Đáp thi GVG THPT Sử

6 183 1
Đáp thi GVG THPT Sử

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KÌ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH CẤP THPT CHU KÌ 2008 – 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: Lịch sử (Hướng dẫn chấm này gồm có 06 trang) Câu 1: (5 đ) Quá trình phân hoá tư tưởng… Điểm - Trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp nửa sau thế kỉ XIX, nội bộ triều đình nhà Nguyễn từng bước phân hoá về tư tưởng dẫn đến hình thành phái chủ hoà và phái chủ chiến. 0,25 - Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình đã tổ chức nhân dân kháng chiến chống Pháp. Năm 1859 Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia Định. Nguyễn Tri Phương được cử vào làm tổng chỉ huy mặt trận Gia Định, ông đã huy động quân dân xây dựng phòng tuyến Chí Hoà, nhưng lúc này nội bộ nhà Nguyễn có sự phân hoá, tư tưởng chủ hoà lan ra làm lòng người li tán 0,5 - Tháng 2 năm 1861 Đại đồn Chí Hoà thất thủ, Nội bộ triều đình Huế càng phân hoá, đa số quan lại cao cấp kể cả viện Cơ mật cũng nghiêng về tư tưởng chủ hoà. 0,25 - Mặc dù phong trào kháng chiến của nhân dân dâng lên cao, nhưng vua Tự Đức hết sức lúng túng, cuối cùng cử Phan Thanh Giản, Lâm Huy Thiệp kí Hiệp ước 1862, cắt ba tỉnh miền Đông cho Pháp… 0,25 - Sau Hiệp ước 1862 triều đình hạ lệnh cho Trương Định bãi binh, ngăn trở phong trào chống Pháp của nhân dân Nam Kì… 0,25 - Năm 1873 Pháp đánh Bắc Kì lần 1, nhân dân kiên quyết chống Pháp và thắng trận Cầu Giấy lần 1, nhưng triều đình vẫn lo sợ tìm cách thương lượng cầu hoà và kí Hiệp ước 1874. 0,25 - Sau Hiệp ước 1874 nhà Nguyễn trượt dài theo tư tưởng cắt đất cầu hoà, cuối cùng với các Hiệp ước 1883, 1884 nước ta rơi vào tay của Pháp… 0,5 - Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, đã có một bộ phận quan lại triều đình kiên quyết chống Pháp bảo vệ quyền dân tộc (Nguyễn Tri Phương, Lê Huy, Trần Thiện Chính,…) 0,25 - Sau Hiệp ước 1862 bộ phận chủ chiến đã phản ứng kịch liệt: Trương Định không nhận sắc phong của triều đình mà nhận phong Soái của nhân dân, Nguyễn Tri Phương và con trai đã hi sinh để bảo vệ thành Hà Nội, sự chiến đấu và hi sinh của một viên Chưởng cơ và một trăm binh lính… 0,25 - Năm 1867 Pháp kéo đến thành Vĩnh Long, đưa thư buộc nhà Nguyễn nộp thành, Phan Thanh Giản đã giao Vĩnh Long cho Pháp. Trước thái độ bạc nhược của triều đình, Pháp đã chiếm ba 0,25 Trang 1 tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn. - Sau Hiệp ước 1874, tư tưởng chủ chiến phát triển lên một bước: chống xâm lược gắn liền chống phong kiến đầu hàng, tiêu biểu là khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai nêu cao khẩu hiệu “đánh cả Triều lẫn Tây”, Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Hoàng Diệu kiên quyết đánh Pháp… 0,5 - Sau các Hiệp ước 1883, 1884 hình thành phái chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu, với vị trí là Thượng thư Bộ binh và Phụ chính của triều đình, Tôn Thất Thuyết đã mạnh tay hành động: loại bỏ các vua chủ hoà, đưa Ưng Lịch lên ngôi, xây dựng lực lượng quân sự, xây dựng sơn phòng, liên kết sĩ phu… 0,5 - Hành động quyết liệt của phái chủ chiến là thực hiện cuộc phản công kinh thành Huế vào đêm 5 tháng 7 năm 1885. Cuộc phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi cùng Hoàng tộc về sơn phòng Quảng Trị, sau đó lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương 0,5 - Chiếu Cần Vương đã nhanh chóng thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong nhân dân tạo thành một phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài hơn 10 năm. Đây cũng là đỉnh cao của phong trào chống Pháp nửa sau thế kỉ XIX ở Việt Nam… 0,5 Câu 2: (5,5 đ) Quá trình phát triển và thắng lợi của Cách mạng tháng Tám… */ Yêu cầu chung: - Giáo viên cần xác định rõ Cách mạng tháng Tám bắt đầu từ thời điểm nào (Từ sau 09/3/1945 đến 02/9/1945) - Cần làm rõ sự phát triển và thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (tính cao trào được biểu hiện rõ ở mục tiêu giành chính quyền và cuối cùng đã đạt mục tiêu đó) */ Cụ thể: - Xuất phát từ tư tưởng chỉ đạo của Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5/1941) chỉ rõ: hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa… 0,25 - Trong thực tế, Cách mạng tháng Tám đã diễn ra dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang, là quá trình phát triển từ khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận đến Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. 0,25 - Cuộc khởi nghĩa vũ trang bắt đầu từ sau khi Nhật đảo chính Pháp (09/3/1945) trải qua hai thời kì: Khởi nghĩa từng phần và tiến tới Tổng khởi nghĩa. 0,25 - 09/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, Pháp đầu hàng dâng Đông Dương cho Nhật. Ban Thường vụ Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương họp hội nghị khẩn cấp (09/03/1945) ra Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) phát động cao trào kháng Nhật cứu nước dưới nhiều hình thức… sẵn sàng chuyển 0,5 Trang 2 sang Tổng khởi nghĩa khi có điều kiện. - Khởi nghĩa từng phần diễn ra ở nhiều địa phương: ở vùng căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng, Bắc Giang, Hưng Yên, Quảng Ngãi…, nhiều nơi đã giành được chính quyền. 0,25 - Phong trào phá kho thóc diễn ra mạnh mẽ ở Bắc kì, Trung kì, có nơi quần chúng tiến lên giành được chính quyền. 0,25 - Phong trào phá nhà lao vượt ngục diễn ra ở Ba Tơ - Quảng Ngãi, Buôn Mê Thuột…, lập đội vũ trang hỗ trợ nhân dân giành chính quyền, bổ sung lực lượng cán bộ chuẩn bị Tổng khởi nghĩa. 0,25 - Từ trong khởi nghĩa từng phần, công cuộc chuẩn bị lực lượng từng bước hoàn thành: Mặt trận Việt minh được mở rộng, quần chúng được rèn luyện, lực lượng vũ trang thống nhất, căn cứ địa được củng cố mở rộng… + 16/4/1945 lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam + 15/5/1945 thống nhất Cứu quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân thành Việt Nam giải phóng quân. + 04/6/1945 lập khu giải phóng Việt Bắc. 0,75 - Trải qua khởi nghĩa từng phần, điều kiện chủ quan cho khởi nghĩa đã chín muồi trong cả nước, tạo điều kiện để ta tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền. 0,25 - 15/8/1945 Nhật đầu hàng Đồng minh, điều kiện khách quan hết sức thuận lợi, thời cơ ngàn năm có một đã đến Đảng quyết định phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền. + 13/8/1945 Trung ương Đảng quyết định thành lập Uỷ ban khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1… + 14-15/8/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng… + 16-17/8/1945 Đại hội Quốc dân… 1,0 - Tổng khởi nghĩa diễn ra và giành thắng lợi ít đổ máu (yêu cầu giáo viên trình bày các sự kiện: 14/8; 16/8; 18/8; 19/8; 23/8; 25/8; 30/8 năm 1945) 0,5 - Ngày 02/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 0,25 - Cách mạng tháng Tám thắng lợi hoàn toàn vì đã phá tan hai tầng xiềng xích Pháp - Nhật, lật đổ ngai vàng phong kiến, giành độc lập cho dân tộc, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, mở ra kỉ nguyên mới… 0,5 - Sau thắng lợi Cách mạng tháng Tám nước ta có điều kiện tiến lên hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc. 0,25 Câu 3: (3,5 đ) Nêu các giai đoạn phát triển của Nhật… Từ năm 1945 đến 2000 Nhật Bản phát triển qua 4 giai đoạn… 0,5 đ Nội dung cơ bản của từng giai đoạn: I/ Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1952: 1,0 đ */ Tình hình… Là nước bại trận, gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh Trang 3 dẫn đến 3 khó khăn lớn: đói, thất nghiệp, lạm phát. */ Chính sách của Đồng minh: - Chính trị: + Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt, thủ tiêu bộ máy chiến tranh + Thảo và ban hành hiến pháp mới quy định Nhật bản là nước quân chủ lập hiến… + Cam kết từ bỏ chiến tranh… - Kinh tế: Thực hiện ba cuộc cải cách + Thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung. + Cải cách ruộng đất. + Dân chủ hoá lao động. */ Chính sách đối ngoại của Nhật: Liên minh chặt chẽ với Mĩ (Hiệp ước Xanphranxixcô, Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật) */ Nhận xét: - Chính sách của Đồng minh ở Nhật là tích cực và khoan hồng, giúp Nhật khôi phục kinh tế - Nhật lệ thuộc Mĩ II/ Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973 1,0 đ */ Kinh tế khoa học kĩ thuật: - Kinh tế: + Tăng trưởng nhanh: 1960 - 1969: 10,8% 1970 - 1973: 7,8% 1968 vượt Anh, Pháp, Đức, Italia, Canađa đứng thứ hai trong thế giới tư bản. + Từ năm 1970 trở đi là một trong 3 trung tâm kinh tế tài chính thế giới. - Khoa học kĩ thuật: + Rút ngắn thời gian phát triển bằng cách mua phát minh. + Tập trung vào lĩnh vực khoa học dân dụng, giao thông vận tải… - Nguyên nhân, hạn chế… */ Chính trị: - Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền. - Xây dựng nhà nước phúc lợi chung */ Đối ngoại: - Liên minh chặt chẽ với Mĩ. - Bình thường hoá với Liên Xô (1956) - Gia nhập Liên hợp quốc (1956) III/ Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 1991 0,5 đ */ Kinh tế: + Suy thoái ngắn (ảnh hưởng khủng hoảng dầu mỏ 1973) + Nửa sau những năm 80 trở thành siêu cường tài chính thế Trang 4 giới vì Nhật Bản điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đầu tư nghiên cứu khoa học kĩ thuật, chú trọng các ngành có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao. */ Chính trị, đối ngoại: - Đảng Dân chủ Tự do tiếp tục cầm quyền, chính trị xã hội ổn định. - Đối ngoại: + Tiếp tục liên minh với Mĩ. + Hướng về châu Á (Học thuyết Phucưđa 1977, Kaiphu 1991) IV/ Nhật Bản từ năm 1991 đến năm 2000: 0,5 đ */ Kinh tế: Suy thoái, nhưng vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính thế giới: - Tỉ trọng sản xuất chiếm 1/10 thế giới - Năm 2000 GDP đạt 4746 tỉ USD GDP bình quân đầu người đạt 37408USD */ Khoa học kĩ thuật: Phát triển trình độ cao, đặc biệt là khoa học vũ trụ… */ Chính trị, văn hoá xã hội: - Từ năm 1993 đến 2000 các đảng đối lập cầm quyền, xã hội có phần không ổn định. - Duy trì được bản sắc dân tộc. */ Đối ngoại: Liên minh với Mĩ, quan hệ với Tây Âu, mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á Câu 4: (3 đ) Tại sao phải xác định kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử… */ Tại sao phải xác định kiến thức cơ bản? - Kiến thức lịch sử dân tộc và kiến thức lịch sử loài người vô cùng phong phú, học sinh không thể và cũng không nhất thiết biết hết tất cả các kiến thức đó. 0,25 - Trong mỗi bài, mỗi chương có nhiều sự kiện lịch sử, người giáo viên phải biết chọn lọc những kiến thức cơ bản để tái hiện sự kiện lịch sử, giai đoạn lịch sử…, đồng thời khắc sâu kiến thức cho học sinh… 0,5 - Là điều kiện cần thiết để làm rõ mục tiêu bài dạy, tránh việc truyền thụ kiến thức ôm đồm, quá tải, nặng nề. 0,5 */ Muốn xác định các kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử, giáo viên cần tuân thủ một số nguyên tắc chủ yếu sau đây: 0,5 - Phải nhận thức được kiến thức cơ bản là kiến thức mà học sinh cần nắm để hiểu rõ một sự kiện lịch sử, để phân biệt sự kiện này với sự kiện khác… 0,5 - Phải căn cứ vào mục đích yêu cầu đối với học sinh từng lớp, từng cấp, từng đối tượng cụ thể. 0,5 - Phải chú ý tới ý nghĩa giáo dục của các sự kiện lịch sử. 0,25 Trang 5 Câu 5: (3 đ) Kênh hình trong sách giáo khoa… */ Vai trò vị trí của kênh hình trong SGK lịch sử: - Trong SGK mới hiện nay giành một tỷ lệ lớn cho các kênh hình. 0,25 - Kênh hình bao giờ cũng gắn liền với Nội dung bài viết, các câu hỏi và bài tập… 0,25 - Kênh hình không chỉ là tài liệu minh hoạ mà còn là nguồn tri thức thay thế một phần Nội dung đáng kể của kênh chữ 0,25 - Kênh hình không chỉ là phương tiện của việc dạy mà còn là phương tiện của việc học. 0,25 - Kênh hình là loại đồ dùng trực quan góp phần tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, phát triển tư duy, cung cấp kiến thức, bồi dưỡng tình cảm… 0,5 */ Khai thác kênh hình 21… - Các bước khai thác: + Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát kênh hình 21 + Bước 2: Giáo viên nêu các câu hỏi gợi ý cho học sinh tìm hiểu kênh hình (yêu cầu giáo viên cho một số câu hỏi cụ thể) + Bước 3: Cho học sinh trả lời. + Bước 4: Giáo viên nhận xét chốt ý. 0,75 - Yêu cầu Nội dung kiến thức: + Đây là cầu đường bộ dài 9,4 km nối hai đảo Hônsu và Sicôcư, là thành quả của cách mạng khoa học công nghệ ở Nhật. + Góp phần giải quyết những khó khăn về điều kiện tự nhiên và thúc đẩy kinh tế Nhật phát triển. → Giao thông vận tải phản ánh bộ mặt kinh tế, trình độ khoa học kỉ thuật của một quốc gia 0,75 = = = HẾT = = = Trang 6 . SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KÌ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH CẤP THPT CHU KÌ 2008 – 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: Lịch sử (Hướng dẫn chấm này gồm có 06 trang) Câu. dạy học lịch sử */ Tại sao phải xác định kiến thức cơ bản? - Kiến thức lịch sử dân tộc và kiến thức lịch sử loài người vô cùng phong phú, học sinh không thể và cũng không nhất thi t biết hết. kiện lịch sử, người giáo viên phải biết chọn lọc những kiến thức cơ bản để tái hiện sự kiện lịch sử, giai đoạn lịch sử , đồng thời khắc sâu kiến thức cho học sinh… 0,5 - Là điều kiện cần thi t để

Ngày đăng: 09/07/2014, 20:00

Mục lục

  • SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

    • KÌ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH CẤP THPT

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan