SỞ GIÁO DỤC -ĐÀO TẠO ĐĂKNÔNG TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH ĐỀ THI HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2009 -2010 Môn : Hóa học; Khối 11 Thời gian làm bài:60 phút, không kể thời gian phát đề. (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 169 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Số lượng các đồng phân của ancol C 4 H 9 OH khi tách nước chỉ tạo một anken duy nhất A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 2: Hỗn hợp X gồm xiclobutan và propilen. Khi cho 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) sục vào dung dịch brom (dư) thấy có 24,00 gam brom phản ứng. Phần trăm khối lượng của propilen trong hỗn hợp bằng A. 69,23%. B. 30,77%. C. 75,00%. D. 25,00%. Câu 3: Ứng với công thức phân tử C 5 H 8 có mấy chất thuộc loại ankađien liên hợp? A. Bốn chất. B. Ba chất. C. Hai chất. D. Năm chất. Câu 4: Dùng chất nào sau đây để phân biệt axit fomic và axit axetic: A. Dung dịch NaOH. B. Kim loại Mg. C. Dung dịch AgNO 3 /NH 3 . D. Qùy tím. Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,44 gam một axit hữu cơ (chỉ chứa một loại nhóm chức), sản phẩm cháy được hấp thụ hoàn toàn vào bình 1 đựng P 2 O 5 và bình 2 đựng dung dịch KOH dư. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 0,36 gam và bình 2 tăng 0,88 gam. Công thức phân tử của axit là: A. CH 3 COOH B. C 2 H 5 COOH C. C 3 H 7 COOH D. C 4 H 9 COOH Câu 6: Ứng với công thức phân tử C 8 H 10 có bao nhiêu đồng phân hiđrocacbon thơm? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 7: Lượng clobenzen thu được khi cho 15,6 gam C6H6 tác dụng hết với clo (bột Fe xúc tác) hiệu suất phản ứng 80% là bao nhiêu? A. 18 gam B. 14 gam C. 20 gam D. 16 gam Câu 8: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom : A. cacbon đioxit B. but-1-en C. butan D. mety propan Câu 9: Đun nóng hỗn hợp 2 ancol ROH và R’OH với H 2 SO 4 đậm đặc ở 140 o C, số lượng các ete thu được tối đa là: A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn m (g) hỗn hợp X gồm CH 4 , C 3 H 6 , C 2 H 2 và C 4 H 10 thu được 4,4g CO 2 và 2,52g H 2 O, m có giá trị là : A. 1,48g B. 2,48 g C. 14,8g D. 24,7 g Câu 11: Đun nóng butan tạo 1,8 lit (đktc) hỗn hợp khí gồm H 2 , CH 4 , C 2 H 4 , C 2 H 6 , C 3 H 6 , C 4 H 8 và C 4 H 10 dư. Cho hỗn hợp này qua dung dịch nước brom dư thấy còn 1,0 lit khí (đktc). Phần trăm butan đã phản ứng là: A. 20% B. 40% C. 60% D. 80% Câu 12: Khi phân tích chất hữu cơ A chỉ chứa C, H, O thì có: m C + m H = 3,5m O Công thức đơn giản của A là: A. C 3 H 8 O B. CH 4 O C. C 2 H 6 O D. C 4 H 8 O Câu 13: Câu nào sau đây sai? A. Dầu mỏ nhẹ hơn nước B. Dầu mỏ là một chất nguyên chất. C. Dầu mỏ là chất lỏng, sánh, màu đen. D. Dầu mỏ không tan trong nước Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 1,3 gam ankin X thu được 2,24 lít khí CO 2 (đktc). Công thức phân tử của X là A. C 5 H 8 . B. C 3 H 4 . C. C 4 H 6 . D. C 2 H 2 . Câu 15: Cho 0,92 gam một hỗn hợp gồm C 2 H 2 và CH 3 CHO tác dụng vừa đủ với AgNO 3 trong dung dịch NH 3 thu được 5,64 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của C 2 H 2 và CH 3 CHO tương ứng là Trang 1/3 - Mã đề thi 169 ĐỀ CHÍNH THỨC A. 35,89% và 64,11%. B. 25,73% và 74,27%. C. 27,95% và 72,05%. D. 28,26% và 71,74%. Câu 16: Kết luận nào sau đây là đúng? A. Các hiđrocacbon có công thức phân tử dạng C n H 2n-2 đều thuộc loại ankađien. B. Ankađien có công thức phân tử dạng C n H 2n-2 (n ≥ 3) C. Ankađien không có đồng phân hình học. D. Ankađien phân tử khối lớn không tác dụng với brom (dung dịch). Câu 17: Tổng số đồng phân ancol ứng với công thức phân tử C 4 H 10 O có thể có là: A. 5 B. 6 C. 4 D. 3 Câu 18: Khi butan tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1 : 1 thu được sản phẩm chính là A. CH 3 CH 2 CH 2 CH 2 Br. B. CH 3 CH 2 CHBrCH 3 . C. CH 3 CH 2 CBr 2 CH 3 D. CH 3 CH 2 CH 2 CHBr 2 . Câu 19: Cho 2,24 lít anken X (đktc) tác dụng với brom (trong dung dịch) thu được sản phẩm có khối lượng lớn hơn khối lượng anken là A. 16,0 gam. B. 12,0 gam. C. 8,0 gam. D. 10,0 gam. Câu 20: Cho 3,15 gam một hỗn hợp gồm axit axetic, axit acrylic, axit propionic vừa đủ để làm mất màu hoàn toàn dung dịch chứa 3,2 gam brôm. Để trung hoà hoàn toàn 3,15 gam cũng hỗn hợp trên cần 90 ml dung dịch NaOH 0,5M. Thành phần % khối lượng từng axit trong hỗn hợp lần lượt là : A. 45,71%; 35,25% và 19,04% B. 19,04% ; 45,72% và 35,24% C. 19,04%; 35,24% và 45,72% D. 25,00%; 25,00% và 50,00% Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp hai anken X và Y (đktc) kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 5,60 lít khí CO 2 (đktc). Công thức phân tử của X và Y là A. C 3 H 6 và C 5 H 10 . B. C 2 H 4 và C 3 H 6 . C. C 2 H 4 và C 4 H 10 . D. C 3 H 6 và C 4 H 8 . Câu 22: Khi đốt cháy hoàn toàn 6,44 gam một ancol no X thì thu được 9,24 gam khi CO 2 . Mặt khác khi cho 0,1 mol X tác dụng với kali cho 3,36 lít khí (đo ở đktc). Tìm công thức cấu tạo thu gọn của X. A. C 3 H 5 (OH) 3 B. C 2 H 4 (OH) 2 C. C 3 H 7 OH D. C 4 H 6 (OH) 4 Câu 23: Oxi hoá 16 kg ancol metylic bằng oxi không khí có mặt Cu và đun nóng. Cho anđehit tạo thành tan hoàn toàn vào nước thu được 30kg fomalin 40%. Hiệu suất phản ứng oxi hoá là A. 80% B. 79% C. 81% D. 45% Câu 24: Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được 3 chất: benzen, etylbenzen và stiren? A. Quỳ tím B. Dung dịch H 2 SO 4 loãng C. Dung dịch AgNO 3 /NH 3 D. Dung dịch KMnO 4 Câu 25: Có bao nhiêu ankan đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C 5 H 12 ? A. 3 đồng phân. B. 6 đồng phân. C. 4 đồng phân. D. 5 đồng phân. Câu 26: Đốt cháy 2 hydrocacbon đồng đẳng liên tiếp ta thu được 6,43g nước và 9,8gam CO 2 . vậy CTPT 2 hydrocacbon là : A. CH 4 và C 2 H 6 B. C 2 H 4 và C 3 H 6 C. C 3 H 6 và C 4 H 8 D. C 2 H 6 và C 3 H 8 Câu 27: Ankan là hiđrocacbon có công thức phân tử dạng A. C n H 2n+2 B. C n H 2n-6 . C. C n H 2n . D. C n H 2n-2 . Câu 28: Cho các chất sau : metan, etilen, but-2-in và axetilen. Kết luận nào sau đây đúng ? A. Cả 4 chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch brom B. không có chất nào làm nhạt màu dung dịch kali pemanganat. C. Có hai chất tạo kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac D. Có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom Câu 29: Cho ankin X có công thức cấu tạo sau : ` CH 3 C C CH CH 3 CH 3 Tên của X là A. 4-metylpent-3-in. B. 2-metylpent-3-in. C. 2-metylpent-4-in. D. 4-metylpent-2-in. Trang 2/3 - Mã đề thi 169 Câu 30: Chỉ dùng một thuốc thử nào dưới đây để phân biệt được etanal (anđehit axetic) , propan-2- on (axeton) và pent-1-in A. dung dịch brom B. dung dịch AgNO 3 /NH 3 C. dung dịch Na 2 CO 3 D. H 2 /Ni,t 0 Câu 31: Crackinh 11,6 gam C 4 H 10 thu được hỗn hợp khí X gồm 7 chất: C 4 H 8 , C 3 H 6 , C 2 H 6 , C 2 H 4 , CH 4 , H 2 , C 4 H 10 dư. Đốt cháy hoàn toàn X cần thể tích không khí ở điều kiện tiêu chuẩn là bao nhiêu? (Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí). A. 224 lít B. 136 lít C. 112,6 lít D. 145,6 lít Câu 32: Khi cho but-1-en tác dụng với HBr thu được sản phẩm chính là A. 1-brombutan. B. hỗn hợp 1-brombutan và 2-brombutan. C. 2-brombutan. D. 3-brombutan. Câu 33: Cho 1,74 gam một anđehit no, đơn chức phản ứng hoàn toàn với AgNO 3 /NH 3 sinh ra 6,48 gam bạc kim loại. Công thức cấu tạo của anđehit là : A. CH 3 -CHO B. CH 3 CH 2 -CHO C. CH 3 CH 2 CH 2 -CHO D. (CH 3 ) 2 CH-CHO Câu 34: Tính axit giảm dần theo thứ tự nào: A. CH 3 COOH>C 6 H 5 OH>C 2 H 5 OH>H 2 SO 4 . B. H 2 SO 4 >C 6 H 5 OH>CH 3 COOH>C 2 H 5 OH. C. H 2 SO 4 >CH 3 COOH>C 6 H 5 OH>C 2 H 5 OH. D. C 2 H 5 OH>C 6 H 5 OH>CH 3 COOH>H 2 SO 4 . Câu 35: X là dẫn xuất monoclo của một ankan. Trong phân tử X, phần trăm khối lượng clo bằng 45,22%. X có công thức phân tử là A. CH 3 Cl. B. C 4 H 9 Cl. C. C 3 H 7 Cl. D. C 2 H 5 Cl . Câu 36: Sắp xếp các hợp chất sau theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi: axit axetic (1), ancol etylic (2), ancol propylic (3), đimetyl ete (4): A. (1) < (2) < (3 ) < (4) B. (4) < (2) < (3) < (1) C. (1) < (4) < (3) < (2) D. (4) < (3) < (2) < (1) Câu 37: Cho sơ đồ sau CaC 2 H2O M + → H2O xt N + → H2 Ni P + → Tên gọi của các chất M.N.P lần lược là A. Andehit axetic, axetilen, ancol etylic B. Axetilen, ancol etylic, anđehit axetic C. Ancol etylic, andehit axetic, axetilen D. Axetlen, andehit axetic, ancol etylic Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X gồm propan và butan thu được 7,84 lít khí CO 2 . Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm thể tích của propan trong hỗn hợp bằng A. 43,14%. B. 60%. C. 50,00%. D. 56,86%. Câu 39: Sục khí CO 2 vào dung dịch natri phenolat thấy dung dịch bị vẩn đục. Điều đó chứng tỏ: A. phenol là axit yếu hơn axit cacbonic. B. phenol là chất có tính bazơ mạnh. C. phenol là một chất lưỡng tính D. phenol là axit mạnh. Câu 40: Anken CH 3 CH=CHCH 2 CH 3 có tên là A. metylbuten-2. B. penten-3. C. pent-2-en. D. pent-3-en. HẾT Giám thị I : …………………………… Giám thị II : ……………………………… Trang 3/3 - Mã đề thi 169 . Phần trăm khối lượng của C 2 H 2 và CH 3 CHO tương ứng là Trang 1/3 - Mã đề thi 169 ĐỀ CHÍNH THỨC A. 35,89% và 64,11%. B. 25 ,73% và 74 ,27 %. C. 27 ,95% và 72, 05%. D. 28 ,26 % và 71,74%. Câu 16: Kết. 1 : 1 thu được sản phẩm chính là A. CH 3 CH 2 CH 2 CH 2 Br. B. CH 3 CH 2 CHBrCH 3 . C. CH 3 CH 2 CBr 2 CH 3 D. CH 3 CH 2 CH 2 CHBr 2 . Câu 19: Cho 2, 24 lít anken X (đktc) tác dụng với brom (trong. TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH ĐỀ THI HỌC KỲ II - NĂM HỌC 20 09 -20 10 Môn : Hóa học; Khối 11 Thời gian làm bài:60 phút, không kể thời gian phát đề. (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 169 Họ, tên thí sinh: