1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SÁCH TỐ VẤN - Thiên năm: ÂM DƯƠNG ỨNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN potx

14 739 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 125,14 KB

Nội dung

Thanh khí ở bộ phận dưới thì sinh chứng xôn tiết, trọc khí ở bộ phận trên thì sinh chứng điền trướng đầy tức 10.. Mùa Đông bị thương về hàn, tới mùa Xuân tất phát bệnh ôn 48 ; mùa Xuân b

Trang 1

SÁCH TỐ VẤN

Thiên năm: ÂM DƯƠNG ỨNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN

Hoàng Đế nói: Âm Dương là đạo của trời đất, là giường mối của muôn vật, là cha mẹ của sự biến hóa, là gốc ngọn của sự sinh sái, là cái kho chứa mọi sự thần minh (1)

Trị bệnh phải tìm tới gốc (2) Nên biết rằng, tích lũy nhiều Dương là trời, tích lũy nhiều Âm là Đất (3) Âm thì tĩnh, Dương thì táo (4) Dương sinh ra, Âm nuôi lớn (5) Dương giảm đi, Âm tiềm tạng (6) Dương hóa khí,

Âm thành hình (7) Hàn cực sinh ra Nhiệt, Nhiệt cực sinh ra Hàn (8) Khí hàn sinh ra chất trọc (đục), khí nhiệt sinh ra chất thanh (trong) (9) Thanh khí

ở bộ phận dưới thì sinh chứng xôn tiết, trọc khí ở bộ phận trên thì sinh chứng điền trướng (đầy tức) (10) Đó là Âm Dương ở trong người do sự

‘Nghịch tùng’ mà sinh bệnh vậy (11)

Cho nên thanh Dương là trời, trọc Âm là đất, khí đất bốc lên thành mây, khí trời giáng xuống thành mưa, mưa làm ra bởi địa khí, mây làm ra bởi thiên khí (12) Thanh dương tiết lên thượng khiếu, trọc Âm tiết xuống hạ

Trang 2

khiếu (13) Thanh dương phát ra tấu lý, trọc Âm chạy vào năm Tạng (14) Thanh dương đầy đủ ở tứ chi trọc Âm qui tụ về lục phủ (15)

Thủy là Âm: Hỏa là Dương (16) Dương là khí, Âm là vị (1) (17) Vị theo về hình, hình theo về khí, khí theo về tinh, tinh theo về hóa (18) Tinh nhờ ở khí, hình nhờ ở vị (3) (19) Do hóa sinh ra tinh, do khí sinh ra hình (20)

Vị làm thương hình, khí làm thương tinh (21)

Tinh hóa làm khí, khí thương bởi vị (22)

Âm vị tiết ra hạ khiếu, Dương khí tiết ra thượng khiếu (23)

Vị hậu thuộc về Âm, bạc thuộc về dương (24)

Vị hậu thì phát tiết, bạc thì không, khí bạc thì phát tiết, hậu thì phát nhiệt Cái khí của tráng hỏa suy, thì cái khí của thiếu hỏa tráng (25)

Tráng hỏa ‘thu hút’ khí, khí ‘thu hút’ thiếu hỏa (26)

Tráng hỏa làm tán khí, thiếu hỏa sẽ sinh khí(27)

Khí vị tân, cam, công năng của nó chuyên về phát tán, thuộc Dương (28) Khí vị toan, khổ, công năng của nó có thể dũng liệt, thuộc Âm (29)

Trang 3

Âm thắng thì Dương sẽ mắc bệnh: Dương thắng thì Âm sẽ mắc bệnh (30) Dương thắng thì nhiệt, Âm thắng thì hàn (31)

Gặp (trùng) hàn thì hóa nhiệt, gặp nhiệt thì hóa hàn (32)

Hàn làm thương hình, nhiệt làm thương khí (33) Khí bị tổn thương thành bệnh đau, hình bị thương thành bệnh thũng (34)

Nếu trước đau mà sau mới thũng, đó là khí làm thương hình; nếu trước thũng mà sau mới đau, đó là hình làm thương khí(35)

Phong thắng thì sinh ra động (36) Nhiệt thắng thì sinh ra thũng (37) Táo thắng thì sinh ra can (38) Hàn thắng thì sinh ra ‘phù’ (thần khí phù việt) (39) Thấp thắng thì sinh ra ‘nhu tiết’ (ẩm thấp), tiết tả (40)

Trời có bốn mùa, năm hành để thi hành sự sinh trưởng, thâu, tạng, và

để sinh ra các khí hàn, thử, táo, thấp, phong (41)

Người có năm tạng hóa ra năm khí, để sinh ra hỷ, nóùä, bi, ưu khủng (2) (42)

Cho nên, hỷ với nóùä làm thương đến khí, hàn với thử làm thương đến hành (3) (43)

Bạo nóùä thì thương đến Âm, bạo hỷ thì thương đến hình (44)

Trang 4

Nếu khí dẫn ngược lên, mạch sẽ bị đầy tràn, ly thoát mất cái hình của chân tạng (45)

Hỷ, nóùä không hạn chế, hàn thử để quá độ, sinh mệnh sẽ không được bền (46)

Cho nên ‘Trùng Âm’ tất bệnh dương, ‘Trùng dương’ tất bệnh Âm (47)

Mùa Đông bị thương về hàn, tới mùa Xuân tất phát bệnh ôn (48) ; mùa Xuân bị thương về phong, tới mùa Hạ tất sẽ phát bệnh xôn tiết (49) Mùa Hạ bị thương về thử, tới mùa Thu tất phát bệnh hơi ngược (50) Mùa Thu bị thương về thấp, tới mùa Đông tất phát bệnh khái thấu (51)

Hoàng Đế hỏi rằng:

Tôi nghe các bực thánh nhân đời thượng cổ, hiểu rõ thân thể con người, về tạng, phủ thì phân biệt rõ ràng, Về kinh mạch thì xét rõ đầu mối;

Về ‘lục hợp’ của mạch, nêu rõ xự hội thông của nóù; Về các ‘khí huyệt’ thì chỉ rõ từng nơi và ấn định tên của nó Về các ‘khê, cốc’ đều chỉ rõ cái chỗ bắt đầu của nó; Về bộ phận bì phu, có nghịch có tùng, đều có điều lý; Về bốn mùa, Âm dương, đều có kinh hỷ, và ứng vào thân thể con người, đều có biểu lý liên lạc với nhau Có thật thế chăng ?(52)

Trang 5

Kỳ Bá thưa rằng:

Đông phương sinh ra phong (gió), phong sinh mộc, mộc sinh toan, toan sinh can, can sinh cân (gân), cân sinh tâm, Can chủ về mắt (53)

Theo lẽ đó, ở trời gọi là ‘huyền’, ở người gọi là ‘đạo’, ở đất thì là

‘hóa’, hóa sinh năm vị (54) Đạo sinh ra trí, huyền sinh ra thần (55)

Thần ở trời tức là khí phong; ở đất tức là hành mộc, ở thân thể con người tức cân; ở tạng phủ con người tức Can (56)

Ở sắc là màu xanh; ở Âm là âm giác; ở tiếng là tiếng hô (thở ra, reo hò); ở sự biến động là ác (nắm tay lại, hình dung sự co gân); ở khiếu là mắt;

ở vị là toan; ở chí là nộ (57)

Nóä (giận) làm thương Can, bi sẽ thắng nộ; phong làm thương cân, táo sẽ thắng phong; toan làm thương cân, tân sẽ thắng toan(59)

Nam phương sinh nhiệt (nóng), nhiệt sinh hỏa (1) hỏa sinh khổ, khổ sinh Tâm Tâm chủ huyết, huyết sinh Tỳ, Tâm chủ về lưỡi (60)

Theo lẽ đó, ở trời là khí nhiệt, ở đất là hành hỏa ở thể là mạch, ở tạng

là Tâm (6) (61)

Trang 6

Ở sắc là xích (đỏ), ở Âm là Âm chủy, ở tiếng là tiếng cười, ở sự biến động là ưu (lo), ở khiếu là lưỡi, ở vị là khổ, ở chí là hỷ (62)

Hỷ quá thì thương Tâm, khủng sẽ thắng hỷ; Nhiệt quá thì thương khí; hàn sẽ thắng nhiệt; khổ làm thương khí, hàn sẽ thắng khổ (63)

Trung ương sinh thấp, thấp sinh thổ, thổ sinh cam, cam sinh Tỳ, Tỳ sinh nhục, nhục sinh Phế, Tỳ chủ về miệng (64)

Theo lẽ đó, ở trời là khí thấp, ở đất là hành thổ, ở thể là nhục, ở Tạng

là Tỳ Ở sắc là sắc vàng, ở Âm là âm cung, ở tiếng là tiếng hát, ở sự biến động là uế Ở khiếu là miệng, ở vị là cam, ở chí là tư (nghĩ ngợi) (65)

Tư quá thì thương Tỳ, nóùä sẽ thắng tư; thấp quá thì thương nhục, phong sẽ thắng thấp, cam quá thì thương nhục, toan sẽ thắng cam(66)

Tây phương sinh Táo, Táo sinh Kim, Kim sinh tân, Tân sinh Phế; Phế sinh bì mao, bì mao sinh Thận; Phế chủ về mũi (67)

Theo lẽ đó, ở trời là khí táo, ở đất là hành kim, ở thân thể là bì mao, ở Tạng là Phế, ở sắc là sắc trắng, ở Âm là âm thương, ở tiếng là tiếng khóc; ở

sự biến động là ho, ở khiếu là mũi, ở vị là tân; ở chí là ưu (68)

Trang 7

Ưu làm thương Phế, hỷ sẽ thắng ưu, nhiệt làm thương bì mao, hàn sẽ thắng nhiệt, tân làm thương bì mao, khổ sẽ thắng tân (69)

Bắc phương sinh hàn, hàn sinh thủy, thủy sinh hàm, hàm sinh thận, thận sinh cốt tủy, tủy sinh can, thận chủ về tai (70)

Theo lẽ đó, ở trời là khí hàn, ở đất là hành thủy; ở thân thể là xương,

ở Tạng là Thận, ở sắc là sắc đen, ở Âm là âm vũ, ở tiếng là tiếng thở dài, ở

sự biến động là run rẩy, ở khiếu là tai, ở vị là hàm, ở chí là khủng (71)

Khủng quá thương Thận, tư sẽ thắng khủng; Hàn quá làm thương huyết, Táo sẽ thắng hàn, Hàm quá làm thương huyết, cam sẽ thắng hà(72)

Cho nên nói rằng: trời đất là một bộ, vị trên và dưới của muôn vật,

Âm với dương, đối với người là huyết khí của nam nữ (73)

Tả với hữu là đường lối của Âm dương, thủy với hỏa là triệu chứng của Âm dương, Âm với dương là trước sau của muôn vật (74)

Nên chú ý rằng: Âm ở bên trong, nhờ có sự giữ gìn của dương ở bên ngoài Dương ở bên ngoài nhờ sự sai khiến của Âm ở bên trong (75)

Hoàng Đế hỏi rằng: Nên bắt chước ở Âm Dương như thế nào? (76)

Trang 8

Kỳ Bá thưa rằng: Dương thắng thì mình nóng, tấu lý vít lấp, thở mạnh và khó cúi hoặc ngửa, mồ hôi không ra mà nhiệt, răng se; do đó thành phiền oán (bực dọc, nóng nảy), bụng đầy, thuộc chứng chết, chỉ qua được mùa đông, không qua được mùa Hạ (77)

Âm thắng thì mình lạnh, mồ hôi ra, mình thường mát, thường run và rét Rét thì quyết, quyết thì bụng đầy, thuộc chứng chết, chỉ qua được mùa

Hạ không qua được mùa Đông Đó là sự biến của Âm Dương ‘thiên thắng’,

và là chứng trạng phát hiện vậy (78)

Hoàng Đế hỏi rằng: Muốn điều dưỡng hai khí âm dương, phải làm sao?(79)

Kỳ Bá thưa rằng: Nếu biết được cái lẽ ‘thất tổn, bát ích’, thì hai khí

ấy có thể điều hòa Nếu không biết, sẽ là cái cơ tảo suy vậy (80)

Con người, năm bốn mươi tuổi, Âm khí đã tới phân nửa, sự khởi cư

đã suy rồi (81)

Tới năm năm mươi tuổi, thân thể nặng nề, tai mắt không còn sáng tỏ nữa(82)

Trang 9

Tới năm sáu mươi tuổi, thì Âm suy, khí đã rất suy, chín khiếu không thông lợi, dưới hư trên thực, nước mũi nước mắt thường chảy ra (83)

Cho nên nói: biết thì khỏe mạnh, không biết thì chóng già (84)

Thần khí, vốn ‘cùng ‘ sinh ra ở Âm tinh, mà về sau cái danh nó

‘khác’ đấy thôi(85) Người trí xét rõ tự chỗ ‘đồng’ (cùng), còn kẻ ngu trí biết xét ở chỗ ‘dị’ (khác), kẻ ngu thường bất túc người trí thường hữu dư (86)

Vì hữu dư nên tai mắt sáng tỏ, thân thể khỏe mạnh, đến tuổi lão mà vẫn được như trai tráng; đã trai tráng mà lại càng đầy đủ thêm(87)

Vì thế nên bực thánh nhân làm cái việc ‘vô vi’ vui cái yên ‘điềm đạm’, thuận dục khoái chí ở trong cái phạm vi ‘hư vô’ (88) Cho nên thọ mệnh vô cùng, sống chung trời đất Đó là phương pháp trị thân của bậc thánh nhân vậy (89)

- Trời ‘bất túc’ về phương tây bắc, Tây bắc thuộc Âm, do đó, con người tai mắt bên hữu không sáng bằng bên ta(90) Û Đất ‘bất mãn’ về phương đông nam, Đông nam thuộc dương, do đó, con người tay chân tả không mạnh bằng bên hữu (91)

Trang 10

Hoàng Đế hỏi: Vì cớ sao? (92)

Kỳ Bá thưa rằng: Phương đông thuộc Dương, Vì là dương, nên tinh khi dồn lên trên thì trên sáng mà dưới hư, cho nên khiến tai mắt sáng tỏ mà tay chân không mạnh (93) Phương tây thuộc Âm, Vì là Âm, nên tinh khí dồn ở dưới, dồn ở dưới thì dưới thịnh mà trên hư, cho nên khiến tai mắt không sáng tỏ, mà tay chân được mạnh (94)

Cho nên, đều là cảm phải tà khí, mà về bộ phận trên thì bên hữu nặng hơn, về bộ phận dưới thì bên tả nặng hơn (95) Đó chính vì thiên địa âm dương không thể toàn vẹn được, nên tà khí cũng do chỗ thiếu hụt ấy để xâm lấn (96)

Cho nên, trời có tinh, đất có hình, trời có tám cõi, đất có năm hành, vì thế mới có thể làm được cha mẹ cả muôn vật (97)

Thanh dương bốc lên trời, trọc Âm theo xuống đất (98)

Nhân có sự động tĩnh, làm giường mối cho sự ‘thần minh’ nên mới phát triển được cái công năng sinh, trưởng, thâu, tàng, hết rồi lại có (99)

Trang 11

Chỉ bực người hiền, về bộ phận trên biết bắt chước trời để nuôi đầu,

bộ phận dưới biết bắt chước đết để nuôi chân, về bộ phận giữa lựa theo nhân sự để nuôi năm tạng (100)

Thiên khí thông vào phế, địa khí thông vào ách (thực quản), phong khí thông vào Can, lôi khí thông vào Tâm, cốc khí thông vào Tỳ, vũ khí thông vào Thận (101)

Sáu kinh coi như sông, trường vị coi như biển, chín khiếu là nơi tiết

ra của hơi nước (102)

Lấy Âm dương của trời đất làm Âm dương của con người (103)

Dương hãn, mượn tiếng ‘vũ’ của trời đất để đặt làm tên (104)

Dương khí, mượn tiếng ‘lôi’ của trời đất để đặt tên (105)

Bạo khí tượng với lôi, nghịch khí tượng với dương (106)

- Vậy về phương pháp trị liệu, nếu không bắt chước cái lý Âm dương của trời đất, sẽ khó thoát tai hại (107)

Cho nên khí tà phong nó đến, gấp hơn gió mưa (108) Người chữa bệnh giỏi, vhữa bệnh ngay từ lúc tà còn ở bì mao; bực thứ nữa, chữa tà khí vào tới cơ phu, bực thứ nữa, chữa khí tà vào tới cân mạch, lại bực thứ nữa,

Trang 12

chữa khí tà vào tới sáu phủ, lại bực thứ nữa, chữa khí tà vào tới năm tạng

Để tà vào tới năm tạng thì nửa chết, nửa sống (109)

Nếu cảm nhiễm phải tà khí của trời, thì sẽ hại tới năm tạng, nếu cảm nhiễm về sự nóng hay lạnh của loài thủy cốc thì sẽ hại tới sáu phu(110).û

Nếu cảm nhiễm phải thấp khí của đất, thì sẽ hại tới bì, nhục, cân, mạch (111)

Cho nên người khéo dùng châm, từ Âm phận dẫn qua dương phận, từ dương phận dẫn qua Âm phận lấy bên hữu để trị bên tả, lấy bên tả để trị bên hữu, lấy ngoài biểu để biết trong lý, lấy tinh thần của mình để hiểu biết bệnh tình của người bệnh (113)

Do đó, để xem cái nguyên nhân của bệnh nó phát sinh từ đâu, và cái

lý tà, chính, hư, thực như thế nào Như thế mới khỏi gây nên tai hại (114)

Người khéo ‘chẩn’, xét ở sắc, ấn vào mạch, phải phân biệt Âm Dương trước đã (115) Xét rõ thanh hay trọc, để biết thuộc về bộ phận nào (116) Coi hơi thở, nghe tiếng nói, mà biết được sự đau đớn thế nào (117) Xem quyền, hành, qui, củ để mà biết được bệnh nó chủ về đâu (118) Ấn tay vào

bộ vị Xích, Thốn nhận rõ phù, trầm, hoạt, sắc Mà biết được bệnh do đâu

Trang 13

sinh ra (119) Rồi lại xem đến cả người không có bệnh, để rút kinh nghiệm, như thế sẽ không nhầm lẫn nữa (120)

Bệnh khi mới phát sinh, có thể dùng châm thích cho khỏi, khi bệnh thế đã thịnh, đừng vội dứt bỏ châm, đợi tà khí suy dần, sẽ thôi (121)

Nhân cái lúc bệnh tà còn nhẹ, mà phạt dương cho nó tiết ra, đến khi bệnh thế đã thịnh, phải để cho nó giảm bớt dần, đến khi bệnh thế đã suy thì phải giúp ích chính khí cho nó đầy đủ thêm(122)

Hình bất túc, dùng khí để ôn, tinh bất túc, dùng vị để bổ (123)

Nếu bệnh tà ở phần trên, làm cho nó vọt lên, nếu ở bộ phận dưới, dẫn cho nó hạ xuống, nếu đầy ở bộ phận giữa, nên theo bên trong mà tả (124)

Nếu là tà biểu, tẩm vào nước cho phát hãn (125); Nếu ở bì mao làm cho phát tán (126); Nếu tà khí quá mạnh, nên dùng phép án ma cho thâu dẫn (127); nếu là thực, nên tán và tả (128)

Xét rõ Âm dương, để chia nhu cương Dương bệnh trị ở Âm, Âm bệnh trị ở dương (129)

Định rõ khí huyết, cần giữ bộ vị (130) Nếu huyết thực, làm cho nó hành, nếu khí hư, nên tuyên dẫn cho thông xướng (131)

Ngày đăng: 09/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w