1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nêu những nét chính trong sự nghiệp văn học của nhà thơ Xuân Diệu.

1 511 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 6,1 KB

Nội dung

Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Xuân Diệu là cuộc đời và sự nghiệp của một tâm hồn khao khát sống, khao khát giao cảm với con người và cuộc đời. Xuân Diệu sinh vào mùa xuân năm Bính Thìn (2.2.1916) tại Vạn Gò Bồi, làng Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Ông là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới với một tài năng đa dạng và độc đáo. Trước Cách mạng tháng Tám, ông là nhà thơ được xem là “mới nhất trong các nhà Thơ mới” (Hoài Thanh), là “người, mang đến cho Thơ mới nhiều cái mới nhất" (Vũ Ngọc Phan). Ở thời kì này ông viết cà thơ lẫn văn xuôi. Trong đó đáng chú ý là: Thơ Thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945). Thơ ông giai đoạn này mang đến một cách nhìn mới, một bút pháp mới, một cảm xúc mới và bao trùm là một thứ thơ mới thực sự mới. Những cách tân của Xuân Diệu và phong trào Thơ mới đã góp phần đổi mới thơ ca Việt Nam, thực sự đưa thơ ca Việt Nam chuyển sang phạm trù hiện đại. Xuân Diệu cũng là nhà thơ tình yêu vội những cung bậc nồng nàn và tha thiết. Sau Cách mạng tháng Tám, năng lực sáng tạo của Xuân Diệu không phỉ thể hiện ở thơ ca mà còn được bộc lộ ở nhiều thế loại văn học khác nhơ bút kí, tiểu luận phê bình... Ở thời kì này ông có nhiều tập thơ tiêu biểu như Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962), Một khối hồng (1964 . Tôi giàu đôi mắt (1970), Thanh ca (1982)... Cũng như thơ ca ta trong giai đoạn này, thơ Xuân Diệu ca ngợi nhân dân đất nước, ca ngợi Đảng, Hác Hồ. Ông viết nhiều về xây dựng chủ nghĩa xã hội, về đấu tranh thống nhất nước nhà v.v... Nếu ngày xưa thơ ông bộc lộ lòng ham sống một cách thiết tha, một tình yêu rạo rực, thì ở giai đoạn này thơ ông vẫn là “sự sống chẳng bao giờ chán nản” của một hồn thơ gắn bó với nhân dân, đất nước. Xuân Diệu cũng là người để lại nhiều công trình nghiên cứu và phê bình văn học có giá trị. Ông viết về hầu hết các nhà thơ cổ điển Việt Nam với những tiểu luận văn học đặc sắc. Ông viết về Nguyễn Trãi. Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Tú Xương, Tản Đà, Trần Tuấn Khải... Viết về ai ông cũng có cái nhìn mới, khám phá ra nhiều cái hay mà người trước chưa đề cập đến. Ông cũng viết nhiều về công việc làm thơ, về thơ của các nhà thơ trẻ, về cả những hiểu biết của ông về ca dao, dân ca. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Xuân Diệu là cuộc đời và sự nghiệp của một tâm hồn khao khát sống, khao khát giao cảm với con người và cuộc đời. Hay như chính ông viết: “Thơ tôi đó, gió lùa đem tỏa khắp - Và lòng tôi mời mọc chia nhau”. Khát khao sống, khát khao giao cảm, thơ văn ông trở thành “sự sống chẳng bao giờ chán nản”. Ông mất rồi mà “đời” văn ông vẫn sống, vẫn dài thêm năm tháng. Những gì ông viết, những gì ông để lại vẫn tiếp tục “chuyền lửa” giữa cuộc đời. Trích: loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học

Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Xuân Diệu là cuộc đời và sự nghiệp của một tâm hồn khao khát sống, khao khát giao cảm với con người và cuộc đời. Xuân Diệu sinh vào mùa xuân năm Bính Thìn (2.2.1916) tại Vạn Gò Bồi, làng Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Ông là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới với một tài năng đa dạng và độc đáo. Trước Cách mạng tháng Tám, ông là nhà thơ được xem là “mới nhất trong các nhà Thơ mới” (Hoài Thanh), là “người, mang đến cho Thơ mới nhiều cái mới nhất" (Vũ Ngọc Phan). Ở thời kì này ông viết cà thơ lẫn văn xuôi. Trong đó đáng chú ý là: Thơ Thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945). Thơ ông giai đoạn này mang đến một cách nhìn mới, một bút pháp mới, một cảm xúc mới và bao trùm là một thứ thơ mới thực sự mới. Những cách tân của Xuân Diệu và phong trào Thơ mới đã góp phần đổi mới thơ ca Việt Nam, thực sự đưa thơ ca Việt Nam chuyển sang phạm trù hiện đại. Xuân Diệu cũng là nhà thơ tình yêu vội những cung bậc nồng nàn và tha thiết. Sau Cách mạng tháng Tám, năng lực sáng tạo của Xuân Diệu không phỉ thể hiện ở thơ ca mà còn được bộc lộ ở nhiều thế loại văn học khác nhơ bút kí, tiểu luận phê bình... Ở thời kì này ông có nhiều tập thơ tiêu biểu như Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962), Một khối hồng (1964 . Tôi giàu đôi mắt (1970), Thanh ca (1982)... Cũng như thơ ca ta trong giai đoạn này, thơ Xuân Diệu ca ngợi nhân dân đất nước, ca ngợi Đảng, Hác Hồ. Ông viết nhiều về xây dựng chủ nghĩa xã hội, về đấu tranh thống nhất nước nhà v.v... Nếu ngày xưa thơ ông bộc lộ lòng ham sống một cách thiết tha, một tình yêu rạo rực, thì ở giai đoạn này thơ ông vẫn là “sự sống chẳng bao giờ chán nản” của một hồn thơ gắn bó với nhân dân, đất nước. Xuân Diệu cũng là người để lại nhiều công trình nghiên cứu và phê bình văn học có giá trị. Ông viết về hầu hết các nhà thơ cổ điển Việt Nam với những tiểu luận văn học đặc sắc. Ông viết về Nguyễn Trãi. Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Tú Xương, Tản Đà, Trần Tuấn Khải... Viết về ai ông cũng có cái nhìn mới, khám phá ra nhiều cái hay mà người trước chưa đề cập đến. Ông cũng viết nhiều về công việc làm thơ, về thơ của các nhà thơ trẻ, về cả những hiểu biết của ông về ca dao, dân ca. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Xuân Diệu là cuộc đời và sự nghiệp của một tâm hồn khao khát sống, khao khát giao cảm với con người và cuộc đời. Hay như chính ông viết: “Thơ tôi đó, gió lùa đem tỏa khắp - Và lòng tôi mời mọc chia nhau”. Khát khao sống, khát khao giao cảm, thơ văn ông trở thành “sự sống chẳng bao giờ chán nản”. Ông mất rồi mà “đời” văn ông vẫn sống, vẫn dài thêm năm tháng. Những gì ông viết, những gì ông để lại vẫn tiếp tục “chuyền lửa” giữa cuộc đời. Trích: loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học

Ngày đăng: 05/10/2015, 09:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w