Đỗ Thị Thanh Diệu Trường THCS Nguyễn Khuyến Tuần: 28 Ngày soạn: 14/3/2010 Tiết : 28 Ngày dạy :3/4/2010 Bài 27: Vẽ theo mẫu MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT (Tiết 2- Vẽ đậm nhạt) I-Mục Tiêu: 1.Kiến thức: -Học sinh biết cách phân chia mảng đậm, nhạt theo cấu trúc của mẫu. -Học sinh nắm bắt được đặc điểm của vật mẫu và nắm bắt được phương pháp vẽ đậm nhạt 2 mẫu vật kết hợp. 2.Kỹ năng: -Vẽ được đậm nhạt ở các mức độ: sáng, trung gian, đậm gần giống mẫu. 3.Thái độ: -Học sinh yêu thích môn học. -Nhận ra vẻ đẹp của tranh tĩnh vật. -Biết trân trọng các đồ vật. II-Chuẩn Bị: 1. Đồ dùng dạy học: a. Giáo viên: - Bài vẽ của học sinh năm trước. - Hình minh họa các bước tiến hành. - Một vài bài vẽ tĩnh vật bằng chì của họa sĩ - Mãu vẽ : giống mẫu bài 27 b. Học sinh: - Bài vẽ hình tiết 27. - Đọc trước bài 28 - Sưu tầm một số bài vẽ đậm nhạt. - Đồ dùng học tập; bút chì, gôm, bút màu. .2.Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp làm việc theo nhóm. - Phương pháp luyện tập. - phương pháp đánh giá. III- Tiến Trình Dạy Học: 1.Ổn định lớp:( 1 phút) - Kiểm tra sỉ số - Giới thiệu giáo viên dự giờ 2.Kiểm tra bài cũ: (1 phút) - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh - Kiểm tra bài vẽ hình. 3.Bài mới: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 2 phút *Giới thiệu bài mới: -GV giới thiệu một số tranh vẽ chì của họa sĩ và yêu cầu học sinh trả lời: -Quan sát và nhận xét I- Quan sát- nhận xét: -Chiều hướng ánh sáng. 7 phút Hình 1 Hình 2 + Theo em đây là loại tranh được vẽ bằng chất liệu gì? + Trong tranh thể hiện những mức độ ánh sáng nào? Đây là 2 bức tranh tĩnh vật được thể hiện sáng tối bằng chì.Trong tranh thể hiện các mức độ ánh sáng: Nhạt, trung gian, đậm rất uyển chuyển và đẹp mắt Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát – nhận xét : -Giáo viên yêu cầu 2 học sinh lên xếp mẫu của nhóm mình: Mẫu A tổ 1, 2; Mẫu B tổ 3,4; Cả lớp cùng quan sát, GV yêu cầu HS tập trung nhận xét 1 mẫu, mẫu còn lại tương tự: -GV đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh nhận xét: + Vị trí của mẫu đúng với bài vẽ hình chưa? + Hướng ánh sáng chiếu từ đâu vào? + Đậm nhất ở phía nào? + Em hãy so sánh vật nào đậm hơn vật nào? + Em hãy diễn tả độ đậm, nhạt của mẫu? Giáo viên tóm lại và cũng cố: Để vẽ được đậm, nhạt theo mẫu cần quan sát kĩ đậm, nhạt của mẫu trước khi vẽ. Ánh sáng chiếu từ bên phải vì vậy sự chuyển tiết đậm nhạt cũng thay đổi theo ánh sáng.Mảng sáng ở phía phải, mảng trung gian và đậm ở phía trái. • Quả cam có màu sẫm hơn cái phích nên khi vẽ, diễn tả quả cam đậm hơn . • Quan sát toàn bộ( kể cả không gian ) Ta thấy bóng -HS trả lời -HS trả lời -Chú ý lắng nghe và ghi nhớ -Lên bảng xếp mẫu -Đối chiếu với bài vẽ hình và trả lời -HS trả lời -HS trả lời -Diễn tả theo cảm nhận của mình -Lắng nghe và ghi nhớ -Có 3 mức độ đậm, nhạt chính: Nhạt, trung gian và đậm. -Không gian bài vẽ: Nền và bóng đổ. 8 phút đổ đậm nhất nghiên về phía trái. II- Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ: -GV yêu cầu học sinh nhắc lại cách vẽ đậm nhạt. -GV treo tranh minh họa các bước vẽ đậm nhạt và giải thích cho học sinh rõ hơn: Có 3 bước: + Bước 1: Chia mảng đậm, nhạt • Xác định hướng ánh sáng. • Xác định cấu trúc của vật mẫu, từ đó dùng nét phù hợp để chia mảng đậm, nhạt: *Cái phích: Hình trụ –> nét thẳng. *Quả cam: Hình cầu –> nét cong. +Bước 2: Vẽ đậm nhạt tổng thể. • Chú ý đến đặc điểm đậm nhạt chính của mẫu ( cam đậm hơn phích ). • Lên chì toàn bộ bài kể cả không gian ( nền, bóng đổ) • Nhấn nhẹ các mảng đậm. +Bước 3: Vẽ đậm nhạt chi tiết. -Nhắc lại cách vẽ đậm nhạt đã học -Lắng nghe và ghi nhớ. II- Cách vẽ: -Có 4 bước: + Bước 1: Chia mảng đậm, nhạt +Bước 2: Vẽ đậm nhạt tổng thể. +Bước 3: Vẽ đậm nhạt chi tiết. +Bước 4: Hoàn chỉnh bài. • Vẽ độ đậm trước, từ đó tìm các sắc độ còn lại. • Đi sâu vào bài, bám sát đặc điểm của mẫu. +Bước 4: Hoàn chỉnh bài. • Đi sâu và diễn tả độ đậm nhạt ở các chi tiết nhỏ. • Nhấn một vài điểm để tạo chiều sâu cho bài vẽ. • Đánh nền và bóng đổ dể tạo không gian cho bài vẽ. =>Khi vẽ đậm, nhạt cần chú ý: +Khi vẽ luôn nhìn mẫu để so sánh độ đậm nhạt ở bài vẽ so với mẫu. +Cần nhấn đậm hoặc tẩy sáng ở những chổ cần thiết để bài vẽ thêm sinh động. + Đánh bóng thoáng, không quá gò bó làm bài vẽ khô cứng. +Đặc biệt không được lấy tay chà chì sẽ làm lì bài. +Một bài vẽ đậm nhạt đẹp cần phải có chiều sâu và không gian vì vậy chúng ta phải chú ý điểm nhấn và tả không gian. -Để học sinh rút kinh nghiệm làm bài tốt hơn, GV treo 1 số bài vẽ của học sinh năm trước yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét: - Lắng nghe và chép bài. -Chú ý quan sát 1 2 3 4 +Trong 4 bài em thấy bài nào đẹp nhất? + 3 bài còn lại em nhận xét như thế nào về: • Bố cục bài vẽ • Mảng đậm, nhạt, trung gian. • Không gian bài vẽ như thế nào? • Cách đánh bóng? =>GV tóm lại: Ở 4 bài: bài thứ 2 tốt nhất vì thể hiện rõ ràng các sắc độ đậm nhạt, bố cục đẹp vừa với khổ giấy.Đặc biệt cách đánh bóng rất thoáng, thoải mái không gò bó mà bài vẽ vẫn xốp và có chiều sâu. Bài thứ 1 do bạn dùng tay di ra nên bài bị lì.Đặt biệt bố cục bị lớn so với khổ giấy. Bài thứ 3 chưa đạt vì các sắc độ đậm nhạt không rõ ràng, bài bị đen, không thấy được hướng ánh sáng,bố cục lệch bên phải.Bài thứ 4 do chia mảng đậm nhạt quá tách biệt, sự chuyển tiết đậm nhạt không hợp lý. –>Qua 4 bài, GV nhắc học sinh khi làm bài cần chú ý: -Cách đánh bóng. -Phân biệt rõ các sắc độ đậm nhạt. -Điểm nhấn và không gian của bài. -Nhận xét theo cảm nhận của bản thân. - Lắng nghe và ghi nhớ. -Lắng nghe và ghi nhớ. 22phút 3 phút 1 phút Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài: -Yêu cầu học sinh vẽ đậm nhạt cho bài vẽ hình ở tiết 27. =>Giáo viên bao quát lớp và nhắc nhở học sinh lưu ý: +Phải quan sát kĩ vật mẫu trước khi vẽ. +Diễn tả độ đậm nhạt cần dùng chì để đánh nét đan nhau từ thưa đến đậm, không dùng tay di, độ đậm nhạt sẽ bị lì. -Đến từng bàn để nhắc nhở học sinh làm bài và hướng dẫn bổ sung. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập: -Chọn một số bài vẽ tốt và chưa tốt treo lên để nhận xét: -Yêu cầu học sinh cùng tham gia nhận xét về: +Bố cục, hình vẽ. +Độ đậm nhạt so với mẫu.(cam đậm hơn phích). +Đậm nhạt giữa mẫu và nền. (Không gian của bài vẽ). -Cùng học sinh đánh giá các bài vẽ. -Nhận xét chung về tiết học. -Khen ngợi học sinh làm bài tốt, động viên học sinh còn lúng túng. *Dặn dò: -Yêu cầu học sinh hoàn thành bài vẽ nếu chưa xong. -Đọc trước bài 20 -Chuẩn bị đồ dùng học tập. -Học sinh làm bài theo yêu cầu của GV. -Lắng nghe và ghi nhớ. -Nhận xét theo cảm nhận của mình. -Đánh giá bài vẽ. -Lắng nghe -Lắng nghe và ghi nhớ. III- Thực hành: -Em hãy vẽ đậm nhạt cho bài vẽ hình tiết 27. . sánh vật nào đậm hơn vật nào? + Em hãy diễn tả độ đậm, nhạt của mẫu? Giáo viên tóm lại và cũng cố: Để vẽ được đậm, nhạt theo mẫu cần quan sát kĩ đậm, nhạt của mẫu trước khi vẽ. Ánh sáng. tiết. -Nhắc lại cách vẽ đậm nhạt đã học -Lắng nghe và ghi nhớ. II- Cách vẽ: -Có 4 bước: + Bước 1: Chia mảng đậm, nhạt +Bước 2: Vẽ đậm nhạt tổng thể. +Bước 3: Vẽ đậm nhạt chi tiết. +Bước 4:. sâu cho bài vẽ. • Đánh nền và bóng đổ dể tạo không gian cho bài vẽ. =>Khi vẽ đậm, nhạt cần chú ý: +Khi vẽ luôn nhìn mẫu để so sánh độ đậm nhạt ở bài vẽ so với mẫu. +Cần nhấn đậm hoặc tẩy