“Dắt” chồng vào bếp Phụ nữ được coi hay phàn nàn hơn đàn ông, nhưng riêng với việc nhà, đàn ông bỗng trở nên than thở nhiều hơn. Thuyết phục đàn ông chia sẻ việc nhà chưa bao giờ là việc dễ dàng. Mặc dù các nhà tâm lý có gợi ý trăm phương nghìn kế, các bà vợ vẫn thấy việc dẫn dụ chồng làm việc nhà là việc vô cùng khó khăn. Cách hữu hiệu nhất có thể khiến đàn ông dần dần quen với việc nhà là thực hiện “nguyên tắc của sự im lặng”. Ảnh: Images Than thở là bản năng Phần nhiều các bà vợ ngại đề nghị chồng tham gia việc nhà. Nó gần như đã trở thành một nét văn hóa ứng xử phổ biến của phụ nữ. Bà vợ nào muốn đề nghị chồng làm việc gì đó thì họ lại sử dụng một từ có phần rất yếm thế: “hộ”. Ví dụ như: Anh nhặt rau muống hộ em với! Anh phơi đồ hộ em có được không?… Một từ thôi nhưng khiến đàn ông cảm thấy như đang phải làm công việc của người khác vậy. Theo PGS.TS Trần Thị Minh Đức, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ, Đại học Quốc gia Hà Nội: “Tình trạng này không chỉ có ở Việt Nam mà mang tính xã hội của thế giới. Đàn ông ít chịu tham gia việc nhà phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố thu nhập trong gia đình. Những người đàn ông có thu nhập cao thường khá bận rộn. Với những người này, tập trung cho công việc sẽ mang lại nhiều mối lợi hơn khi họ trực tiếp tham gia vào việc nhà”. Tuy nhiên, hầu hết đàn ông đều nghĩ rằng, nội trợ là công việc của phụ nữ và đòi hỏi họ tham gia là vô lý. Đó là lý do khiến họ cằn nhằn. Thế nhưng, có một lý do khác khiến anh ta không thể nào một mực từ chối làm các công việc nội trợ. Từ căn bản của vấn đề, anh ta vẫn biết việc nhà là việc chung. Cho nên, dù đàn ông có phàn nàn tí chút nhưng rốt cục anh ta vẫn phải bắt tay vào việc. Nhiều ông chồng không thể ngăn mình lầm bầm rằng bát đĩa quá nhiều nhưng đó chỉ là phần khởi động để anh ta cảm thấy thoải mái hơn khi rửa bát mà thôi. Cứ như thể rằng nguyên tắc của việc rửa bát là phải cằn nhằn trước đã(!). Khi rửa bát xong, họ thường kết thúc bằng câu nói: “Ôi giời! Một đống bát đĩa! Thế này thì chết!”, nhưng thực ra chẳng có điều gì xảy ra cả. Họ lại vui vẻ ngồi vào ghế salon ôm vợ xem tivi, có than thở thêm đôi chút thì chỉ là ngấm ngầm coi đó là một chiến tích để khoe với vợ. Im lặng là vàng Theo các nhà tâm lý học, nếu bạn là một tay cao thủ trong việc quản lý đàn ông thì bạn sẽ nhận ra rằng, việc anh ta cằn nhằn trước khi làm việc nhà cũng giống như khi ngủ dậy người ta phải vươn vai vậy. Vươn vai vào buổi sáng sẽ hơi vất vả nhưng rồi đến chiều thì vươn vai sẽ dễ dàng hơn. Vì thế, khi đàn ông cằn nhằn, phụ nữ hãy coi như anh ta đang vươn vai khởi động. Sau đó, anh ta sẽ thấy thoải mái trong người và có thể bắt đầu công việc. Do đó, trong trường hợp này, phụ nữ không nên cự nự lại rằng: “Em làm bao nhiêu việc cho anh, em nhờ anh đi mua ít hành mà anh cũng khó khăn thế?”. Hãy để mặc cho anh ta cằn nhằn đôi chút. Hãy khiến anh ấy nghĩ rằng: “Em biết là anh khó chịu rồi nhưng trước sau gì anh cũng sẽ làm thôi!”. Nhà tâm lý học người Mỹ John Gray từng thú nhận, ông cũng mãi lẩm bẩm cái gì đó khi vợ đề nghị đi mua ít sữa dùng cho bữa sáng hôm sau vào lúc ông đã chuẩn bị đi ngủ. Tuy nhiên, sau một hồi phàn nàn, lúc đến siêu thị, ông cảm thấy mình yêu vợ biết bao và muốn được hỗ trợ cô ấy mọi việc trong cuộc sống. Ông bỗng thấy mình là người đàn ông tốt và thích thú cảm giác đó. Khi ông đưa được hộp sữa ra xe thì cứ như thể ông vừa đạt được một mục tiêu mới, “Tôi nhìn quanh với một niềm tự hào rằng: Hãy nhìn tôi đây, tôi đi mua sữa cho vợ tôi đấy!”, John Gray viết. Việc của người phụ nữ lúc này là đón chờ người hùng của mình về với nụ cười trên môi và ít nhất hãy nói với anh ta rằng: Cảm ơn anh yêu! Không có anh em lại phải thay đồ! “Đừng bao giờ lờ anh ấy đi”, John Gray nói, “Cảm giác được chiều chuộng vợ đang ngập tràn lòng anh ta nhưng nếu vợ tỏ ra đánh giá không cao chiến tích đó thì lần tiếp theo đi mua sữa, anh ta sẽ cằn nhằn nhiều hơn”. Khi được vợ tán thưởng, người chồng sẽ cảm thấy mình đã làm được một việc tốt, mình lại có một bà vợ ngoan, ngay cả khi mình cằn nhằn nhiều thế, cô ấy vẫn cứ tươi cười. Từ thắng lợi bước đầu, người vợ có thể tiếp tục… sai bảo người chồng. Lúc này anh ta đã quen với công việc và quan trọng là thấy vui nên chắc chắn sẽ cằn nhằn ít hơn. Lần sau nữa thì có lẽ như một cái máy, anh ta sẽ nói rằng, “Ừ, để anh đi ngay”. Không chừng khi vợ không còn sai việc đó nữa, người đàn ông bỗng thấy chới với và mất đi cảm giác tốt đẹp mà anh vẫn thường được hưởng. Thế nên nguyên tắc cơ bản cho phụ nữ để lập trình từ “có” ở đàn ông là phải… một mực giữ im lặng sau khi đề nghị anh ta làm gì đó. Đừng cằn nhằn trở lại và đừng bao giờ vô tình phá vỡ sự im lặng bằng những câu tương tự như: “Thôi không cần nữa!”. “Em biết là anh sẽ chẳng giúp em đâu!”. “Anh chỉ mất có 15 phút thôi chứ nhiều nhặn gì!”… Im lặng là nguyên tắc vàng trong trường hợp này. . “Dắt” chồng vào bếp Phụ nữ được coi hay phàn nàn hơn đàn ông, nhưng riêng với việc nhà, đàn ông. Phần nhiều các bà vợ ngại đề nghị chồng tham gia việc nhà. Nó gần như đã trở thành một nét văn hóa ứng xử phổ biến của phụ nữ. Bà vợ nào muốn đề nghị chồng làm việc gì đó thì họ lại sử dụng. chung. Cho nên, dù đàn ông có phàn nàn tí chút nhưng rốt cục anh ta vẫn phải bắt tay vào việc. Nhiều ông chồng không thể ngăn mình lầm bầm rằng bát đĩa quá nhiều nhưng đó chỉ là phần khởi động