Test viêm họng và đôi điều trăn trở Mấy ngày nay trở trời, dở nóng dở lạnh, người đến mua thuốc kháng sinh, thuốc ho đông quá. Ai cũng nói viêm họng kèm ho. Không bản thân thì người nhà, bố mẹ, con cái. Tôi nói với họ: đã đi khám bác sĩ chưa mà uống kháng sinh? Họ trả lời nhẹ như không: "Viêm họng chẳng uống kháng sinh thì uống gì, bác có thuốc cứ bán cho tôi". Thậm chí có người còn mua cả cefazolin – một kháng sinh tiêm về nhờ người tiêm để chữa viêm họng. Bán hàng có khách ai chẳng mừng. Mình bán được hàng tất nhiên có lãi chút đỉnh nhưng trong lòng thấy buồn và lo. Buồn vì thói quen dùng thuốc bừa bãi của người dân. Những hiểm họa, nguy cơ tai biến do dùng thuốc không đúng dù được đoán trước, thậm chí báo trước mà họ vẫn làm ngơ. Lo vì khả năng kháng thuốc của vi khuẩn vì thế mà cứ tăng dần tăng dần. Lại lo vì sự lãng phí sức khỏe và tiền bạc bắt nguồn từ kiểu dùng thuốc kháng sinh thế này: Tiền mất, tật mang. Viêm họng là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến cụ già. Các chứng viêm họng thường gặp không do vi khuẩn ở nước ta chiếm khoảng 75 -80%. Nguyên nhân gây viêm họng có nhiều: vi khuẩn, virut, nấm… Trong khi hầu hết các thuốc kháng sinh thông thường chỉ có tác dụng trên vi khuẩn mà không "động chạm" gì được tới nấm và virut. Để biết nguyên nhân gây bệnh phải làm các xét nghiệm sinh hóa nhưng giữa lúc bệnh viện nào cũng quá tải, bệnh nhân đến khám đông nghẹt các phòng khám mà ai cũng vội vàng nên bác sĩ cứ khám rồi cho thuốc. Nhiều người bệnh nghĩ đơn giản chỉ là viêm họng chứ to tát gì nên tự mua thuốc kháng sinh về nhà uống. Ngay ở các phòng khám, do không có điều kiện thử kháng sinh đồ và với quan điểm "thà giết nhầm hơn bỏ sót" nên nhiều bác sĩ (phòng khám công và tư) đã phóng tay kê đơn thuốc kháng sinh cho người bệnh từ thuốc uống đến thuốc tiêm. Tôi đã gặp những trường hợp người bệnh viêm họng do virut có ho nhiều, đến bệnh viện khám theo thẻ bảo hiểm y tế được bác sĩ cho chụp phổi, xét nghiệm máu, kết quả bình thường nhưng vẫn được cấp thuốc cefaclor viên 250mg x 3 lần/ngày x 5 ngày cùng với thuốc giảm ho, tiêu đờm. Một tuần sau không khỏi, đến bệnh viện khám lại, được cho điều trị bằng kháng sinh tiêm; mỗi ngày tiêm 2 lọ cefazolin Na 1g x 10 ngày. Kết quả, tiêm hết thuốc… bệnh nhân vẫn ho như cũ. Gia đình thắc mắc: tại sao dùng kháng sinh hết uống đến tiêm để điều trị viêm họng mà cũng không khỏi? Kiểm tra lại mới vỡ lẽ ra nguyên nhân là viêm họng do virut. Năm 2001, tôi được đọc một thông tin trên Parents (10/2001): Test viêm họng để xác định nguyên nhân do Streptococcus: Bảo bệnh nhân mở to miệng, dùng que có bông gòn (bông thấm nước) ở đầu, cọ vào họng và amidan. Mẫu bệnh phẩm đem nhúng vào thuốc thử; 2 phút sau bỏ vào thuốc thử 1 mẩu giấy chỉ thị mầu – Nếu có Streptococcus, giấy sẽ chuyển sang xanh lơ. Lúc đó mới kê đơn kháng sinh (để tránh nguy cơ biến chứng thấp khớp cấp). Test này đã sử dụng ở Mỹ 20 năm qua, rất dễ làm, lại cho kết quả nhanh hơn kháng sinh đồ nhiều lần (tính đến nay test này đã được sử dụng tới 28 năm). Có lẽ thông tin này chưa lọt vào mắt xanh của nhà nhập khẩu nên đến nay tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi để điều trị viêm họng không do Streptococcus vẫn ngự trị ở nước ta. Tôi đã nói chuyện với nhiều bác sĩ tai mũi họng, họ đều nói "Test viêm họng là niềm mơ ước của chúng tôi, nhưng ở ta có ai nhập về đâu". Xin chuyển lời thỉnh cầu về test viêm họng đến nhà quản lý, nhà nhập khẩu. Mong sao "test viêm họng được nhập về càng sớm càng tốt để người bệnh viêm họng không do Streptococcus không phải tổn hại sức khỏe và tiền bạc do kháng sinh". . Test viêm họng và đôi điều trăn trở Mấy ngày nay trở trời, dở nóng dở lạnh, người đến mua thuốc kháng sinh, thuốc ho đông quá. Ai cũng nói viêm họng kèm ho. Không. về test viêm họng đến nhà quản lý, nhà nhập khẩu. Mong sao " ;test viêm họng được nhập về càng sớm càng tốt để người bệnh viêm họng không do Streptococcus không phải tổn hại sức khỏe và. tiêm để điều trị viêm họng mà cũng không khỏi? Kiểm tra lại mới vỡ lẽ ra nguyên nhân là viêm họng do virut. Năm 2001, tôi được đọc một thông tin trên Parents (10/2001): Test viêm họng để