1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

MỖI NGÀY ĐẾN TRƯỜNG LÀ MỘT NGÀY VUI?

2 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 44 KB

Nội dung

MỖI NGÀY ĐẾN TRƯỜNG LÀ MỘT NGÀY VUI? Người ta thường nói Mỗi ngày đến trường là một ngày vui nhưng với chúng tôi - những giáo viên trường Tiểu học Ngọc Lĩnh - huyện Tĩnh Gia – Thanh Hoá thì đó mãi mãi là một khẩu hiệu. Nói đúng hơn mỗi ngày đến trường là một cực hình. Không phải vì chúng tôi không yêu nghề, không yêu trẻ mà vì hiệu trưởng của chúng tôi – ông Vũ Sĩ Trúc là một người độc đoán, gia trưởng, không tôn trọng tập thể, thiếu văn hoá trong hội họp. Tôi xin lấy một vài dẫn chứng ra đây để cán bộ giáo viên trong trường, phụ huynh và học sinh thấy rõ trình độ, năng lực quản lí của một người đứng đầu một cơ quan quản lí giáo dục, đứng đầu chi bộ Đảng 1) Vì không được số phiếu cao như mong muốn trong cuộc bầu Điển hình tiên tiến 5 năm, ông Trúc đã tìm cách điều tra, trù dập những ai không bỏ phiếu tín nhiệm cho mình 2) Có lẽ chỉ có ở trường tiểu học Ngọc Lĩnh - huyện Tĩnh Gia mới có cách bình xét thi đua lạ lùng, kì quái có một không hai. Đó là thói quen xếp loại thi đua cho cán bộ giáo viên theo ý của mình (ý của hiệu trưởng), không lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, phá vỡ mọi nguyên tắc, mọi tiêu chí (kể cả tiêu chí do hội nghị viên chức đầu năm đề ra cũng không được tôn trọng) … 3) Ông Trúc đã quyết định bằng mồm huỷ kết quả kiểm tra của một lớp (lớp 4b) (đề của Sở - như ông Trúc nói) đình chỉ công tác của một giáo viên giỏi, tổ chức kiểm tra lại lấy kết quả đánh giá chất lượng học sinh chỉ vì học sinh làm bài tốt quá, nghi ngờ bị lộ đề (đề do ông Trúc giữ) Nghiêm trọng hơn còn tuyên bố trước phụ huynh rằng giáo viên chủ nhiệm lớp 4b bị đình chỉ công tác khi chưa có quyết định chính thức làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của đồng nghiệp và tập thể, gây hoang mang trong dư luận, bất bình trong giáo viên và phụ huynh 4) Trong hội họp: Ông Trúc có thể bắt cả cơ quan họp đến 6 h 30 tối không cần quan tâm đến là đã hết giờ hành chính ở nhà giáo viên còn có mẹ già, con nhỏ. chồng công tác xa; Đặc biệt tất cả những ý kiến (trong các kì họp) có tính xây dựng của đồng nghiệp đều bị hiệu trưởng gạt phăng đi để áp đặt vào đó ý kiến chủ quan của mình mà không cần quan tâm đến ý kiến của tập thể. Nói khác đi ông Trúc có thói quen lấy ý kiến chủ quan của mình làm ý kiến của tập thể. Nực cười hơn, những ý kiến của hiệu trưởng (tất nhiên là có lợi cho hiệu trưởng) đều được ghi vào biên bản còn những ý kiến của giáo viên thì cấm không cho thư kí ghi. Tất nhiên ông Trúc dưới danh nghĩa là hiệu trưởng (người đứng đầu cơ quan) và bí thư chi bộ (người đứng đầu tổ chức Đảng) cũng có thể không cho người khác phát biểu (dù ý kiến đó hợp lí, có tính xây dựng, là đại diện tiêu biểu cho ý kiến tập thể). Thậm chí Hiệu trưởng cũng có thể đập bàn, quát tháo trước mặt đồng nghiệp. Vì thế, đần dần trong các cuộc họp chỉ có mình hiệu trưởng độc thoại. Giáo viên trong trường không muốn phát biểu, hoặc ngại phát biểu, không muốn nghe hoặc không thèm nghe. Có thể nói ông Trúc đã thủ tiêu quyền dân chủ, thủ tiêu tinh thần đấu tranh với cái xấu và Danh hiệu trường chuẩn chỉ còn là danh nghĩa. Thật đáng xấu hổ 5) Ở trường chúng tôi tôi lưu truyền một tin đồn rằng: Ông trúc bị bệnh biên bản, bệnh kiểm điểm: Đi chậm 5 phút, viết bản kiểm điểm, lập biên bản; Lấy nước cho học sinh trong giờ học, viết bản kiểm điểm, lập biên bản; Ôn tập cho học sinh đúng nội dung kiến thức kiểm tra, viết tường trình lập biên bản… Đó là lập biên bản để bắt chẹt người khác. Còn với bản thân mình, ông Trúc thích đến trường chẳng ai biết, về chẳng ai hay… và người ta chẳng thấy ông Trúc tự nhận khuyết điểm bao giờ cho dù có những việc làm sai nguyên tắc ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín tập thể. Không biết tinh thần tự phê bình của Đảng viên ở đâu? Những chuyện như thế ở trường chúng tôi còn rất nhiều. Không tin, bạn cứ hỏi giáo viên trường tôi, họ sẽ nói cho bạn nghe. Có thể họ chưa nói ra vì sợ bị trù dập nhưng có lẽ chẳng có ai hài lòng với cách làm việc như thế. Phụ huynh học sinh nói lại rằng: Học sinh đến trường rất sợ thầy Trúc và về nhà lên cơn sốt Đã có đơn phản ánh đến phòng giáo dục Tĩnh Gia nhưng bị lờ đi Trong khi toàn ngành giáo dục đang thực hiện cuộc vận động Trường học thân thiện … thì không đâu như ở trường Tiểu học Ngọc Linh – Tĩnh Gia - Thanh Hoá lại không thân thiện đến thế, lại mất dân chủ đến thế Đã từ lâu nghề giáo được xem là nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí. Đó là một nhận định rất đáng tự hào. Tôi nghĩ rằng người thầy chưa thể làm giàu cho bản thân thậm chí là chưa đủ sống thì một môi trường như thế liệu giáo viên có yên tâm công tác cống hiến công sức của mình cho sự nghiệp trồng người, làm sao giáo dục có thể là quốc sách hàng đầu như nhà nước ta đã khẳng định. Và một điều nữa (nói nhỏ thôi) Nếu chúng ta không biết tôn trọng đồng nghiệp của mình, nghề nghiệp của mình thì liệu xã hội có tôn trọng mình không Tôi đã gửi bài này (và một số bài khác nữa) trên Dân trí, Giáo dục và thời đại, Việt Nam net và một số trang mạng khác … Mời các bạn chú ý đón xem . MỖI NGÀY ĐẾN TRƯỜNG LÀ MỘT NGÀY VUI? Người ta thường nói Mỗi ngày đến trường là một ngày vui nhưng với chúng tôi - những giáo viên trường Tiểu học Ngọc Lĩnh - huyện. mãi mãi là một khẩu hiệu. Nói đúng hơn mỗi ngày đến trường là một cực hình. Không phải vì chúng tôi không yêu nghề, không yêu trẻ mà vì hiệu trưởng của chúng tôi – ông Vũ Sĩ Trúc là một người. thiện đến thế, lại mất dân chủ đến thế Đã từ lâu nghề giáo được xem là nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí. Đó là một nhận định rất đáng tự hào. Tôi nghĩ rằng người thầy chưa thể làm giàu

Ngày đăng: 09/07/2014, 23:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w