Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
236,86 KB
Nội dung
Lợn nái và năng suất số con trên lứa ở hai giống lợn nuôi trong các hệ thống chuồng nuôi khác nhau dành cho lợn mang thai Tóm tắt và gợi ý: Lợn nái và năng suất số con trên lứa của hai kiểu gien lợn nuôi trong các hệ thống chuồng nuôi dành cho lợn chửa đã được so sánh thông qua số liệu lấy từ hai lứa đẻ của mỗi con. Nghiên cứu này được tiến hành tại trường đại học nghiên cứu về lợn và trang trại thực nghiệm L. Christian, bang Iowa, Atlantic, IA. Các hệ thống chuồng nuôi dành cho lợn mang thai bao gồm kiểu chuồng nuôi nhốt riêng từng cá thể với hệ thống thông gió bằng máy (gọi là CRATE), kiểu chuồng nuôi nhốt thành nhóm có cửa mở phía trước cải tiến (gọi là MOF) và kiểu chuồng nuôi nhốt thành nhóm có cấu trúc kiểu vành đai (HOOP). Tất cả lợn nái được cho ăn theo từng con một. Lợn nái nuôi theo nhóm được cho ăn bằng hai hệ thống, đó là kiểu cho ăn ngăn riêng thành từng ô (FS) hoặc cho ăn bằng máy chạy điện do computer điều khiển (EF). Hai kiểu gen lợn là Yorkshire x Landrace (lợn nái trắng) và Hampshire x Yorkshire x Landrace (lợn nái màu). Lợn Yorkshire và Landrace ở cả hai công thức lai là như nhau. Lợn đực Duroc được dùng để phối cho cả đàn lợn nái. Số liệu phân tích về số con đẻ ra trong tất cả các lứa được ghi chép theo dõi trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 12 năm 1998. Sau đó thí nghiệm bị gián đoạn do bùng phát bệnh giả dại làm giảm số đầu con trong đàn. Do đó, kết quả trong thí nghiệm này chỉ mới là bước đầu và cần được làm sáng tỏ một cách kỹ lưỡng. Lợn nái trắng cho kết quả số con đẻ ra trên các lứa vượt trội hơn so với lợn nái màu. Lợn nái trắng khi được nuôi trong kiểu chuồng CRATE có số con lúc sinh và lúc cai sữa nhiều hơn lợn nái màu và lợn nái trắng nuôi trong kiểu chuồng MOF và HOOP. Trong các nhóm linh động (là các nhóm có lợn thêm vào và đưa đi hàng tuần) số con sinh ra trên ổ bị giảm đi so với lợn được nuôi riêng rẽ từng con trên đối tượng lợn nái trắng. Nhưng ở lợn nái màu không có sự sai khác về khía cạnh so sánh này. Kiểu hệ thống cho ăn (FS hoặc EF) không ảnh hưởng đến năng suất sinh sản ở lợn nuôi theo nhóm. Không có sự sai khác về lợn nái và năng suất số con trên lứa khi so sánh giữa kiểu chuồng MOF và HOOP. Phương pháp ảnh hưởng của kiểu chuồng nuôi dành cho lợn chửa lên bản thân con lợn và năng suất lứa đẻ của cả hai kiểu gen lợn đã được xem xét, đánh giá tại trường đại học nghiên cứu về lợn và trang trại thực nghiệm Lauren Christan, bang Iowa, gần Atlantich, IA. Các hệ thống chuồng nuôi bao gồm: 1) Chuồng nhốt riêng từng cá thể lợn, có hệ thống thông gió bằng máy, sàn được giát bằng các thanh gỗ mỏng, kiến trúc phù hợp với việc đẩy phân ra khi lợn ở cữ (gọi là kiểu chuồng CRATE). 2) Nuôi quây nhốt một nhóm trong điều kiện thông gió tự nhiên, hai bên thành chuồng có màn cửa, sàn giát bằng thanh gỗ mỏng, đằng trước cửa mở theo kiểu cải tiến, không có nền chuồng, bên dưới xây một hố sâu để chứa phân (gọi là kiểu chuồng MOF). 3) Nuôi quây nhốt một nhóm trong chuồng có nền sâu, cấu tạo chuồng dạng vành đai bằng gỗ, thông gió tự nhiên (gọi là kiểu chuồng HOOP). Các nái hậu bị nuôi theo nhóm nhưng vẫn được cho ăn riêng từng con bằng hệ thống ngăn chuồng (FS) hoặc hệ thống cho ăn chạy bằng điện điều khiển bằng máy tính (EF). Những lợn được cho ăn bằng hệ thống EF phải được bắt đầu tập luyện với cách cho ăn này ngay sau khi phối giống để chúng quen dần. Hai kiểu gen lợn Yorkshire x Landrace (lợn trắng) và 1/4 Hampshire x 1/2 Yorkshire x 1/4 Landrace (lợn màu). Hai giống Yorkshire và Landrace ở cả hai công thức lai là giống nhau. Dùng lợn đực Duroc để phối cho cả đàn nái. Trong cả năm tuần nào cũng có lợn đẻ. Việc lai giống được tiến hành bắt chéo cho tất cả các lợn nái. Lợn nái được phối giống tập trung trong chuồng giát ván gỗ dành riêng cho lợn ở cữ. 3-7 ngày sau phối giống, lợn nái được đưa ngẫu nhiên vào 1 trong 3 kiểu chuồng nói trên. Những con được phối giống lần 2 (sau khi đẻ lần 1) được đưa đúng vào kiểu chuồng nhốt nó lần trước. Nhóm lợn nhốt chung thường từ 40-60 con. Lợn được đưa sang nhóm nhốt chung từ chuồng phối giống hàng tuần, đồng thời lợn cũng được đưa từ nhóm nhốt chung đến chuồng đẻ hàng tuần. Mỗi tuần có khoảng 3-5 lợn được đến hoặc đưa đi. Do đó nhóm nhốt chung là một nhóm linh động, nghĩa là thành phần của nhóm thay đổi hàng tuần. Tất cả đàn giống gốc đều cho kết quả âm tính với test PRRS. Việc ghi chép phân tích số liệu về các ca đẻ được thực hiện từ tháng 4 năm 1998 đến tháng 12 năm 1998. Đầu năm 1999, virus giả dại (PRV) được phát hiện tại trại nuôi lợn, số đầu lợn bị giảm đi, sau đó đã được phục hồi trở lại. Khoảng thời gian 30 ngày trước khi chẩn đoán ra bệnh và thời gian sau khi chẩn đoán ra bệnh không được tính vào số liệu ghi chép. Do đó, số liệu chỉ bao gồm lứa đẻ thứ nhất (n=409) và lứa đẻ thứ hai (n=176). Có 322 con sinh ra từ lợn mẹ màu và 263 con sinh ra từ lợn mẹ trắng. Lợn nái hậu bị được mua thêm vào để thay thế và chúng thường phải ở độ tuổi phù hợp với chu kỳ mong muốn sao cho sau 60 ngày nuôi tách biệt chúng phù hợp để đem đi phối giống. Việc phối giống ở đây bị chậm trễ một chút do phải chờ đợi để hoàn thành xây dựng chuồng trại. Do đó, lợn nái được phối giống không sớm hơn 3 chu kỳ động dục sau khi thành thục về tính. Các lợn nái được cân và đo tỷ lệ mỡ lưng ở xương sườn thứ 10 trước khi đẻ (khoảng ngày thứ 110 của thời kỳ mang thai) và ở thời kỳ cai sữa cho con. Lượng thức ăn ăn vào trong thời kỳ cho con bú cũng được ghi chép lại. Trong thời kỳ mang thai, tất cả lợn được cho ăn chế độ 4,5 pao (=450g) ngô- đậu tương mỗi ngày. Trong tháng thứ 3 của thời kỳ mang thai cho ăn 6 pao (=600g)/ngày. Các số liệu về số lợn con còn sống sau khi sinh, số con chết khi sinh và số con chết trước khi sinh đều được ghi chép lại. Trọng lượng sơ sinh của lợn còn sống được ghi chép lại. Khi cai sữa, đếm số lợn con và cân chúng. Cai sữa được tiến hành khi lợn 17-19 ngày tuổi. Tăng trọng hàng ngày của lợn con khi bú mẹ được được ghi chép tính toán. Các dữ liệu về lứa đẻ của lợn nái được phân tích với SAS sử dụng mô hình tuyến tính chung (General Linear Model). Mô hình sử dụng kiểu gen lợn nái (2), lứa đẻ (2) và hệ thống chuồng nuôi (5) là các biến. Lợn nái/ số con sinh ra trên lứa là đơn vị thí nghiệm. Các tương phản trực giao được dùng cho giá trị so sánh trung bình. Các trung bình bình phương nhỏ nhất được thể hiện trong các bảng. Kết quả và thảo luận Lưu ý: do trong thời gian ngắn (từ tháng 4 đến tháng 9), tính biến thiên của rất nhiều tham số được tính toán, hơn nữa lại chỉ có ít số liệu về số lứa đẻ nên kết luận rút ra từ các dữ liệu này có phần hạn chế và được xem như là các kết quả ban đầu. Ngoài ra, ghi chép về lứa đẻ thứ 2 bị cắt ngang do bùng phát bệnh dịch. Sau khi khôi phục số lượng gia súc, một thí nghiệm tương tự sẽ lại được bắt đầu trong điều kiện không phải chờ đợi xây dựng mới chuồng trại, với nhiều dòng lợn nái và được điều hành ở một trang trại mới. Sự so sánh các số liệu về số con trên lứa và số liệu về lợn nái giữa hai kiểu gen được thể hiện ở bảng 1 và bảng 2, tương ứng. Các lứa đẻ (1 và 2) và các kiểu chuồng nuôi (5 kiểu) được phân tích kết hợp. ở lợn trắng: số lợn con sinh ra còn sống (7,5%), số lợn con chết lúc sinh, trọng lượng sơ sinh (9,5%), số lợn con khi cai sữa (8,2%) cao hơn so với lợn màu. Trọng lượng khi cai sữa (5,7%) ở 18,5 ngày cũng cao hơn so với lợn màu (bảng 1). Bảng 1. Năng suất số con trên ổ ở cả hai kiểu gen lợn Kiểu gen S ố con trên Lợn màu Lợn trắng các l ứa đẻ 322 263 Chỉ tiêu Trung bình Sem Trung bình Sem NBA 9.39 0,16 10,16 0,18* SB 0,65 0,07 1,06 0,08*** MM 0,16 0,03 0,14 0,03 BW 3,34 0,03 3,66 0,03*** NW 8,16 0,14 8,83 0,16** WW 11,8 0,1 12,4 0,1*** WA 18,4 0,2 18,5 0,2 ADG 0,45 0,005 0,47 0,006* * Các giá trị trung bình trên cùng hàng ngang thể hiện sự sai khác với P<0,05 ** Các giá trị trung bình trên cùng hàng ngang thể hiện sự sai khác với P<0,01 ***Các giá trị trung bình trên cùng hàng ngang thể hiện sự sai khác với P<0,001 NBA: số con còn sống lúc sinh ra, số con/lứa SB: số con chết lúc sinh ra, số con/lứa MM: số con chết trước khi sinh, số con/lứa BW: trọng lượng sơ sinh, pao (trung bình) NW: cai sữa, số con/lứa WW: trọng lượng cai sữa, pao/con WA: tuổi cai sữa, ngày ADG: tăng trọng trung bình ngày, pao/ngày Hai kiểu gen lợn: Lợn màu = Hampshire x Yorkshire x Landrace Lợn trắng = Yorkshire x Landrace Nếu gộp số lợn con còn sống và số lợn chết khi sinh thì lợn trắng sinh tổng số con trong một lứa nhiều hơn lợn màu. Lợn trắng cũng lớn nhanh hơn lợn màu một chút (4,4%) từ giai đoạn sinh ra tới lúc cai sữa (bảng 1). Lợn nái trắng cân nặng hơn và có độ dày mỡ lưng cao hơn trước khi đẻ và cũng cân nặng hơn khi thôi không cho con bú (bảng 2). Không có sự khác biệt về độ dày mỡ lưng khi thôi không cho con bú. Sự tiêu thụ thức ăn trong thời kỳ cho con bú ở lợn trắng nhiều hơn. Bảng 2. Trọng lượng lợn nái, độ dày mỡ lưng và lượng thức ăn ăn vào trong thời kỳ cho con bú ở cả hai kiểu gen lợn Kiểu gen lợn S ố con trên Lợn màu Lợn trắng các l ứa đẻ 322 263 Chỉ tiêu Trung bình mX Trung bình mX PFW 424 3 436 3** PFBF 13,2 0,2 14,3 0,2*** [...]... bú), pao/ngày Hai kiểu gen lợn: Lợn màu = Hampshire x Yorkshire x Landrace Lợn trắng = Yorkshire x Landrace Kiểu gen và các hệ thống chuồng nuôi Bảng 5 cho thấy các dữ liệu về số con trên ổ, bảng 6 thể hiện dữ liệu về lợn nái ở cả hai kiểu gen lợn và được nuôi ở các hệ thống chuồng dành cho lợn mang thai Đối với lợn màu, không có sự sai khác về tỷ lệ lợn sinh ra còn sống trên lứa (NBA), số lợn chết khi... đai, cho ăn bằng cách ngăn riêng từng con Khi kiểm tra năng suất của tất cả lợn nái (cả lợn màu và lợn trắng) được nuôi trong cả 5 kiểu chuồng, lợn nái có chửa nuôi trong kiểu chuồng CRATE đẻ nhiều lợn hơn và lợn con khi cai sữa nhiều hơn so với các nhóm nuôi ở các hệ thống khác (P . Lợn nái và năng suất số con trên lứa ở hai giống lợn nuôi trong các hệ thống chuồng nuôi khác nhau dành cho lợn mang thai Tóm tắt và gợi ý: Lợn nái và năng suất số con trên lứa của hai. gen và các hệ thống chuồng nuôi Bảng 5 cho thấy các dữ liệu về số con trên ổ, bảng 6 thể hiện dữ liệu về lợn nái ở cả hai kiểu gen lợn và được nuôi ở các hệ thống chuồng dành cho lợn mang thai. . khi nuôi ở các hệ thống chuồng nuôi khác nhau. Số lợn con khi cai sữa (NW) của lợn màu nuôi bằng hệ thống CRATE nhiều hơn số lợn con khi cai sữa của lợn trắng được nuôi bằng hệ thống MOF và