1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nguyên tắc giảng bình

2 108 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 31,5 KB

Nội dung

Để phát huy hiệu quả to lớn và khắc phục nhược điểm của phương pháp giảng bình, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: (1) Bình văn, bình thơ, nói như Hoài Thanh, là “từ chỗ mình cảm thấy hay, làm thế nào cho người khác cũng cảm thấy hay”. Điều đó cho thấy giảng bình bao giờ cũng mang màu sắc chủ quan trong cảm thụ và đánh giá thẩm mĩ của người bình, nhưng chủ quan của người bình không được lấn át tiếng nói chủ quan của nhà văn và nội dung khách quan của tác phẩm. Ở đây một ý thức về mức độ của người bình bao giờ cũng rất cần thiết. Người giáo viên bình văn thơ cũng vậy, không bao giờ lại vượt quá giới hạn, quên nhiệm vụ môi giới của mình là đưa tiếng nói tình cảm của nhà văn, nhà thơ đến với bạn đọc – học sinh một cách nhanh nhạy, sâu lắng. Hoài Thanh nói: “Người đệm đàn, người bình thơ phải biết lùi lại để đưa tiếng hát, tiếng thơ lên trước. Đệm đàn chớ để tiếng đàn lấn át tiếng hát.” Hay nói như Trương Chính: “Bình thơ mà nói chưa đến thì không đạt. Nói quá đi là tán. Nói nhiều cũng không nên, phải biết dừng lại đúng chỗ, đúng lúc để cho người đọc suy nghĩ mở rộng. Có khi không nên nói gì mà để cho người đọc tiếp xúc với câu thơ, không môi giới.” Tóm lại, người bình văn thơ phải tạo được sự cân bằng ở những mức độ cần thiết các mối quan hệ giữa nhà văn, người bình và người nghe, người đọc. Có như vậy mới tạo được sự tri âm, đồng điệu, đồng cảm. Nếu không thì người bình dễ trở thành người chuyên quyền đối với nhà văn cũng như với người nghe. (2) Kết hợp nhuần nhuyễn giữa giảng và bình - Giảng là giảng giải, giải thích, chú giải chữ nghĩa, văn bản làm cho HS hiểu được ngôn ngữ nghệ thuật, hiểu nội dung ý nghĩa TP. Giảng phải có cơ sở khoa học, yêu cầu chính xác, hợp lí, có mức độ cần và đủ. Bình là phân tích, nhận xét, đánh giá để HS cảm được cái hay, cái đẹp của câu thơ, bài văn. Bình cũng cần chính xác, khoa học, đồng thời phải thể hiện nhiệt tình, rung cảm, truyền xúc động. - Giảng cần hướng đến bình và bình cần dựa trên cơ sở giảng, hay là phải kết hợp giữa giảng và bình. Bởi vì, giảng mà không bình thì ý cạn và khô, bình mà không giảng thì ý dễ suy diễn miên man, xa vời. Nói khác đi, nhờ lời bình mà lời giảng thêm sâu, nhờ giảng mà lời bình có được cơ sở khoa học và chính xác. Vì vậy, trong phân tích, giảng dạy TP cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa giảng và bình. Tuy nhiên, giảng và bình không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau. Đối với các từ ngữ, chi tiết đã rõ nghĩa, rõ hình thì có thể chỉ cần bình mà không cần giảng. Trái lại, nếu các từ ngữ, chi tiết thực sự là “nhãn tự”, “thần cú”, là “điểm sáng thẩm mĩ” thì không chỉ cần phải giảng mà dứt khoát phải bình. Đối với các bản dịch văn thơ thì cũng có thể giảng và bình cái hay của nguyên tác hoặc của bản dịch. - Kết hợp giảng và bình có thể theo lối bắc cầu, tức là giảng có thể đi trước một bước tạo cơ sở cho bình. Hoặc kết hợp giảng và bình theo đường xoáy trôn ốc, nghĩa là cứ giảng và bình theo tầng, theo lớp, cứ tạo dần từng bước ấn tượng, nâng dần cảm xúc và hiểu biết về bài văn. Chẳng hạn, có thể lời giảng bình đi từ cảm xúc chung, từ nhận định tổng quát giá trị đến giảng và bình một cách cặn kẽ, chi tiết về ngữ âm, từ vựng, cú pháp, hình ảnh, chi tiết để làm sáng rõ nhận định ban đầu, rồi đến tổng kết, đánh giá, nêu bật giá trị và nâng cảm xúc, cảm thụ người nghe lên đỉnh cao rung động và nhận thức. - Muốn kết hợp nhuần nhuyễn giảng và bình cần tránh các trường hợp sau: Chỉ giảng mà không bình, hoặc ngược lại chỉ bình mà không giảng; Trường hợp giảng một đằng bình một nẻo; Kết hợp giảng và bình một cách máy móc, hoặc giảng và bình chung chung, thoát li từ ngữ, hình ảnh, xa rời văn bản, sa vào tán rỗng, suy diễn tùy tiện, xa vời (3) Giảng bình đòi hỏi phải lựa chọn, tập trung khắc hoạ những “điểm sáng thẩm mĩ”, song yêu cầu làm sao tạo dần từng bước cho HS một ấn tượng, một nhận thức hoàn chỉnh về TP, cảm thụ và đánh giá đúng ý nghĩa khái quát về tư tưởng và nghệ thuật của bài văn. (4) Giảng bình cần phải khơi gợi cảm xúc, sức suy tưởng, trải nghiệm của HS, kích thích HS tìm tòi sáng tạo, thúc đẩy HS bộc lộ những ấn tượng cảm xúc, những đánh giá thẩm mĩ mang màu sắc chủ quan sâu sắc của các em nhưng vẫn phù hợp với nội dung, ý nghĩa khách quan của hình tượng, của bài văn. . truyền xúc động. - Giảng cần hướng đến bình và bình cần dựa trên cơ sở giảng, hay là phải kết hợp giữa giảng và bình. Bởi vì, giảng mà không bình thì ý cạn và khô, bình mà không giảng thì ý dễ suy. nhuần nhuyễn giảng và bình cần tránh các trường hợp sau: Chỉ giảng mà không bình, hoặc ngược lại chỉ bình mà không giảng; Trường hợp giảng một đằng bình một nẻo; Kết hợp giảng và bình một cách. thể giảng và bình cái hay của nguyên tác hoặc của bản dịch. - Kết hợp giảng và bình có thể theo lối bắc cầu, tức là giảng có thể đi trước một bước tạo cơ sở cho bình. Hoặc kết hợp giảng và bình

Ngày đăng: 09/07/2014, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w