 1 viên/lần, ngày 2-4 lần. Tránh dùng chung với rượu và các loại an thần gây ngủ khác. Thận trọng cho người hen suyễn, nghẽn phổi. Theo BS Lê Thiện Anh Tuấn, Hội Y học TP.HCM, nên kiểm tra tủ thuốc mỗi tháng và loại bỏ các loại thuốc quá hạn dùng, thuốc lẻ, thuốc không nhãn hiệu, không rõ hàm lượng. Riêng thuốc nhỏ mắt, sau khi mở không nên dùng quá một tuần. BS Đinh Tấn Phương – Bệnh viện Nhi đồng 1, khuyên: những gia đình có con nhỏ không nên để bé sốt cao vì có thể bị động kinh, co giật gây thiếu oxy não. Khi bé sốt nên cho uống thuốc hạ sốt. Thuốc hạ sốt được tính theo công thức: 10-15mg/kg/lần. Ví dụ: bé nặng 10kg, uống 150mg paracetamol, 4 tiếng lặp lại một lần nếu còn sốt, nhưng không quá 4 lần một ngày. Trường hợp thấy bé không hạ sốt và có những biểu hiện khác cần nhập viện ngay. Lau mát giúp bé hạ nhiệt khi sốt cao mà thuốc chưa có thời gian phát huy tác dụng (nhúng 5 khăn vào thau nước ấm và vắt hơi ráo, đặt 2 khăn ở hõm nách, 2 khăn ở bẹn và 1 khăn lau khắp người. Thay khăn mỗi 2-3 phút, giữ nhiệt độ nước lau mát luôn ấm. Đo lại nhiệt độ sau mỗi 15 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5oC. Tủ thuốc gia đình chỉ dùng để cấp cứu ban đầu trong tình huống khó khăn lúc nửa đêm, nên lưu ý chỉ dùng những thuốc đơn giản theo gợi ý nêu trên. Không nên tự dùng thuốc vì sẽ "mất" triệu chứng một căn bệnh nào đó chưa được biết. Khi thấy bệnh tình không thuyên giảm, thường sau 4 tiếng dùng thuốc, hãy đến bác sĩ để được chuẩn đoán bệnh và điều trị. . nhập viện lúc nửa đêm. Tủ thuốc trong nhà là rất cần thiết cho mỗi gia đình Hiện nay, tủ thuốc nhỏ trong nhà đã được nhiều gia đình chú ý. Tuy nhiên, chọn và sử dụng thuốc như thế nào không. phải là chuyện đơn giản. Bỏ gì vào tủ thuốc? Theo TS-DS Nguyễn Hữu Đức – Đại học Y dược TP.HCM, tủ thuốc gia đình nên chia làm hai phần: phần lưu giữ thuốc của những người đang được bác sĩ. trong gia đình có trẻ dưới năm tuổi, tủ thuốc cần có một ngăn riêng. Độ tuổi này trẻ hay bị sốt, nên tủ thuốc cần có: nhiệt kế, năm chiếc khăn (loại nhỏ, mềm, để lau mát hạ nhiệt cho bé), thuốc

Ngày đăng: 10/07/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w