1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

HUYỆT VỊ ĐÔNG Y PHONG THỊ pptx

5 474 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Huyệt có tác dụng trị phong thấp gây nên tê, bại liệt chi dưới, là nơi tụtập của phong khí.. Huyệt có tác dụng khứ được phong tụ đi vì vậy gọi là Phong Thị Trung Y Cương Mục.. Vị Trí: Xu

Trang 1

HUYỆT VỊ ĐÔNG Y PHONG THỊ

Tên Huyệt:

Thị chỉ sự tụ tập Huyệt có tác dụng trị phong thấp gây nên tê, bại liệt chi

dưới, là nơi tụtập của phong khí Huyệt có tác dụng khứ được phong tụ đi vì

vậy gọi là Phong Thị (Trung Y Cương Mục)

Tên Khác:

Thùy Thư

Xuất Xứ:

Trang 2

Trữu Hậu Phương

Đặc Tính:

Huyệt thứ 31 của kinh Đởm

Vị Trí:

Xuôi cánh tay thẳng xuống đùi, ép ngón tay vào bờ sau cơ căng cân đùi,

huyệt ở đầu ngón tay giữa áp lên đùi, trên nếp nhượng chân 7 thốn, giữa gân cơ

nhị đầu đùi và cơ rộng giữa

Giải Phẫu:

Dưới da là bờ sau cân đùi và cơ rộng ngoài bờ trước cơ 2 đầu đùi, cơ

rộng giữa, xương đùi Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh mông

trên, các nhánh dây thần kinh đùi và nhánh dây thần kinh hông Da vùng huyệt

chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L2

Tác Dụng:

Khu phong, tán hàn thấp, làm mạnh gân cốt, điều khí huyết

Chủ Trị:

Trị chi dưới liệt, vùng lưng và chân đau, thần kinh tọa đau

Trang 3

Châm Cứu:

Châm thẳng 1 - 1, 5 thốn Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút

Tham Khảo:

(”Cứu cước khí: Phong Thị 2 huyệt” (Ngoại Đài Bí Yếu)

(”Huyệt Phong Thị là huyệt chủ yếu trị chứng phong tý đau nhức”

(Cảnh-Nhạc Toàn Thư)

(”2 chân tê, chân và gối không có lực, châm Phong Thị 0, 5 thốn, bổ

nhiều tả ít, lưu kim 5 hô” (Y Học Cương Mục)

(“ Huyệt Phong Thị, theo sách Giáp Ất Kinh nguyên là 1 Kỳ Huyệt, sau

này sách Châm Cứu Đại Thành mới nhập vào kinh túc Thiếu Dương Đởm”

(Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy)

(”Phong Thị chủ trị đùi bị trúng phong, 2 gối không có sức, cước khí”

(Thập Tứ Kinh Yếu Huyệt Chủ Trị Ca)

Trang 4

PHONG TRÌ

Tên Huyệt:

Huyệt được coi là ao (trì) chứa gió (phong) từ ngoài xâm nhập vào, vì

vậy gọi là Phong Trì

Xuất Xứ:

Thiên ‘Nhiệt Bệnh’ (LKhu.23)

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 20 của kinh Đởm

+ Huyệt hội với mạch Dương Duy

Vị Trí:

Ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào

đáy hộp sọ

Giải Phẫu:

Dưới da là góc tạo nên bởi cơ thang và cơ ức-đòn-chũm, đáy là cơ gối

đầu và cơ đầu dài, đáy hộp sọ

Trang 5

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh cổ 2, nhánh của dây

thần kinh chẩm lớn và nhánh của dây thần kinh dưới chẩm

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3

Tác Dụng:

Khu phong, Giải biểu, thanh nhiệt, thông nhĩ, minh mục, sơ tà khí

Chủ Trị:

Trị đầu đau, cổ gáy cứng, ca?m mạo, chóng mặt, mắt hoa, tai ù, huyết áp

cao, các bệnh ở não

Châm Cứu:

Châm thẳng, ngang với trái tai, hơi hướng xuống dưới, hướng mũi kim

về mắt bên kia, sâu 0, 5 - 1 thốn, hoặc châm xiên thấu Phong Trì bên kia

Ngày đăng: 09/07/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w