1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nhà thơ XUÂN DIỆU

86 1,4K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 756 KB

Nội dung

XUAN DIEU Tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2 tháng 2 năm 1916 tại Tuy Phước, tỉnh Bình Định cũ, nơi cha là Ngô Xuân Thọ vào dạy học và kết duyên với mẹ là Nguyễn Thị Hiệp. Xuân Diệu sau ra Hà Nội học, 1938-1940 ông và Huy Cận ở gác 40 Hàng Than. Ông tốt nghiệp kỹ sư canh nông năm 1943. Ông mất ngày 18 tháng 12 năm 1985. Xuân Diệu viết nhiều, có khoảng 450 bài thơ. Một số lớn chưa được xuất bản. Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân Diệu (1983); truyện ngắn Phấn thông vàng (1939); và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học. Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới. Ông mang ngọn gió rạo rực, thiết tha, nồng cháy, khao khát yêu thương đến cho thi ca. Thơ Xuân Diệu là "vườn mơn trớn", ca ngợi tình yêu bằng muôn sắc điệu, âm thanh và hương vị trong Thơ thơ, pha lẫn chút vị đắng cay trong Gửi hương cho gió. Nhiều câu nhiều bài chịu ảnh hưởng từ thi ca lãng mạn Pháp. Ngay từ buổi đầu bước chân vào làng thơ, Xuân Diệu dường như đã tự chọn chomình một tôn chỉ: sống để yêu và phụng sự cho Tình yêu! Phụng sự bằng trái tim yêu nồng cháy, bằng cuộc sống say mê và bằng việc hăm hở làm thơ tình! Xuân Diệu ví mình như một con chim bay hay hát: "Tôi réo rắt, chẳng qua Trời bắt vậy". Trước kia Nguyễn Công Trứ nói: Trời ban ta, đất trở ta Trời đất sinh ta, nguyên có ý. Thì quả vậy. Trời đất sinh ra thi sĩ Xuân Diệu trên xứ sở hữu tình này để ca hát về tình yêu - cái đề tài mà từ ngàn xưa người Việt Nam chúng ta đã say mê, giống như nhà sư nọ mê một cô nàng đội gạo: Sư về sư ốm tương tư Ốm lăn ốm lóc cho sư chọc đầu Vì Xuân Diệu sống hết mình cho tình yêu cộng với tài thơ thiên phú, lại gặp buổi "gió Âu mưa Mĩ", những khát vọng yêu đương của trai gái được tháo cũi sổ lồng, cho nên trong thơ tình của Xuân Diệu có tiếng máu dồn mạnh trong huyết quản, có dòng nhựa sống tràn trề mãnh liệt của cả thế hệ đang vươn dậy. Có những vần thơ được viết ra cách đây hơn nửa thế kỷ mà đến nay vẫn còn khiến chúng ta bàng hoàng vì sự mới mẻ và táo bạo của nó: Với trăm ma, tôi hẹn những mười nguyền Những Tây Thi, Lộng Ngọc, những Điêu Thuyền. Hồn đông thế, tôi sợ gì cô độc ? Ma với nhau thì ôm ấp cùng nhau Cái "nhân bản yêu đương" trong thơ tình Xuân Diệu thật là nồng cháy và bền bỉ cho đến tận lúc nhà thơ của chúng ta nhắm mắt xuôi tay! Nửa thể kỉ thơ tình Xuân Diệu là một quá trình khám phá không ngừng vào cái thế giới kì diệu của tình yêu. Phát hiện đắt nhất của Xuân Diệu chính là sự khẳng định rằng: cây tình yêu giữa cuộc đời thực, sẽ mãi mãi xanh tươi, còn những thứ "tình" được nặn ra từ lí trí khô cứng hoặc từ mộng mị sẽ tàn lụi, xám xịt! Và quả là như vậy. Xuân Diệu không còn nữa nhưng cây tình yêu trên mảnh đất này có hư hao đi chút nào màu xanh muôn thuở ? Trong khi nhà thơ, ở một cõi khác, có thể đang ôm ấp những hồn ma xinh đẹp nào đó, thì ở trên thế giới này, những chàng trai, những cô gái,những cặp tình nhân, những cặp vợ chồng vẫn đang sống,đang cảm xúc, và hưởng thụ tình yêu sống động và bất tuyệt! Tôi đã trót yêu cái hồn thơ Xuân Diệu, một hồn thơ luôn rộng mở, chẳng bao giờ để lòng mình khép kín, một hồn thơ “tha thiết, rạo rực, băn khoăn” ( Hoài Thanh – Hoài Thanh – Thi nhân Việt Nam ). Xuân Diệu tha thiết , rạo rực bởi niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống, thèm sống đến mãnh liệt và thèm yêu đến điên cuồng với niềm khát khao được giao cảm với đời. Nhà thơ băn khoăn bời cái buồn bàng bạc, bâng khuâng, miên man không dứt bởi cuộc đời chẳng đáp ứng được cách sống vội vàng của con người nhà thơ. Với ba tính từ ấy, Hoài Thanh đã xây dựng cho Xuân Diệu một bậc thang cao nhất , đưa chàng thi sĩ “say men sống” lên đứng cao hơn mọi người – “Xuân Diệu, nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới” ( Hoài Thanh). Bởi nguyên nhân Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất, là đại biểu đầy đủ nhất cho phong trào thơ mới, bởi cái cá tính rất riêng khó có thể trùng lặp với ai, một phong cách thơ rất Xuân Diệu, mới cả về nội dung và hình thức. “Với nững vần thơ ít lời mà nhiều ý, súc tích nhưng động lại bao nhiêu tinh hoa, Xuân Diệu là một tay thợ biết làm cho ta ngạc nhiên vì nghệ thuật dẻo day và cần mẫn” ( Thế Lữ ). Xuân Diệu tuy xuất hiện trên thi đàn thơ Mới muộn hơn so với Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông… nhưng thơ Xuân Diệu trong thời kì này đã tạo được một tiếng vang lớn có sức lay động với nhận thức và tình cảm của người đọc cũng như người sáng tác lúc bấy giờ… “Nhà thi sĩ ấy là một chàng trai trẻ hiền hậu và say mê, tóc như mây vướng trên đài trán thơ ngây, mắt như bao luyến mọi người và miệng cười mở rộng như một tấm lòng sẵn sàng ân ái, chàng đi trên dường thơ, hái những bông hoa gặp dưới bước chân mình, những hương sắc nẩy ra bởi ánh sáng của lòng chàng…”(Thế Lữ). Vâng! Đúng thế. Một nhà thơ nhận xét một nhà thơ, không phải chuyện “mèo khen mèo dài đuôi”, mà mèo muốn nói cái đuôi kia sẽ dài hơn kia. “Như một tấm lòng sẵn sàng ân ái”, Xuân Diệu dang tay chào đón nhựa sống rạt rào của cuộc đời. Xuân Diệu là một ngừoi của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian, ông lại không trách mà còn quyến luyến cõi đời, và lời nguyện ước của ông có bao nhiêu là sức mạnh: Ta ôm bó cánh tay ta làm rắn Làm dây quấn quýt cả mình xuân Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất. Một ước muốn quá ngông cuồng, lãng mạn và dường như không thể thực hiện được! Nhưng với ai, chứ Xuân Diệu có thể thức hiện được, bởi nhà thơ: Sống toàn tâm, toàn bích, sống toàn hồn Bằng say mê và thức nhọn giác quan. Nhà thơ dùng nhiều từ khiến lòng ta bỡ ngỡ, nhà thơ muốn ôm, cánh tay muốn làm rắn, muốn hóa thân thành “dây đa quấn quýt cả mình xuân” của cuộc sống. Dẫu biết mùa xuân là bất tận, Xuân Diệu biết quy luật của thời gian, biết rằng xuân qua đi rồi xuân sẽ trở lại, nhưng “tuổi trẻ chẳng bao giờ thắm lại” nên nhà thơ bâng khuâng tiếc cả dất trời, nhà thơ muốn ôm mãi mùa xuân, muốn cho mình trẻ mãi. Nhà thơ : Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần Chân hóa rễ để hút mùa dưới dất. Nếu Thế Lữ còn nuôi giấc mộng lên tiên thì Xuân Diệu “đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới”(Hoài Thanh). Chàng thi sĩ trẻ yêu đời nhận ra rằng, không có gì quý hơn cuộc sống thực tại này, còn gì bằng ở chốn dương trần, vườn trần xinh tươi, đất nở muôn ngàn hoa tươi thắm, thì tìm làm chi ở tận chốn cung tiên, mơ mộng “muốn làm thằng cuội”(Tản Đà) làm chi mà thủ thỉ bên chị Hằng để trốn tránh chốn trần thế?. Nơi mặt đất này, màu nắng hương say đều làm cho người ta ngây ngất, và Xuân Diệu đã: …muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất …muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. thì cũng là một ý muốn ngông cuồng, lãng mạn… Và ở đây, cái đẹp của vườn trần mà chỉ một mình Xuân Diệu mới phát hiện ra được: Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất Cùa yến anh này đây khúc tình si Và này đây ánh sáng chớp hàng mi… “Này đây”, sự lặp đi lặp lại một đại từ phím chỉ, để liệt kê, Xuân Diệu đã đưa ra cho người ta thấy, với một tâm hồn say sưa yêu sống như thế không thể hững hờ với thiên nhiên tươi đẹp, thì cớ gì mà con nguyoi72 còn đi tìm ở tận phương nào … Cuộc sống đẹp và huyền dịu như thế nên nhà thơ không những đón nhận nó mà còn muốn hòa tan nó theo hơi thở của mình: Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm của tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước và cây và cỏ rạng Cho chếch choáng mùi thơm cho đã đấy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi! Xuân Diệu thật thiết tha với cuộc sống. Tuổi xuân chàng thi sĩ chỉ biết làm sao cho thỏa dạ yêu đời. Cuộc sống vẫn còn đó chứ đâu? Tại sao nhà thơ lại cứ mãi suy nghĩ viễn vong rồi lại hành động ngây ngô. Không! Nhà thơ của chúng ta không ngây ngô, nhà thơ chỉ thôi thúc mọi người hãy sống sao cho xứng đáng với tuổi trẻ. Vì thế, nhà thơ “muốn ôm”, “ôm sự sống mới bắt đầu mơn mởn”, nhà thơ “muốn riết mây đưa và gió lượn”, “muốn say cánh bướm của tình yêu”, “muốn thâu trong một cái hôn nhiều”…một loạt động từ “muốn” như khẳng định hành động, làm cho chếch choáng, cho đã đầy, cho no nê thanh sắc thời tươi và cuối cùng là không thể dồn nén cảm xúc: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Nhà thơ muốn cắn, muốn bấu vào da thịt của mình xuân, để có thể tận hưởng tất cả dư vị ngọt ngào của cuộc sống xuân tươi đang mơn mởn… Lòng yêu cuộc sống thiết tha ấy, đặc biệt là khát vọng sống có ích cho đời. Có thể nói đó là một trong những yếu tố tạo nên sức sống, sức hấp dẫn mạnh mẽ của thơ Xuân Diệu, góp phần tạo nên cho nhà thơ có một chỗ đứng xứng đáng trên thi đàn thơ M Rột lúc nào đó, tâm hồn thiết tha yêu sống ấy lại rạo rực một tình yêu chân thành. Một buổi chiều thơ ấy, dưới cặp mắt choáng hơi men sống, cảnh vật cũng trở nên kì diệu: Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn Lần đầu rung động nỗi thương yêu. Đó là tình yêu của buổi đầu e ấp, thật trong sáng và đáng yêu là sao! Rồi tình yêu say đắm, nhà thơ muốn tận hưởng tình yêu sôi nổi, đam mê cuồng nhiệt như muốn trở thành điên dại: Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ Phải nói yêu trăm bận mấy nghìn lần Phải mặn nồng cho mãi mãi đêm xuân Đem ong bướm thả trong vườn tình ái Em phải nói phải nói và phải nói Bằng lòi riêng nơi cuối mắt đầu mài Bằng nét vui, bằng vẻ thẹn, chiều say Bằng đầu ngã, bằng miệng cười, tay riết Bằng im lặng, bằng chỉ anh mới biết! Không phải là chuyện có yêu hay không! Cái mà Xuân Diệu muốn nói là yêu như thế nào? Nhà thơ đòi hỏi một tin hỏi một tình yêu mảnh liệt, say đắm, một tình yêu có nồng độ cao – một tình yêu mặn nồng, vô biên và tuyệt bích. Và một khi tình yêu dang dở, chỉ có Xuân Diệu nhận rõ và tuyệt vọng hơn ai: Yêu là chết trong lòng một ít Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu … Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt Những người si theo dõi dấu chân yêu Và cảnh đời là sa mạc cô liêu Và ái tình là sợi dây quấn quýt Yêu là chết trong lòng một ít. Chỉ có những người si mới theo dõi dấu chân yêu, khi tuyệt vọng rồi mới rõ ràng thấy mình đã chết… Nhưng Xuân Diệu chẳng bao giờ chán nản, “khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết … không cần phải như là con hổ ngự trị trên rừng xanh, không cần phài là con chim đại bàng bay một lần chín vạn dặm mới là sống, sự bồng bột của Xuân Diệu có lẽ đã phát biểu ra một cách đầy đủ hơn cả trong những rung động tinh vi, sau khi đọc lại nhà thơ có tâm hồn phúc tạp này, sau khi đã tìm hiểu Xuân Diệu hoài, tôi thấy đây mới chính thật là Xuân Diệu”(Hoài Thanh). Một nhà thơ có tâm hồn tha thiết với cuộc sống như thế, một khi cũng cô đơn trong cuộc sống đời thường. và cứ mỗi độ thu về, tâm hồn nhà thơ lại thêm một nỗi cô đơn, đấy là nỗi “băn khoăn” của thi sĩ. Và cái băn khoăn ấy là biểu hiện rõ nét và chân thành nhất của lòng yêu đời rạo rực. Đó là hai mặt của một hồn thơ Xuân Diệu, và Xuân Diệu chẳng phải đã bộc lộ tâm sự của mình trong “thơ duyên” đó sao? Mây biếc về đâu bay gấp gấp Con cò trên ruộng cánh phân vân. Đứng giữa cuộc đời đang đổi thay bởi cái cảnh nước mất nhà tan, là sao tâm hồn ấy có thể tha thiết rạo rực mãi? Và tâm trạng của Xuân Diệu cũng có khác gì tâm trạng của những nhà thơ bấy giờ hay nói đúng hơn dó là tâm trạng của một lớp thanh niên trí thức buổi giao thời mới cũ đổi thay! Họ chỉ biết gửi tâm sự thầm kín của mình vào thiên nhiên, dất trời, vũ trụ bao la. Chẳng thế mà Hoài Thanh trong “thi nhân Việt Nam đã nhận xét: “ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên; ta dắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say dắm vẫn bơ vơ”. Vì thế nhà thơ Xuân Diệu vẫn còn “bơ vơ”, lắng nghe bước đi của thời giantừ hạ sang thu, lòng nhà thơ dâng lên một nỗi buồn trê tái khó tả - nỗi buồn vỡ tung ra thành tiếng khóc và đọng lại thành hàng ngàn giọt lệ: Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng có lẽ không phài là rặng liễu của thiên nhiên buồn mà dường như đó là “rặng liễu tâm hồn” của tác giả. Bởi tác giả cũng có nỗi niềm “buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn”. Xuân Diệu đã dẫn ta vào thế giới của buồn chán, cô đơn và tuyệt vọng: Tôi là con nai giữa chiều giăng lưới Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối. Nhà thơ đã thực sự cô đơn, bơ vơ như con nai bị “chiều giăng lưới”, biết đi đâu về đâu? Đứng sầu tư cho đến khi bóng tối chìm nghập cả không gian. Khi thời gian trôi qua, Xuân Diệu mói ngỡ ngàn , ngơ ngẩn nhìn hạ chuyển mùa sang đông mà lòng nghe tê tái: Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh Nhũng luồng run rẩy rung rinh lá Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh. Có ai quan sát được như nhà thơ? Chỉ có tâm hồn rạt rào yêu sống, quan tâm đến sự sống mới có thể vượt lên được hoàn cảnhthê lương để tâm hồn luôn sống đẹp mà mới viết lên được những cậu thơ đầy hình ảnh như thế, và mới có cách nói rất mới ấy: “hơn một” – cách dùng từ rất Tây, rất mới, không chỉ một loài jao, mà khi thu đến rồi đi, nhiều loài hoa đã rời cành. Sự quan sát càng tinh tế hơn ở câu sau : “Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh”, màu đỏ đã lấn át dần màu xanh, đấy là giai đoạn cuối thu, nên mới có hơi lạnh tràn về: Những luồng run rẩy rung rinh lá Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh. Chỉ những từ láy âm, nhà thơ đã gợi trong ta cái dáng yếu ớt, chao đảo, cái rùng mình thắm lạnh và cả nỗi sợ hải của những chiếc lá sắp phải lìa cành trước những cơn gió cuối thu. “Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”, bằng hình ảnh so sánh, nhân hóa đã goiợ lên cái dáng lẻ loi, cô đơn giữa đất trời, từng nhánh khô gầy khẳng khiu như chạm khắc lên bầu trời buồn cô đơn dưới con mắt buồn của thi nhân. Và nhà thơ: Đã nghe rét mướt luồng trong gió Đã vắng người sang những chuyến đò… Cảnh thu đã tàn rồi, mùa thu đã dần nhường bước9 cho tiết trời mùa đông len qua, càng buồn càng cô đơn hơn nữa! Mùa đông đã đến trong từng ngọn gió rét mướt làm tê lạnh lòng người! Xuân diễu say đắm đấy, thiết tha yêu sống đấy nhưng lại rất băn khoăn. Nhà thơ đã náo nức đón chào mùa thu: “Đây mùa thu tới – mùa thu tới”. Nhưng rồi cảm giác vui mừng ấy cũng tan biến đi, khi thời gian làm bằng bước đếm vội vàng làm lòng người tê tái khi còn lại đây chỉ là mùa đông băng giá thê lương, với những cuộc chia li, với con người như biến nói trước cảnh vật: Mây vẩn từng không chim bay đi Khí trời u uất hận chia li Ít nhiều thiếu nữ buốn không nói Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì. Cả một không gian bao la giờ này đã thấm nỗi buồn của lòng người và hiện lên trên gương mặt của những cô thiếu nữ. Đó là tâm trạng của những lớp người chưa xác định được hướng đi và cũng không giải thích nổi. Nó chỉ phảng phất nỗi lòng trên cảnh vật , hiện hình lên gương mặt những cô thiếu nữ và đọng lại trên sắc thu tê tái, thấm sâu nỗi niểm băn khoăn của Xuân Diệu. và trong nỗi niềm băn khoăn đó, nhà thơ đã sử dụng được tài tình sự lựa chọn từ ngữ rất tinh vi đã bộc lộ được nỗi đau buồn của tâm trạng đang bơ vơ giữa cuộc đời. Và trong niềm băn khoăn ấy, loiừ thơ ấy vẫn sống mãi, vẫn thiết tha và rạo rực, có buồn chăng cũng chỉ vì nhà thơ của chúng ta mang tâm trạng cô đơn và bất lực trứoc cuộc đời. Xuân diệu là thế, lời thơ có những lúc rất Tây, nhưng vẫn mang được cái cốt cách rất đáng trân trọng, “cái dáng yêu kiều, cái cốt cách phong nhã của điệu thơ, một cái gì rất Việt Nam, đã quyến rũ lòng ta” (Hoài Thanh). Ta đến với Xuân Diệu, ngoài những vần thơ làm người ta rung động còn có cái gì đó ở Xuân Diệu mà ta rất đổi nâng niu. Đó là tâm hồn thơ kết tinh của hai nền văn học Đông và Tây đã đưa Xuân Diệu bước lên đỉnh cao nhất – “nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới” (Hoài Thanh), bởi Xuân Diệu vẫn còn giữ mình với phong cách của thơ ca dân tộc, đã làm lòng người Việt Nam yêu mến. Đến với thơ Xuân Diệu ta mới cảm nhận được hết tâm hồn của cháng thi sĩ sday men đời cuồng nhiệt này, giúp ta hiểu thêm về cuộc đời này với muôn vẻ đẹp thiên nhiên mà hâừ như ta không để ý tới. Với một chiếc lá rơi, một luồng gió lạnh, một chút nắng vàng trải rộng, một cử chỉ bâng khuâng của con người,… chỉ có Xuân Diệu mới để lòng quan tâm. Đó là phong cách của nhà thơ, nhà thơ đã từng sống, sống hết mình cho cuộc đời và cho thơ văn của mình: Là thi sĩ nghĩa là ru với gió Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây Để cho lòng ràng buộc với muôn dây Và san sẻ bởi trăm tình yêu mến. Bởi thế nên hồn thơ ấy còn rộng mở mãi mặc dầu trong lòng cũng còn mang nặng bao nỗi ưu tư. Trong niềm ưu tư đó, nhà thơ vẫn sống thiết tha với đời bằng tất cả tâm hồn của mình: Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm. Vang! Đúng thế. “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rạt rào chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuốn quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình, khi vui cũng như khi buồn, người đều nòng nàn tha thiết” (Hoài Thanh). Hơn nữa, Xuân Diệu “là một tay thợ biết làm cho ta ngạc nhiên vì nghệ thuật dẻo dai và cần mẫn…” (Thế Lữ). Đời thường - đời thơ Xuân Diệu Xem danh sách bài viết (325 bài) Tác giả: Hoàng Cát Các bài viết khác của Hoàng Cát: Không có! Từ khoá: Xuân Diệu Các bài viết khác có từ khoá "Xuân Diệu": 1.Đọc thơ Xuân Diệu (hoalucbinh) 2 . Ba đỉnh cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, Kỳ 1: Xuân Diệu tù nhân của chữ Tình (Chu Văn Sơn) 3.Ba đỉnh cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, Kỳ 2: Xuân Diệu tù nhân của chữ Tình (tiếp) (Chu Văn Sơn) 4.Ba đỉnh cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, Kỳ 3: Thẩm bình tác phẩm của Xuân Diệu (Chu Văn Sơn) 5 . Ba đỉnh cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, Kỳ 4: Thẩm bình tác phẩm của Xuân Diệu (tiếp) (Chu Văn Sơn) 6.Có một Xuân Diệu nhà báo (Cù Huy Hà Vũ) 7.Chân dung và đối thoại - Bài 02: Xuân Diệu (Trần Đăng Khoa) 8 . Xuân Diệu và Huy Cận: hai nhà thơ đồng tính luyến ái ? (Minh Nguyệt) Đã được xem 1457 lần Đăng bởi Điệp luyến hoa vào 11/02/2006 13:09 Tôi được may mắn là người em kết nghĩa, là học trò nhỏ về vǎn học của nhà thơ Xuân Diệu từ nǎm 1960. Những nǎm sống gần ông, tôi đã được ông giảng giải, đã được cùng ông đàm đạo nhiều về vǎn học, về cuộc đời. Ông đã để lại trong tôi một tấm gương thật quý báu, cả về đời thường và đời vǎn. Tuy là một người sống độc thân, không ai "quản lý", đốc thúc, nhưng do lòng ham say làm việc trên bàn viết, nên Xuân Diệu thường xuyên có một lối sống rất ngǎn nắp, gọn gàng và vô cùng tiết kiệm thì giờ. Ông có một chiếc đồng hồ báo thức nhỏ, hằng đêm khuya, trước khi đi ngủ, bao giờ ông cũng lên dây chuông. Thường thường, về mùa hè thì nǎm giờ, mùa đông thì nǎm rưỡi, đợt nào rét đậm thì sáu giờ kém mười lǎm là chuông đồng hồ reo. Ông đặt đồng hồ sát ngay đầu giường ngủ. Hễ có chuông reo là ông vùng dậy ngay, không chần chừ. Ông thường bảo: "Hễ mình chần chừ một chút là cái ngại, cái lười nó đè mình liền". Việc đầu tiên của Xuân Diệu sau khi ngủ dậy là tập thể dục. Tôi chưa thấy một người nào giàu nghị lực, bền bỉ và liên tục tập thể dục buổi sáng thường xuyên như ông. Ông tập tạ tay, tập Cốc Đại Phong, tập chạy chân đất suốt dọc đường Cột Cờ, lên bể bơi Ba Đình tắm và tập bơi. Xuân Diệu kiên trì như thế hàng chục nǎm ròng, từ khi còn tráng kiện cho đến tuổi bảy mươi. Các buổi tối khuya, sau khi rời bàn viết và trước khi đi ngủ, ông thường tập thở, làm vài động tác thể dục nhẹ nhàng ở ngay trong phòng làm việc. Bữa ǎn điểm tâm buổi sáng của Xuân Diệu thường là một bát cơm rang, do u Khang người u già giúp việc, làm cho ông. Chỗ cơm ấy là cơm nguội thừa ra của bữa tối hôm trước. Suốt bao nhiêu nǎm sống với ông, tôi chưa thấy ông đi ǎn phở hoặc bất cứ một thứ quà sáng nào. Xuân Diệu rất thích xuống bếp để "đi thực tế"'. Xuân Diệu không chỉ là thi sĩ, là nhà vǎn hóa lớn, ông còn là nhà "đạo diễn" những món ǎn rất bình dân, nhưng tuyệt ngon. Thường ngày, sau bữa điểm tâm buổi sáng, cứ tám giờ là Xuân Diệu ngồi vào bàn viết. Ông làm việc một mạch cho đến mười một giờ mới nghỉ giải lao, xuống bếp xem u già thổi cơm. Ông giúp u già bóc củ tỏi, tước hành, nếm thìa canh, và trò chuyện an ủi u già Khang. U già Khang là một bà cụ cô đơn, nhưng phúc hậu tuyệt trần, và là một "chuyên gia" nội trợ. Xuân Diệu kính trọng và yêu quý u già Khang như người má ruột rà của mình. Những lần đi công tác ở nước ngoài, dù thời gian bao lâu, ông cũng đều giao tất cả chìa khóa nhà cửa, tủ giả cho u già. Lần nào đi về, ông cũng có quà trao tay trước tiên cho u già. Chỉ là chiếc khǎn vuông trùm đầu, đôi bít-tất, hộp thuốc bổ Nhưng là tất cả sự kính trọng, lòng biết ơn của ông đối với người giúp việc nội trợ tận tâm, tận ý cho mình. Tuy nhiên, cũng như đối với tất cả những người đã trở thành thân tín với ông nhiều lúc ông cũng rầy la u già om sòm, khi gặp phải điều gì đó làm ông nổi nóng. Nhưng cái quý vô song ở nhà thơ, nhà vǎn hóa Xuân Diệu là ngay lập tức sau đó khi cơn nóng dịu xuống, ông liền ân hận đến xót xa, chủ động xin lỗi u già tức khắc. Sự nổi nóng la lối người thân (kể cả đối với nhiều nhà thơ trẻ đến nhờ ông đọc bản thảo), rồi lại thấy sự nóng tính của mình nhiều khi hơi quá, tự xin lỗi, dàn hòa là cách ứng xử của Xuân Diệu với tất cả mọi người có quan hệ với ông. Đó là nét cá tính đặc biệt của Xuân Diệu. Không phải ông xin lỗi xã giao, mà ông đau khổ thực sự, ông xin lỗi thành thật. Đức tính thật thà, bản tính thành thật là một bản lĩnh lớn và vô cùng quý báu trong con người nhà thơ Xuân Diệu. Xuân Diệu là một con người, một thi sĩ không biết "thủ đoạn" với ai bao giờ ngoài một trái tim thành thật yêu thương con người hết sức đằm thắm. Ông thành thật với cả những nhược điểm của chính mình. Ai đã sống gần và hiểu Xuân Diệu, chắc chắn đều có cảm nhận này về ông. Một đức tính nữa, tôi cho là rất quý hiếm, và rất khó thực hiện trong suốt cả cuộc đời, nhất lại là đối với một thi nhân tài hoa và tài nǎng lớn như Xuân Diệu, là đức tính tiết kiệm. Xuân Diệu là một người suốt đời tiết kiệm. Tiết kiệm tới mức tối đa. Bất cứ cái gì là của cải do con người làm ra, Xuân Diệu cũng luôn luôn là người trân trọng và tiết kiệm cho tới khi không thể tiết kiệm hơn được nữa. Một đoạn dây buộc, một tờ giấy báo cũ ông cũng cất vào nơi cẩn thận. Thành ngữ ông thường nhắc mọi người nhớ là: "Lâm sự có khi dùng". Rất nhiều bản thảo vǎn xuôi của ông được viết trên những mặt giấy trắng phía sau các bản tin tham khảo, hoặc các tờ giấy vẽ của thằng cháu Hà Vũ đã bỏ đi. Xuân Diệu mặc quần đùi vá, áo may ô cũ chắp sửa lại, đi dép nhựa vá là chuyện bình thường. Có lần mua tǎm tre về, thấy những cái tǎm quá to, ông còn nhờ u già chẻ đôi những chiếc có thể chẻ, cắt ngắn làm hai, vót nhọn một đầu rồi mới dùng. Đương nhiên đó là việc tiết kiệm thái quá, tự ông làm khổ ông. Nhưng qua một chi tiết này, để tôi muốn nói rằng, Xuân Diệu tuy là một người tiết kiệm cực đoan như thế, song cũng chính ông 1ại là người hay giúp đỡ, cưu mang người khác hơn ai hết. Trong làng vǎn cũng đã có người được ông trợ giúp tiền mua xe đạp, có người còn được ông biếu một chỉ vàng lúc gặp khó khǎn. Ngoài đời, không ít người được ông cho không cả một chiếc xe đạp ngoại, hoặc cho tiền làm nhà. Bản thân tôi, khi tôi còn trong mặt trận miền Nam, mẹ tôi bị bom mất ở quê Nghệ An nǎm 1968, ông đã gửi qua đường bưu điện về trợ giúp thầy tôi hai trǎrn đồng. Hai trǎm đồng bấy giờ là một khoản tiền khá lớn. Nhà thơ Xuân Diệu là một người kỳ lạ như thế. Khi chi tiêu cho mình thì ông tính toán chi li từng đồng, nhưng khi cần giúp người khác thì tiền nghìn, ông cũng sẵn lòng. Trong ngǎn kéo bàn làm việc của ông thường để sẵn những đồng xu tiền lẻ để hàng ngày thanh toán tiền chợ hết sức sòng phẳng với u già giúp việc. Nhưng cũng chính ông đã bỏ cả tiền nghìn để lo hậu sự, mồ yên mả đẹp cho u già mãi tận quê Nam Định. Cả cuộc đời Xuân Diệu không nghiện bất cứ một thứ gì, từ rượu đến cà-phê, nước chè, thuốc lá, bia ông luôn luôn, ngày cũng như đêm, sáng cũng như chiều, ngày thường cũng như lễ Tết, là một người vội vã, cập rập chạy đua với từng giọt thời gian để làm việc. Thường thường, sau bữa cơm trưa, Xuân Diệu nằm nghỉ nửa tiếng, đến một giờ. Mùa hè thì ông đặt quạt xa giường, để khỏi mát quá, gây ngủ sâu, khó dậy. Mùa đông, ông không đắp chǎn, để khỏi ấm sinh ham ngủ. Ông ngủ vùi chập chờn như thế đến một giờ, hoặc một rưỡi chiều, chuông đồng hồ reo là dậy được ngay rửa mặt hoặc tắm qua loa, rồi ngồi vào bàn làm việc. Ông ngồi một mạch cho tới khi u già thổi cơm chiều mới nghỉ giải lao; xuống bếp xem u già làm cơm ít phút. Sau đó, ông lại lên phòng, bật đèn bàn, ngồi viết tiếp cho đến tận bữa ǎn tối. Ǎn xong, nghỉ ngơi chừng một tiếng, bằng cách mang cái giường bạt hoặc cái ghế phô tơi ra nằm lặng lẽ một mình dưới gốc cây hoàng lan đại thụ phía trước cổng. Sau đó, ông lại ngồi vào bàn, làm việc mải mê đến mười giờ rưỡi, hoặc mười một giờ đêm. Đó là lịch trình làm việc theo thông lệ. Còn những lúc gặp bài vở các báo hoặc nhà xuất bản đặt gấp thì ông thường thức đến một hai giờ sáng, để đọc, tra cứu, viết. Tuy vậy, sáng hôm sau ông vẫn dậy sớm, không, ngủ "rốn" để bù chỗ thiếu ngủ tối hôm trước. Do làm việc ở một cường độ luôn luôn cǎng và cao như thế, nên Xuân Diệu thường bị đau đầu, đau thần kinh. Rất nhiều khi đang viết, ông phải rời bàn ít phút, ra nhúng đầu vào nước lã, hoặc dùng tạ tay đập đập vào sau đầu, vào hai bên vai, vào gáy khá mạnh. Những lúc như vậy ông thường một mình lầu bầu, thở dài: "ấy chà chà! ấy chà chà! ". Bao nhiêu thời gian mà cuộc đời cho Xuân Diệu, ông dồn cả vào vǎn nghiệp. Ông thường tâm sự:"Thời giờ cũng ví như một súc vải. Mỗi người phải biết tính toán để cắt may được những bộ quần áo, đừng xé vụn ra, cuối cùng thì chỉ được một cái mùi-xoa hạng bét!". Suốt đời cầm bút, Xuân Diệu đã làm việc với nỗi niềm thúc hối ấy trong sâu thẳm tiềm thức của mình, không kể ngày đêm, không biết lễ Tết. Ngay như Tết Nguyên đán hằng nǎm cũng vậy, ông làm việc, viết lách suốt cả đêm ba mươi, một mình đặng lẽ đón giao thừa bằng một chén rượu mạnh ngay bên cái tủ ly bằng gỗ tạp - thường là rượu vốt-ca của Nga. Bởi thế sinh thời ông thường tự càu nhàu với chính mình và với những người thân gần gũi ông:"Tôi phải tự làm "con trâu" kéo cày khổ sai, phải tự "xích" chân mình vào chân bàn phải "nạo" óc ra mới có vǎn, mới có tác phẩm!". Xuân Diệu đã tự nói về mình không sai sự thật một chút nào. Ba đỉnh cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, Kỳ 1: Xuân Diệu tù nhân của chữ Tình Xem danh sách bài viết (325 bài) 1. Phiếm đàm về cái tên Xuân Diệu Nhiều khi tôi cứ nghĩ lẩn thẩn: Xuân Diệu chỉ có thể là Xuân Diệu. Cái tên của một con người căn bản là võ đoán. Cha mẹ đặt cho thì cứ đặt vậy chứ nó có chế định gì đến tính cách hay số phận của người ấy đâu. ấy thế rồi dần dần nó thành cái mũ đội lên một đời người, đúng như cách hình dung của Gamzatôp. Người biết sống phải làm vinh danh cho cái tên của mình. Sống sao cho xứng danh. Cứ thế, ngày lại ngày, cái tên lại có một sức chi phối vô hình nào đó với đời sống của người mang tên ấy. Cũng na ná như thế (na ná thôi!) là bút danh của nhà văn. Nó là yếu tố hoàn toàn nằm ngoài thế giới nghệ thuật của anh ta. Nhưng rồi cùng với thời gian hay cùng với một nguyên nhân quỉ quái nào đó, nó lại trở thành một phần hợp nên cái chỉnh thể nghệ thuật ấy. Không phải chỉ như một cái tem, cái nhãn, cái biển dán lên một kiện hàng, một căn nhà, một khu vườn người ta có thể bóc đi hay thay thế tuỳ thích. Trái lại, nó thực sự thành một cái gì như là máu thịt, như là hồn vía của một cõi tinh thần mà người ấy để lại. Nó gắn bó đến nỗi: nếu chỉ cần thay đổi cái tên kia đi, thì chúng ta thấy mất mát nhiều lắm, nếu không nói là cái thế giới nghệ thuật kia cơ chừng biến dạng. Thử hình dung tác giả của những bài thơ Mời trầu, Bánh trôi nước, Chơi đu, Khóc ông Phủ Vĩnh Tường, Thiếu nữ ngủ ngày lại không có cái tên là Hồ Xuân Hương thì sẽ ra sao nhỉ? Rồi tác giả của cái chùm Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm lại không có tên là Nguyễn Khuyến, tác giả của những Chí Phèo, Sống mòn, Lão Hạc lại không có tên là Nam Cao, tác giả của Gió lạnh đầu mùa, Dưới bóng hoàng lan, Hai đứa trẻ, Cô hàng xén, Đêm ba mươi, Nắng trong vườn lại không có tên là Thạch Lam v.v thì như là không thể hình dung nổi. Nó phải thế, không thể khác thế. Có qui luật nào đây? Ban đầu cái tên tác giả chỉ như một danh xưng để tránh lẫn lộn. Để xác định chủ quyền của kẻ sáng tạo. Thế rồi nó thành một sinh thể nghệ thuật. Cái tên hùn sức sống vào thế giới nghệ thuật ấy. Đến một ngày kia thì chính thế giới nghệ thuật đó lại đem sức sống cho cái tên. Nói đúng hơn, chúng truyền sức sống cho nhau. Bạn sẽ bảo: do kí ức của người đọc cả thôi. Đúng thế, chính là bởi kí ức vốn ưa những "nhập nhằng" của người đọc mà hình thành một qui luật tiếp nhận oái oăm thế. Qui luật gì vậy? Còn có thể là gì ngoài sự chuyển hoá và đồng hóa giữa Tên và Người, giữa Văn và Người. Nó là dấu hiệu ấu trĩ của trình độ đọc văn chăng? Không. Đó là mối liên hệ tương sinh đẹp đẽ thuộc về cơ chế đồng sáng tạo của người tiếp nhận. Và câu hỏi của chúng ta: nếu tác giả của những Thơ Thơ và Gửi hương cho gió, Phấn thông vàng, Trường Ca lại không phải mang cái tên Xuân Diệu thì sẽ ra sao? Chắc sẽ khó mà hình dung được. Nó sẽ là một sự trái khoáy, thậm chí quái gở vậy. Tôi cho rằng riêng trường hợp Xuân Diệu, thi sĩ của Tình yêu, thì xem ra cái tên còn như là tiền định nữa. Biết đâu đấy? Khác với tên người vốn do cha mẹ đặt cho, bút danh nghệ sĩ thường là tự đặt. Dấn thân vào nghiệp bút nghiên, nhiều người vẫn loay hoay tìm cho mình những bút danh ưa thích để gửi gắm những ẩn ý, có lúc như một kí thác thiêng liêng, một tín niệm bí hiểm, có khi lại chỉ là một trò tinh nghịch ngộ nghĩnh. Xuân Diệu không thế. Bút danh Xuân Diệu vốn là tên cúng cơm (đầy đủ là Ngô Xuân Diệu). Đặt cho con trai mình cái tên khai sinh ấy, người cha vốn là ông đồ Nghệ đâu có định tiên liệu xa xôi gì về tương lai của nó. Cho nên, xem chừng cái tên Xuân Diệu thuộc về sự lựa chọn của một duyên nghiệp hơn là của một người cha. Trong đó như chứa sẵn cả cái bản mệnh, cái căn số của một kẻ rồi đây sẽ thành thi sĩ ái tình rồi vậy. Thì cái lõi của Xuân là Tình. Mùa xuân đối với vạn vật chẳng phải là mùa tình sao? Mà không chỉ là sự qui nạp giản đơn giữa ngôn từ và thực tại như thế không thôi. Chữ xuân vẫn được dùng với rất nhiều nghĩa, mà chẳng biết thật chính xác nghĩa nào có trước nghĩa nào có sau. Ngoài những nghĩa thông dụng chỉ thời gian của trời đất (mùa xuân), thời gian của tuổi người (tuổi xuân), còn nhiều nghĩa liên quan đến "tình sự" của con người. Có khi là chỉ việc ân ái (chúng em việc xuân chưa trải, nhụy thắm còn phong - Truyền kì mạn lục), chỉ cái nõn nường của con người (Chơi xuân có biết xuân chăng tá / Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không - Đu, Mười hai bà mụ ghét chi nhau / Đem cái xuân tình vứt bỏ đâu - Quan thị), có khi lại chỉ lạc thú tình ái (Mặc người mây Sở mưa Tần / Những mình nào biết có xuân là gì - Kiều; Đá kia còn biết xuân già giặn / Chả trách người ta lúc trẻ trung - Vịnh ông Chồng bà chồng). Trong Hán ngữ đại từ điển, thì nghĩa thứ sáu của chữ Xuân là chỉ tình dục nam nữ [2] . Chả biết, ngẫu nhiên được suy thành tiền định hay tiền định thường mang bộ mặt ngẫu nhiên, mà Xuân lại chính là Tình như thế? Ai dám chắc rằng chỉ hoàn toàn là ngẫu nhiên? Phải chăng thần tình ái đã nhập vào chữ Xuân trong cái tên cha sinh mẹ đẻ của thi sĩ để làm một cuộc đày ải vừa huyền nhiệm vừa bí hiểm đối với hồn thơ này? Phải chăng chữ Xuân kia là một thứ bùa phép vô hình? * Nếu chỉ dừng ở đó không thôi, e rằng chỉ thuần là chuyện phiếm. Cái tên ấy, oái oăm thay, lại cặp với một khía cạnh sâu xa kín khuất khác: con người tự nhiên của Xuân Diệu. Lí giải một nghệ sĩ, chúng ta thường chỉ chú trọng đến con người xã hội mà ít lưu tâm đến con người tự nhiên. Đành rằng xã hội là bình diện quan trọng. Nhưng con người tự nhiên không phải là không can thiệp rất sâu vào sáng tác của một nghệ sĩ. Mà lắm khi, chính con người tự nhiên bẩm sinh kia mới là nền tảng gốc rễ. Người ta đã nói rất nhiều đến bệnh đồng tính của những nghệ sĩ nổi tiếng. Và thấy ra "căn bệnh" đã chi phối một cách ngấm ngầm cảm xúc và cảm hứng sáng tạo của họ. Những người gần Xuân Diệu cũng đã nói nhiều về cái "Tình Trai" [3] của ông. Nghĩa là do một cơ cấu tâm thể bẩm sinh thế nào đó mà ở Xuân Diệu không chỉ có khao khát ái tình đối với người khác giới, mà còn có cả khát khao với người cùng giới. Ngoài "tình gái", còn có cả "tình trai". Cả hai đều mãnh liệt. Càng về sau, "tình trai" có phần mạnh hơn. Mà trong thực tế, cả hai niềm khát khao này chả mấy khi được đáp ứng. Càng mãnh liệt lại càng vô vọng, càng vô vọng lại càng mãnh liệt. Nên nó thực sự là một bi kịch trong lòng Xuân Diệu. Nghĩa là nó luôn tồn tại trong ông như một cơn khát dai dẳng không chịu lìa bỏ, không chịu buông tha. Lúc nào cũng chì chiết bức xúc. Lúc nào cũng dày vò hành hạ. Về con người đời thường, đó là một thiệt thòi, một đau khổ [4] . Nhưng về con người nghệ sĩ, thật oái oăm, nó lại có vai trò của một tố chất bẩm sinh. Thậm chí, nó là một phương diện - phương diện ngang trái - làm nên tài năng khác thường của Xuân Diệu. Cái nhìn phân tâm học của Phreud cũng đã giúp con người soi sáng hiện tượng này. Những nhu cầu, đòi hỏi mãnh liệt bị dồn nén thành những bức xúc, những ẩn ức bao giờ cũng tìm cách giải toả ở một lĩnh vực nào đó một cách vô thức. Trường hợp một nghệ sĩ, thì nó giải toả trong thế giới huyễn tưởng của cõi sáng tạo. Cách giải toả là thăng hoa trong hưng phấn nghệ thuật. Do nhu cầu giải toả là một cơn khát không bao giờ nguôi ngoai, nên, đương nhiên, nó thành một nguồn trữ lượng không bao giờ vơi cạn dành cho nghệ sĩ. Chính cơn khát ấy đã xui khiến Xuân Diệu của chúng ta tìm đến thơ tình như một giải toả, một thăng hoa vô bờ bến. [...]... đời thơ Xuân Diệu (Hoàng Cát) 3.Ba đỉnh cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, Kỳ 1: Xuân Diệu tù nhân của chữ Tình (Chu Văn Sơn) 4.Ba đỉnh cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, Kỳ 3: Thẩm bình tác phẩm của Xuân Diệu (Chu Văn Sơn) 5Ba đỉnh cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, Kỳ 4: Thẩm bình tác phẩm của Xuân Diệu (tiếp) (Chu Văn Sơn) 6.Có một Xuân Diệu nhà báo... 7.Ba đỉnh cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, Kỳ 7: Thẩm bình thơ Nguyễn Bính 8Ba đỉnh cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, Kỳ 8: Hàn Mặc Tử - chàng thi sĩ khao khát cái Tột cùng 9.Ba đỉnh cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, Kỳ 9: Thẩm bình thơ Hàn Mặc Tử Từ khoá: Xuân Diệu Từ khoá: Xuân Diệu Các bài viết khác có từ khoá "Xuân Diệu" : 1.Đọc thơ Xuân Diệu (hoalucbinh)... những thể văn thơ cũ, làm sao Xuân Diệu có thể trở thành nhà thơ "mới nhất trong các nhà Thơ Mới"? * Song le, Xuân Diệu chỉ thực sự trở thành Xuân Diệu sau khi tiếp xúc với thơ Pháp, nhất là sau khi gặp Baudelaire Thơ Pháp nói chung mang đến cho Xuân Diệu chất Lãng mạn hiện đại Tác giả Hoa ác (Les fleus du mal) đem đến cho Xuân Diệu chất Tượng trưng Ngay điểm này đã thấy bản lĩnh của Xuân Diệu Say mê... nhân của chữ Tình 3.Ba đỉnh cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, Kỳ 3: Thẩm bình tác phẩm của Xuân Diệu 4.Ba đỉnh cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, Kỳ 4: Thẩm bình tác phẩm của Xuân Diệu (tiếp) 5Ba đỉnh cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, Kỳ 5: Nguyễn Bính và "kiếp con chim lìa đàn" 6.Ba đỉnh cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, Kỳ 6: Nguyễn... đáo của thơ Xuân Diệu Nhà văn Tô Hoài đã có nhận xét rất tri âm về bạn mình: "Xuân Diệu có một tình yêu riêng không bao giờ biết tuổi, từ xa xưa đến giờ vẫn tơ vương, vẫn thanh xuân, vẫn thiết tha." Và đã có những lời khuyến cáo thật đáng ghi nhớ đối với người đọc: "Ai yêu thơ Xuân Diệu, hiểu được thơ tình não nùng của Xuân Diệu, không phân biệt trai gái, phải thấu nỗi niềm và duyên nợ của nhà thơ, suốt... vào thơ Xuân Diệu những nét huy hoàng nguy nga và huyền diệu của nó Những ấn tượng đó đã hoà huyết với nhau tạo nên cái mẫu gốc là "vườn tình" trong thơ Xuân Diệu Đồng thời những ấn tượng về miền quê hiu quạnh và bãi tha ma Gò Bồi mà những năm tuổi thơ, cậu bé Xuân Diệu đã từng đưa tang chú Cự sẽ đem vào hồn thơ Xuân Diệu cảm nhận về một diện mạo khác của cuộc đời, tương phản với vườn tình: "Cách nhà. .. cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, Kỳ 2: Xuân Diệu tù nhân của chữ Tình (tiếp) Xem danh sách bài viết (325 bài) Tác giả: Chu Văn Sơn Tác giả: Chu Văn Sơn Các bài viết khác của Chu Văn Sơn: 1.Ba đỉnh cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, Kỳ 1: Lời đầu sách 2Ba đỉnh cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, Kỳ 1: Xuân Diệu tù nhân của chữ Tình 3.Ba đỉnh cao Thơ. .. dòng Pháp này, Xuân Diệu giành được ngôi vị vẻ vang nhất Xuân Diệu đã tiếp thu được những tinh hoa của thơ Pháp, nhất là tinh thần Lãng mạn và Tượng trưng, kết hợp với những tinh hoa của thơ truyền thống để cách tân thơ mình Trong cuộc hôn phối Đông - Tây này, Xuân Diệu là trường hợp nhuần nhuyễn vào bậc nhất * Người ta đã từng lấy làm lạ rằng trước khi trở thành nhà Thơ Mới, thì Xuân Diệu đã đi khắp... nhạc thơm, những khúc nhạc hường, vườn tình cứ mở rộng mãi vào thế giới của du dương, thế giới huyền diệu, của mộng và thơ Vì thế mà, có lúc, Xuân Diệu đã coi đó là cuộc hoà thơ kì diệu của sự sống, coi cả thế giới là một bài thơ dịu, một bài thơ tình mênh mông:"Chúng tôi ngồi giữa một bài thơ / Một bài thơ mênh mông như vũ trụ / Đầy khói hương xưa, tràn ân ái cũ", "Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ. .. bằng tơ, / khí trời quanh tôi làm bằng thơ" Ngay hồi Thơ thơ sắp ra, Thế Lữ đã cảm nhận thấy cái diện mạo này của thế giới thơ Xuân Diệu, khi cho rằng ở đó tràn ngập Xuân và Tình Quả đúng là như vậy Nhưng, như ở trên kia đã nói, lõi của Xuân chính là Tình Nguồn sống bên trong là tình, biểu hiện ra ngoài là vẻ xuân Cho nên, tổng hợp hơn, phải nói rằng thế giới Xuân Diệu là thế giới của chữ Tình Tất thảy . cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, Kỳ 9: Thẩm bình thơ Hàn Mặc Tử Từ khoá: Xuân Diệu Từ khoá: Xuân Diệu Các bài viết khác có từ khoá " ;Xuân Diệu& quot;: 1.Đọc thơ Xuân Diệu. có! Từ khoá: Xuân Diệu Các bài viết khác có từ khoá " ;Xuân Diệu& quot;: 1.Đọc thơ Xuân Diệu (hoalucbinh) 2 . Ba đỉnh cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, Kỳ 1: Xuân Diệu tù nhân. thường - đời thơ Xuân Diệu (Hoàng Cát) 3.Ba đỉnh cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, Kỳ 1: Xuân Diệu tù nhân của chữ Tình (Chu Văn Sơn) 4.Ba đỉnh cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn

Ngày đăng: 09/07/2014, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w