Có những đêm không mây mù bao phủ, bầu trời đẹp quang đãng, ánh trăng vàng mát dịu, theo âm lịch rằm tháng 8 là tết Trung Thu.. một số đồ chơi lớn như đèn kéo quân, tối thắp nến sáng các
Trang 1Tết Trung Thu
Nguyễn Quý Đại
Munich cuối hè 2007
Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
Thả trâu ăn lúa gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ bên trời
Mẹ còn cỡi ngựa đi mời quan viên
Quan thì cầm bút cần nghiên
Quan thì cầm tiền đi chuộc lá đa
Tháng 9 thời tiết mát, những cơn mưa giông nhỏ hạt, cỏ cây xanh lá sẽ đổi màu cho muà Thu sắp đến Có những đêm không mây mù bao phủ, bầu trời đẹp quang đãng, ánh trăng vàng mát dịu, theo âm lịch rằm tháng 8 là tết Trung Thu Cộng đồng người Việt tị nạn chuẩn bị tổ chức Tết Trung Thu cho trẻ em, những tiệm thực phẩm Á Châu bán bánh trung thu, lồng đền lộng lẫy Những hộp bánh Trung thu màu đỏ sậm, bánh dẻo, bánh nướng
Những chiếc lồng đèn gợi cho chúng ta nhớ thời ấu thơ, vào dịp Tết Trung Thu theo mẹ ra chợ, mua những đồ chơi bằng giấy bồi, hoặc dán lên bộ khung bằng tre nứa như lồng đèn hình ngôi sao, hình bánh ú một số đồ chơi lớn như đèn kéo quân, tối thắp nến sáng các vòng dán hình người, thú và cảnh vật từ chuyển động, từ ngoài nhìn qua các lớp giấy bóng màu, các hoạt cảnh cứ liên tục diễn ra nhịp nhàng, sống động như một màn hình, các lồng đèn với dạng đầu sư tử, tiến sĩ giấy… Nguyễn Khuyến trong bài thơ Ông nghè tháng tám đã viết
"Mấy chú Hoa Nam khéo vẽ trò,
cũng cờ cũng cũng biển cũng cân đai“
Ngày xưa ở phố hàng Mã Hà Nội, người ta thường bày bán đủ các loại lồng đèn, nhiều kiểu
đủ màu, không thiếu hình các ông tiến sĩ giấy, Nhiều người thích mua cho con chơi và mơ ước con cái sau nầy sẽ là những người khoa bảng có điạ vị trong xã hội Các phố hàng
Đường, hàng Buồm bán đủ các loại bánh Trung Thu Ngày nay khắp nơi đều có bày bán quà
Trang 2bánh Trung Thu, lồng đèn, theo văn minh phát triễn cuả khoa học, thêm những đồ chơi bằng nhựa, những con bướn, chim bồ câu bằng điện tử bay lượn quanh gian hàng, càng tăng phần hấp dẫn hơn Ở Sài gòn khắp nơi đều có bán bánh Trung Thu, rằm tháng 8 trở thành một lễ Hội lớn cho trẻ em, người lớn mua bánh để biếu những người mình mang ơn
Hằng năm người Việt ở hải ngoại thường tổ chức tết Trung Thu, để trẻ em có cơ hội gặp nhau, tổ chức dự thi lồng đèn, có các mục như: thi ca nhạc với quốc phục, thi vẽ với đề tài về Tết Trung Thu, đố vui để học vv để nhớ lại kỷ niệm thời thơ ấu xa xưa ở quê nhà Chúng ta tìm hiểu về Tết Trung Thu tại sao có lồng đèn ông sao? tiến sĩ giấy múa lân với tiếng trống vui nhộn khắp nơi từ thành thị cho đến thôn quê
Theo huyền thoại thì Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Đường; thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh Nguyên năm đó, vào đêm Rằm tháng tám trăng tròn sáng tỏ, gió mát Nhà vua ngự chơi ngoài thành tới khuya Bỗng xuất hiện ông già đầu bạc trắng chống gậy tới bên nhà vua Trông người và theo cử chỉ, nhà vua đoán ngay là một vị thượng tiên giáng thế Ông già kính cẩn chào nhà vua rồi hỏi:
-Bệ hạ có muốn lên thăm cung trăng không?
-Nhà vua liền trả lời “có”
Vị tiên liền đưa chiếc gậy lên trời, hoá phép ra một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, còn một đầu giáp mặt đất Tiên ông đưa nhà vua trèo lên cầu vồng, đến cung trăng Phong cảnh nơi đây thật đẹp với vẻ đẹp khác xa nơi trần thế Có những nàng tiên nữ nhan sắc xiêm y cực kỳ lộng lẫy, xinh như mộng, nhảy múa những điệu vô cùng quyến rũ Nhà vua đang say sưa với những cảnh đẹp thì tiên ông lại đưa nhà vua trở lại cung điện Về tới trần thế, nhà vua còn luyến tiếc cảnh trên cung Quảng và những giờ phút đầy thơ mộng nhà vua đã sống qua
Để kỷ niệm cái ngày du Nguyệt điện, nhà vua đặt ra Tết Trung thu
Trong ngày Tết này, người ta uống rượu, uống trà thưởng trăng, và vì vậy Tết này còn được gọi là Tết Trông Trăng Vầng trăng mở hội liên hoan, ngày rằm Trung thu nhằm vào tiết Thu phân nên khí âm và dương điều hòa với đêm ngày bằng nhau Bầu trời quang đãng, khí hậu
ôn hòa nên người ta cảm thấy dễ chịu nhất trong năm Hơn nữa, Thu là mùa lúa chín, nên việc đồng áng rảnh rỗi Đây là dịp "ăn mừng vầng trăng tập thể "một cách cụ thể của tục lệ xã hội trong cảnh liên hoan náo nhiệt với tục rước đèn, múa lân Nhiều gia đình nhân dịp làm nhiều thứ bánh bày cổ trông trăng, làm lễ cúng tổ tiên ông bà, cỗ Trung Thu rất phong phú nhiều trái cây, bánh kẹo
Các vì sao trên trời cao, được bổ sung bằng lồng đèn hình ngôi sao của các em như mời trăng, rước trăng về dự cỗ với các em, trẻ em lũ lượt kéo nhau ra phố, mỗi đưá cầm chơi một cái lồng đền thắp nến bên trong, càng tạo không khí huyền hoặc như cảnh cung Quảng Hàn ở giữa trần gian, các em cùng nhau hát gọi trăng những bài đồng dao - Với nhi đồng là vầng trăng của bài ca "Ông giẳng, Ông giăng ", của những chuyện kể thần thoại về "Thằng cuội",
"Hằng Nga", "Thiềm thừ", "Cung Quảng", của những trò chơi "Thả đỉa ba ba", " Rồng rắn Ông thầy", Phụ đồng chổi thổi lổi mà lên" dưới ánh trăng vàng vằng vặc
Ông Giăng ơi, xuống chơi với tôi
Nhà tôi có một bát cơm xôi
Có nồi cơm nếp, có nệp bánh chưng
Có lưng hũ rượu, có khướu đánh đu
Thằng cu giữ lại, mẹ đẻ bồng con
Cái lon múc nước, cái lược chải đầu
Trang 3Con trâu cày chiêm, cái liềm hái lá
Con cá có vây, thợ rèn có buá
Nhà chuá có tàn, nhà quan có lọng
Hết ngồi hát vỗ tay, các em lại đứng lên nắm tay nhau thành vòng tròn xung quanh mâm cỗ, vừa đi vừa hát:
Dung dăng dung dẻ, dắt trẻ đi chơi
Đến cửa nhà trời, tìm nơi gió mát
Cùng hát véo von, mời ông trăng tròn
Ra chơi với bé, xì xà xì xạp
…
Sau đó các em đi ngược lại và hát tiếp như điệp khúc:
Dung dăng dung dẻ, dắt trẻ đi chơi
Đến cửa nhà trời, lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê, cho dê đi học
Cho cóc ở nhà, cho gà bới bếp
Ngồi xệp xuống đây…
Đôi khi trẻ em quây quần bên bà nội hay mẹ nghe kể chuyện về trăng có Hằng Nga dịu dàng tươi trẻ, hoặc về chú Cuội láu lỉnh “ngồi gốc cây đa, thả trâu ăn lúa, gọi cha hời hời…” Các
em nghe chuyện, ăn quà bánh trông trăng, người lớn cũng vui với trăng hoà mình với thiên nhiên : Nói về trăng như những luyến ái với nhân gian Với lứa tuổi nam nữ yêu đương là những vầng trăng thề, trăng chia phôi, trăng nhớ nhung, trăng khắc khoải trong truyện Kiều
3522 câu lục bát chỉ nhắc đến hai ba chữ "nắng" nhưng đã nhắc đến 38 chữ "trăng" với bao nhiêu sắc vẻ trữ tình như trăng bạc, trăng già, trăng gió, trăng hoa, trăng khuyết, trăng mới, trăng tà, trăng tàn, trăng thâu, trăng thề, trăng tròn
Vầng trăng rất quan hệ đến sinh hoạt, tính khí và sinh lý của vạn vật trên mặt đất qua hiện tượng thủy triều và ảnh hưởng huyền bí trên mùa màng cây cỏ Về hình dáng và thời điểm xuất hiện của vầng trăng trong tháng được nhà nông kể thuộc lòng theo vần theo điệu như sau:
Mồng một lá trai,
Mồng hai lá lúa,
Mồng ba câu liêm,
Mồng bốn lưỡi liềm,
Mồng năm liềm giật,
Mồng sáu thật trăng,
Mười rằm trăng náu,
Mười sáu trăng treo,
Mười bảy sảy giường chiếu,
Mười tám trăng lẹm,
Mười chín dụn dịn,
Hai mươi giấc tốt,
Hăm mốt nửa đêm,
Hăm hai bằng tai,
Hăm ba bằng đầu,
Hăm bốn bằng râu,
Hăm lăm bằng cầm,
Hăm sáu đã vậy,
Hăm bảy làm sao,
Trang 4Hăm tám thế nào,
Hăm chín thế ấy,
Ba mươi không trăng
Qua những kinh nghiệm theo nghề nông việt Nam còn có những câu sau để tiên đoán việc nông
Muốn ăn lúa ré, xem trăng rằm tháng giêng,
Muốn ăn lúa tháng 5, xem trăng rằm tháng 8
Muốn ăn lúa tháng 10, xem trăng mồng tám tháng 4
Hay là
Trăng thanh vằng vặc giữa trời
Nhớ tình nhớ nghiã nhớ nơi hẹn hò
Trăng tròn chỉ có đêm rằm
Tình ta tháng tháng quanh năm vẫn tròn
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non ………
Tô Đông Pha trong hai bài Tiền Xích bích phú và Hậu Xích bích bất hủ sáng tác vào mùa thu năm Nhâm Tuất (năm 1082) đã tạo một ảnh hưởng sâu đậm cảnh sông nước Trường giang dưới ánh trăng thu, Tô Đông Pha đã luận về thân phận phù du của con người trong vũ trụ mênh mang bất diệt để kết luận với cái triết lý hưởng lạc trước mắt trong kho tàng thiên nhiên
vô tận:
Nước kia vẫn xuôi giòng chẩy xiết,
Mà chưa từng đi hết chút nao!
Trăng kia có lúc đầy hao,
Mà ta chưa thấy khi nào bớt thêm
Cứ lúc biến mà xem trời đất,
Thì chẳng qua chớp mắt mà thôi
Cứ khi không biến mà coi,
Thì ai ai cũng lâu dài như nhau
(Tiền Xích Bích Phú dịch nôm của Đào Nguyên Phổ)
Nói về Trăng là cả một nguồn thi hứng để sáng tác Các thi nhân ca tụng trăng khi nghe đờn hát, khi ngắm hoa, khi lên núi cao, khi dong thuyền trên sông nước Những áng văn nổi tiếng của những thi hào đều được sáng tác dưới trăng: Trong bài Tương tiến tửu, thi bá Lý Bạch khuyến khích người ta:
Khôn nỡ để chén vàng trơ dưới nguyệt
Nhân sinh khi đắc ý nên càng,
Trong Tỳ bà hành (mùa thu năm 816 CN), Bạch Cư Dị đã tả:
Thuyền không đậu bến mặc ai,
Quanh thuyền trăng giải, nước trôi lạnh lùng
Cố thi sĩ Hàn Mặc Tử, yêu thương những mùa trăng trong cuồn loạn
Trang 5Trăng ! Trăng ! Trăng ! là Trăng! Trăng ! Trăng
Ai mua Trăng tôi bán trăng cho
Ánh trăng mỏng quá không chê nổi
Những vẻ xanh xao của mặt hồ
Những nét buồn buồn tơ liễu rủ
Những lời năng nỉ của hư vô
Những ngày xa quê hương muốn có những đêm trăng để thưởng thức rất khó, vì thời tiết ở Âu Châu vào thu trời không đẹp như ở bên quê nhà, ánh đèn điện sáng khắp nơi làm mất đi một phấn nào vẽ đẹp cuả thiên nhiên với ánh trăng vàng vào dịp tết Trung Thu! Tản Đà với thơ ngông, chán đời đã gởi chị Hằng một phần tâm sự
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi !
Trần giới em nay chán nửa rồi
Cung Quế đã ai ngồi đó chửa ?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi
Ai đâu trở lại mùa thu trước,
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng
Nhạc phẩm Thằng Cuội (1) của nhạc sĩ Lê Thương (mất năm 1996) Bài hát này không chỉ cuốn hút thế giới tuổi thơ mà cả người lớn
"Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già, ôm một mối mơ Lặng yên, ta nói Cuội nghe: Ở cung trăng mãi làm chi? Bóng trăng trắng ngà Có cây đa to "
Trăng qua thi ca thật hấp dẫn gợi tình, hình ảnh các nàng tiên xinh đẹp với chi Hằng Nga ở cung quảng thơ mộng, đã bị quấy rầy bởi chuyến bay Apollo 11 khởi hành ngày 16.7.1969 đã đáp xuống mặt trăng vào ngày 24.7.1969 Con người đã khám phá cuộc sống bí mật của không gian, thiên thể Hằng Nga xinh đẹp và các nàng tiên đã bỏ đi nơi khác!!! cây đa của chú Cuội (xem phần đìển tích trích dưới) chỉ trở về trong những ngày rằm tháng Tám
Kỷ niệm thời ấu thơ vui chơi mùa Trung Thu, với những chiếc lồng đèn xinh đẹp, rước đèn trong đêm trăng rằm tháng Tám, được ăn bánh Trung thu của gia đình hay trường học phân phát, thưởng thức vui đùa hồn nhiên dưới ánh trăng vàng diệu vợi Kỷ niệm đó chỉ còn lại trong ký ức tuổi đời theo bóng ngã chiều tà
Munich cuối hè 2007
Sự tích chú Cuội cung trăng
Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp Nhìn trước nhìn sau anh chỉ thấy có bốn con cọp con đang vờn nhau Cuội liền xông đến vung rìu bổ cho mỗi con một nhát lăn quay trên mặt đất Nhưng vừa lúc đó, cọp mẹ cũng về tới nơi Nghe tiếng gầm kinh hồn ở sau lưng, Cuội chỉ kịp quẳng rìu leo thoắt lên ngọn một cây cao Từ trên nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ lồng lộn trước đàn con
đã chết Nhưng chỉ một lát, cọp mẹ lẳng lặng đi đến một gốc cây gần chỗ Cuội ẩn, đớp lấy một ít lá rồi trở về nhai và mớm cho con, bốn con cọp con đã vẫy đuôi sống lại, khiến cho
Trang 6Cuội vô cùng sửng sốt chờ cho cọp mẹ tha con đi nơi khác, cuội đến cây lạ kia đào gốc vác
về nhà
Dọc đường gặp một ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống, không ngần ngại, bứt ngay mấy lá nhai và mớm cho ông già! Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong, ông lão đã mở mắt ngồi dậy Thấy có cây lạ, ông lão liền hỏi chuyện Cuội kể lại đầu đuôi câu chuyện, nghe xong ông lão nói
“Cây này chính là cây có phép "cải tử hoàn sinh" Thật là trời cho con để cứu giúp thiên hạ Con hãy chăm sóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà nó bay lên trời.” Nói rồi ông lão chống gậy đi Còn Cuội thì gánh cây về nhà trồng ở góc vườn phía đông, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong sạch
Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là Cuội vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa Tiếng đồn Cuội có phép bay đi khắp nơi, Một hôm Cuội lội qua sông gặp xác một con chó chết trôi Cuội vớt lên rồi giở lá trong mình ra cứu chữa cho chó sống lại Con chó quấn quít theo Cuội, tỏ lòng biết ơn Từ đấy, Cuội có thêm một con vật tinh làm bạn
Một lần khác, có lão nhà giàu ở làng bên hớt hải chạy đến tìm Cuội, vật nài xin Cuội cứu cho con gái mình vừa sẩy chân chết đuối Cuội vui lòng theo về nhà, lấy lá chữa cho Chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên, rồi sống lại Thấy Cuội là người cứu sống mình, cô gái xin làm vợ chàng Lão nhà giàu cũng vui lòng gả con gái cho Cuội Vợ chồng Cuội sống với nhau thuận hòa, êm ấm thì thốt nhiên một hôm, trong khi Cuội đi vắng,
có bọn giặc đi qua nhà Cuội Biết Cuội có phép cải tử hoàn sinh, chúng quyết tâm chơi ác Chúng bèn giết vợ Cuội, cố ý moi ruột người đàn bà vứt xuống sông, rồi mới kéo nhau đi Khi Cuội trở về thì vợ đã chết từ bao giờ, mớm bao nhiêu lá vẫn không công hiệu, vì không có ruột thì làm sao mà sống được !!
Thấy chủ khóc thảm thiết, con chó lại gần xin hiến ruột mình thay vào ruột vợ chủ Cuội chưa từng làm thế bao giờ, nhưng cũng liều mượn ruột chó thay ruột người xem sao Quả nhiên người vợ sống lại và vẫn trẻ đẹp như xưa Thương con chó có nghĩa, Cuội bèn nặn thử một bộ ruột bằng đất, rồi đặt vào bụng chó, chó cũng sống lại Vỡ với chồng, người với vật lại càng quấn quít nhau hơn, nhưng cũng từ đấy, tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn Hễ nói đâu là quên đó, làm cho Cuội lắm lúc bực mình Ðã không biết mấy lần, chồng dặn vợ: "Có đái thì đái bên Tây, chớ đái bên Ðông, cây dông lên trời!"
Nhưng vợ Cuội hình như lú ruột, lú gan, vừa nghe dặn xong đã quên Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về, vợ ra vườn sau, không còn nhớ lời chồng dặn, cứ nhằm vào gốc cây quý mà đái Không ngờ chị ta vừa đái xong thì mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào Cây đa tự nhiên chuyển động bay lên trời Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, chạy đến níu cây lại Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi
Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên cung trăng Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cả cái cây quý của mình Nhìn lên mặt trăng, người ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, người ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa