Mộtsố mẹo vặtkhivào bếp
Bảo quản trái cây
Mua trái cây từ chợ về, bạn thường bảo quản như thế nào? Chắc đa số trong chúng ta sẽ rửa cho chúng
sạch sẽ, và cho vào tủ lạnh. Vâng, điều đó là đúng, nhưng bạn có biết rằng, nếu bạn đừng rửa trái cây, và
cứ cho ngay vào tủ lạnh thì sẽ tốt hơn không? Các chuyên gia thực phẩm cho biết, nếu bạn không sợ làm
bẩn tủ lạnh (trường hợp trái cây mua từ chợ về quá bẩn), thì bạn đừng bao giờ đem rửa chúng cả. Cứ cho
ngay vào tủ lạnh, và chỉ đem rửa ngay trước khi dùng. Như vậy trái cây sẽ giữ được nhiều hương vị
nguyên thủy và các vitamin của chúng. Ngoài ra, nếu bạn không có tủ lạnh thì càng không nên rửa sạch
chúng ngay khi mua về, vì để trong trạng thái "bẩn" như thế việc bảo quản sẽ tốt hơn.
Làm đẹp trái cây
Xin giới thiệu mộtsố cách chế biến và trình bày các loại quả xoài, bơ, dừa xiêm, cam và dưa tây đơn
giản nhưng "ngon mắt". Thông tin trong bài viết này được lấy từ Tạp chí Thế Giới Phụ Nữ.
Xoài chín
1. Rửa sạch xoài. Lau khô vỏ rồi cắt lấy hai bên má xoài (phần nhiều thịt).
2. Dùng dao gọt một hai đường nhỏ hai bên cạnh má xoài.
Cách 1: Lấy đầu nhọn của dao khía những đường ngang dọc chia thịt xoài thành những ô nhỏ. Chú ý
khía nhẹ để phần vỏ xoài không bị rách. Khi ăn, ấn nhẹ tay vào phần vỏ xoài bạn sẽ được miếng xoài và
trông nó giống như miếng mực tỉa hoa vậy.
Cách 2: Chỉ khía chéo miếng xoài rồi cắt mỗi má xoài thành 2 rồi cũng bày như trên.
Trái bơ
1. Chọn trái cân đều. Rửa sạch lau khô vỏ.
2. Dùng dao khía một đường tròn theo chiều dọc rồi tách trái ra làm đôi, bỏ hạt.
3. Nạo phần thịt bên trong thật khéo sao cho vỏ bên ngoài vẫn lành nguyên.
4. Xắt phần thịt thành hình hạt lựu, rồi trộn với đường và cam đã xắt múi, bỏ vỏ. Bảo quản trong ngăn
mát tủ lạnh.
5. Khi ăn xúc phần nhân đã chuẩn bị vào vỏ trái theo từng xuất
Dừa xiêm
1. Chọn trái dừa có cùi. Dùng vật cứng đục vào phần mắt phía trên, trút hết nước ngọt ra một âu lớn rồi
để trong tủ lạnh.
2. Dùng dao sắc hoặc cưa nhỏ cắt trái dừa ra làm 2 phần.
3. Nạo cơm dừa rồi xào khô với một chút đường, bảo quản trong tủ lạnh.
4. Khi dùng, đổ nước dừa ra phần trái dưới, phần nắp trên để bầy cơm dừa.
Cam tươi
1. Chọn trái tròn, tươi, bổ thành từng múi.
2. Dùng dao lọc riêng phần cùi rồi ướp một chút đường, va-ni để trong ngăn mát tủ lạnh.
Cách 1: Bày những múi cam vào đĩa theo hình rẻ quạt.
Cách 2: Xay cam rồi trộn cùng với một chút bột làm kem, đổ vào khuôn đá rồi để lạnh cho đông cứng
lại. Khi ăn lấy chúng ra khỏi khuôn bỏ vào ly.
Dưa tây
1. Chọn trái vừa phải. Không bầm dập. Bổ dưa làm 2 phần theo chiều dọc.
2. Dùng muỗng nạo bỏ ruột.
Cách 1: Gọt bỏ vỏ, xắt thành từng miếng nhỏ rồi cho vào xay cùng với đường để làm sinh tố.
Cách 2: ½ trái bổ miếng cau, ½ còn lại dùng muỗng tròn nạo thành nhiều hình giống quả cầu. Khi ăn xếp
chúng lên đĩa theo từng xuất giống như những chiếc thuyền nhỏ vậy.
Mẹo vặt nấu ăn
1.
2. Cách cán bột không bị dính: Lúc nhào bột, cán bột để làm bánh, bột hay bị
dính vào bàn rất khó chịu. Khi ấy ngoài cách rắc một lớp bột áo trên bàn, bạn
có thể làm theo cách sau: để bột vào trong một cái tô, đậy một lớp nylon kín
rồi cho vào tủ lạnh khoảng 1 giờ.
Lúc cán bột làm bánh bột sẽ không bị dính nữa.
3. Cách xào thịt bò: Khi xào thịt bò muốn cho thịt mềm, sau khi ướp thịt xong,
bạn hãy cho 2-3 muỗng cà phê dầu ăn vào trộn đều ướp cùng, để khoảng 20-
30 phút. Lúc xào thịt hãy để lửa to đảo nhanh tay. Xào xong cho thịt ra khỏi
chảo ngay. Món thịt bò xào sẽ rất mềm, vị đậm đà mà lại không dai.
4. Luộc trứng không bị nứt :
Khi luộc trứng gà, trứng vịt thường hay bị nứt vỏ làm cho nước vào trong
trứng gây ra mùi tanh và không đẹp. Muốn chúng không bị nứt khi luộc bạn
chỉ cần cho vào nồi luộc chút muối hoặc lấy chanh xát xung quanh vỏ trứng.
Trứng sẽ chín ngon và không bị nứt nữa.
5. Rửa sạch bình thủy tinh:
Những bình thủy tinh có miệng bé muốn rửa sạch bên trong rất khó. Xin mách
bạn một cách để làm cho bình thủy tinh sáng bóng như mới. Bạn hãy cho vào
bình một nắm gạo, đổ một ít nước sôi vào đậy nắp kín đóng lại và lắc mạnh.
Sau vài lần, bình thủy tinh của bạn sẽ sạch bóng dễ dàng.
6. Dầu ăn trong nồi bốc lửa
Khi bạn xào nấu với ngọn lửa to có lúc dầu ăn trong nồi bị bốc lửa. Chỉ cần
đậy vung lại hoặc đắp khăn ướt lên, lửa sẽ lập tức bị dập tắt. Trong trường
hợp đó, không nên cho nước vào dầu ăn nhẹ hơn nước sẽ làm lửa bùng to
hơn và dầu bắn ra bốn phía.
7. Cách vắt chanh được nhiều nước
Muốn vắt được nhiều nước chanh hơn thì trước khi vắt, bạn hãy đem chanh
ngâm vào nước nóng vài phút.
8. Cách khử cay ở tay
Khi bạn cắt tỉa ớt, tay bị dính sẽ rất nóng, cay. Bạn hãy khử bằng cách: Lấy
một ít đường cát xoa vào tay, rồi rửa sạch; hoặc xoa vào tay một ít giấm hay
rượu; bạn cũng có thể ngâm tay vào nước ấm một lát rồi rửa sạch thì tay sẽ
không bị cay, nóng nữa.
9. Cách làm chuối xanh không bị nát và thâm
Khi làm món ăn với chuối xanh, bạn gọt vỏ, bổ thành miếng nhỏ, rồi ngâm
vào nước có pha chanh và muối, chuối sẽ trắng, không bị nhựa, không nát mà
chất chát cũng giảm rất nhiều.
10. Cách chữa cơm sống
Khi bỏ cơm ra ăn mà cơm bị sống, nhiều người đổ thêm nước vào nồi và bắc
lên bếp hong lại cho đến khi chín hoặc bỏ đi. Để tránh lãng phí và mất thời
gian nhưng lại hiệu quả và đơn giản, bạn hãy làm theo cách sau: Xới cơm
sống cho tơi ra, rưới rượu vào nồi theo tỷ lệ cứ nửa cân gạo là một phần ba
chén rượu. Đun nhỏ lửa cho đến khi rượu bốc hơi hết, cơm sẽ chín mà lại
không để lại mùi rượu.
11. Làm Ruột Heo, Bao Tử Heo
Ruột hoặc bao tử heo mua về lộn trái ra rồi cho một nắm bột mì vào bóp kỹ
một lúc sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước lạnh sẽ sạch hết.
Muốn luộc ruột hoặc bao tử cho trắng thì đung một nồi nước sôi, sau đó cho
vào một miếng phèn chua độ nửa ngón tay, cho lòng heo vào luộc, nhớ để
nước cho ngập. Khi lòng heo đã chín, vớt ra thả vào nước lạnh có pha một
chút hàn the.
Sưu tầm
. Một số mẹo vặt khi vào bếp
Bảo quản trái cây
Mua trái cây từ chợ về, bạn thường bảo quản như thế nào? Chắc đa số trong chúng ta sẽ. bằng cách: Lấy
một ít đường cát xoa vào tay, rồi rửa sạch; hoặc xoa vào tay một ít giấm hay
rượu; bạn cũng có thể ngâm tay vào nước ấm một lát rồi rửa